16 bài tập làm văn tham khảo lớp 7

Đất nước ta rừng vàng, biển bạc với thảm thực vật phong phú và đa dạng có khắp ba miền. Mỗi loài cây có hình dáng và những giá trị kinh tế lợi ích khác nhau như cây dừa, cây cà phê, cây cao su, cây bông vải nhưng có một loài cây mà em yêu thích nhất đó là cây lúa vì cây lúa là loài cây gắn bó lâu đời với người nông dân Việt Nam và cũng là loài cây có gía trị quan trọng đem lại nhiều lợi nhuận cho nền nông nghiệp nước ta.

 Thật vậy, cây lúa là một trong năm loại lương thực chính trên thế giới, nằm trong nhóm ngũ cốc. Nó là loài cây thuộc lớp một lá mầm, rễ chùm, dễ trồng ở vùng đất đồng bằng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta và khu vực Đông Nam á. Sau khi gieo xạ, ba tháng sau là có thể thu hoạch được. Cây lúa có nhiều loại như lúa Nàng Hương, lúa Nàng Thơm, lúa Thần Nông, lúa mùa, lúa Sóc

 

doc32 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 16 bài tập làm văn tham khảo lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ KIỂU BÀI BIỂU CẢM ( HKI ) Đề 1 : Loài cây em yêu. Dàn bài Viết bài Mở bài Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích và lí do vì sao em thích loài cây đó. ( Chọn cây lúa ) Thân bài - Nêu những đặc điểm của cây lúa. - Nêu những lợi ích của cây lúa cho con người, cho xã hội và đất nước. - Nêu những lợi ích của cây lúa đem lại cho gia đình em. Kết bài Tình cảm của em đối với cây lúa. Đất nước ta rừng vàng, biển bạc với thảm thực vật phong phú và đa dạng có khắp ba miền. Mỗi loài cây có hình dáng và những giá trị kinh tế lợi ích khác nhau như cây dừa, cây cà phê, cây cao su, cây bông vải … nhưng có một loài cây mà em yêu thích nhất đó là cây lúa vì cây lúa là loài cây gắn bó lâu đời với người nông dân Việt Nam và cũng là loài cây có gía trị quan trọng đem lại nhiều lợi nhuận cho nền nông nghiệp nước ta. Thật vậy, cây lúa là một trong năm loại lương thực chính trên thế giới, nằm trong nhóm ngũ cốc. Nó là loài cây thuộc lớp một lá mầm, rễ chùm, dễ trồng ở vùng đất đồng bằng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta và khu vực Đông Nam á. Sau khi gieo xạ, ba tháng sau là có thể thu hoạch được. Cây lúa có nhiều loại như lúa Nàng Hương, lúa Nàng Thơm, lúa Thần Nông, lúa mùa, lúa Sóc … Hơn nữa, cây lúa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và xã hội. Lúa sau khi thu hoạch về xay ra thành gạo để nấu cơm hoặc cháo để ăn, hạt gạo khi xay bị nát thì gọi là tấm nấu cơm tấm ăn rất ngon. Gạo còn có thể xay thành bột gạo chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bún, phở, hủ tíu, bánh canh, bánh tằm, bánh hỏi, bánh bò, bánh bèo, bánh lọt … Ngoài hạt lúa ra, các bộ phận khác của cây lúa đều có công dụng như trấu dùng để chụm lửa, cám giành để nuôi heo, rơm rạ dùng để ủ làm nấm rơm ... Đúng như nhà thơ Phan Văn Trị đã từng ca ngợi về những lợi ích của cây lúa : “Giã từ đồng nội dạo xa chơi Lớn nhỏ ai mà chẳng mượn hơi Cởi giáp vàng kia phơi chốn chốn Bày da ngọc nọ rạng nơi nơi …” ( Hạt lúa ) Nhiều hộ nông dân làm giàu đi lên từ cây lúa, nhờ sản xuất trúng mùa, thu hoạch bội thu mà cuộc sống khá giả hơn. Ngày xưa, người nông dân sản xuất lúa chỉ có hai vụ Đông xuân và Hè thu nhưng sau này, nhà nước đã đắp đê bao ngăn lũ nên đã làm thêm vụ ba. Nhà nào nhà nấy đều trồng lúa trúng mùa, nhất là vụ chính Đông xuân nên giá lúa cũng cao, thêm vào đó, giá đất ruộng cũng tăng lên. Nước ta có hai khu vực trồng lúa nổi tiếng là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Bắc Bộ nhưng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa nhiều hơn nên được xem như là vựa lúa lớn của cả nước. Trong đó, tỉnh An Giang là là nơi sản xuất lúa nhiều nhất nước. Do đó, nước ta lúa gạo sản xuất chẳng những đủ ăn mà còn dư thừa nên xuất khẩu sang các nước khác với qui mô lớn và rất tự hào, nước ta xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Riêng đối với gia đình em thì cây lúa mang lại nhiều ích lợi. Nhờ một năm làm ba vụ trúng mùa mà nhà em sắm sửa đầy đủ các vật dụng tiện nghi cho gia đình như ti vi màn hình lớn, máy giặt, máy lạnh, máy tính, máy in … Rồi sửa chữa lại nhà cửa, mua thêm đất để sản xuất … Nói chung, nhờ cây lúa mà gia đình em hiện tại sống rất thoải mái, đời sống ngày càng khấm khá, sung túc hơn. Ôi ! Em yêu sao cây lúa quê hương. Cây lúa đã bao đời nay góp phần đem lại nhiều lợi ích cho gia đình em và toàn xã hội. Vì thế, nhà thơ Lê Anh Xuân đã có lần ca ngợi về cây lúa : “ Việt Nam Tổ quốc ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. ( Bài thơ Hắc Hải ) Đề 2 : Cảm nghĩ về cây phượng. Dàn bài Viết bài Mở bài Giới thiệu về cây phượng và nêu lí do vì sao em thích cây này. Thân bài - Nêu những đặc điểm của cây phượng. - Cây phượng đối với đời sống con người. - Cây phượng đối với đời sống học sinh Kết bài Tình cảm của em đối với cây phượng. Mở đầu bài hát Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?” Nhắc đến hoa phượng là chúng ta nghĩ ngay đến mùa hè, đến sự chia tay của tuổi học trò với những kỉ niệm đáng yêu trong những tháng ngày đi học. Với em, kỉ niệm của những ngày tháng hồn nhiên đó gắn liền với cây phượng dưới sân trường vì có lẽ hình ảnh cây phượng đã quá gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em. Phượng là loài cây to, cùng họ với cây vang, lá kép, lông chim. Cây phượng cao khoảng 10 đến 12 mét, trồng vài năm mới ra hoa. Gốc phượng xù xì, thân cây màu nâu sẫm, hoa mọc từng chùm đỏ rực, hoa càng đỏ thì lá càng xanh nở rộ vào đầu mùa hè. Phượng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, dễ trồng, không kén đất, chịu được khô hạn, có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm. Phượng có xuất xứ từ Madagascar. Phượng có hai loại : phượng hồng và phượng tím nhưng người ta trồng nhiều là loại phượng hồng. Hoa phượng không thơm, có bốn cánh xòe ra dài 8 cm màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ năm mọc thẳng có đốm trắng. Hoa phượng nở không phải một cành mà là nhiều cành, nhiều chùm, nở một loạt, một vùng phủ một góc trời đỏ rực. Người ta trồng phượng để lấy bóng mát, thường là nơi sân trường, công viên, vỉa hè. Đi trên những con đường trồng nhiều cây phượng vào nùa hè, chúng ta cảm thấy vui mắt khi nhìn những cành phượng đỏ rực cả một góc đường. Hải Phòng là thành phố trồng rất nhiều hoa phượng nên có biệt danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”. Trong âm nhạc, có nhiều nhạc sĩ sáng tác bài hát nói về hoa phượng như Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh của nhạc sĩ Thanh Sơn, Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng … nhưng có lẽ nhiều người thuộc nhất là bài Nỗi buồn hoa phượng với những ca từ ngọt ngào, đi sâu vào lòng người, nhất là lứa tuổi học sinh còn cắp sách đến trường, mỗi khi hè về lòng bỗng thấy buồn xao xuyến : “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương …. Màu hoa phượng thắm như máu con tim Mỗi lần hè sang kỉ niệm Người xưa biết đâu mà tìm” Có thể nói cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò. Vào giờ ra chơi, nam nữ học sinh thường ra vui chơi dưới gốc phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu, bắn bi, các bạn nữ thì chơi nhảy dây hoặc ngồi dưới những băng ghế đá nói chuyện vui vẻ. Hoa phượng nở và cùng với tiếng ve kêu là báo hiệu mùa hè đã đến, học sinh chuẩn bị viết lưu bút nhằm lưu giữ lại những kỉ niệm thân thương của những ngày tháng học trò vì sẽ chuẩn bị ôn tập và thi học kì hai rồi nghỉ hè, phải xa trường, xa lớp, chia tay thầy cô và bè bạn. Vì thế có câu thơ viết rằng : “Hoa phượng nở là mùa thi cử Chúc bạn hiền hai chữ thành công”. Những cô cậu học trò thường có thói quen là hái hoa phượng rồi ép vào vở. Mỗi khi giở ra thấy những cánh phượng bị ép thành hình con bướm trông rất đẹp và rất dễ thương. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi hoa phượng là hoa học trò vì trong sân trường có trồng nhiều cây phượng. Đến đầu tháng năm, mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường gợi trong lòng học sinh những ngày tháng hồn nhiên của một thời áo trắng. Em rất yêu quí cây phượng vì nó như một người bạn thân thiết với em. Hè đến, hoa phượng nở rợp đỏ cả sân trường. Chưa bao giờ hoa phượng lại đẹp như lúc này. Dù sau này có đi đâu, về đâu, em vẫn nhớ mãi kỉ niệm những tháng năm còn đi học với những tháng ngày vui đùa bên gốc phượng, bên mái trường dấu yêu chất chứa những tình cảm hồn nhiên của tuổi học trò. Đề 3 : Cảm xúc về vườn nhà. Dàn bài Viết bài Mở bài Giới thiệu về khu vườn và nêu lí do vì sao em thích khu vườn. Thân bài - Nêu đặc điểm của khu vườn. - Nêu những lợi ích của khu vườn. - Nêu tình huống hiện tại, dự đoán tương lai. Kết bài Tình cảm của em đối với khu vườn. Nhà em có một khu vườn trồng cây ăn trái ở phía sau nhà. Khu vườn bốn mùa xanh tươi hoa trái và trĩu quả. Em rất yêu thích khu vườn vì nó có nhiều kỉ niệm đã gắn bó với em từ thuở ấu thơ cho đến bây giờ. Khu vườn này rộng khoảng hai hecta do ông nội em để lại cho ba em vì ba em là con trai út, được hưởng phủ thờ và tài sản đất đai. Ba em trồng đủ các loại cây ăn trái như xoài, mít, đu đủ, vú sữa, chuối, dừa, khế, mận, ổi … Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời từ từ ló dạng ở đằng đông, những chú chim chìa vôi hót líu lo chào mừng một ngày mới bắt đầu thì em cùng ba ra vườn tập thể dục hít thở không khí trong lành. Ôi thật là sảng khoái ! Em thường hay ra vườn giăng võng ngủ trưa. Khi thức dậy thì hái trái cây trong vườn ăn rồi chặt dừa lấy nước uống thật là thỏa thích. Em còn rủ các bạn trong lớp đến nhà em chơi rồi ra vườn đùa giỡn chơi cút bắt, hái trái cây ăn thật là vui. Đến mùa trái cây chín rộ, mẹ em ra hái vào nhà ăn và vì quá nhiều ăn không hết nên đem ra chợ bán để tăng thêm nguồn thu nhập. Cho nên nhà em trái cây lúc nào cũng có. Lúc thì chuối, lúc thì xoài, mít, ổi … Em nhớ có một câu thơ tả về khu vườn như sau : “Nhà em cây quí đủ loài Có cam, có bười, có xoài, có na” Câu thơ này tả thật đúng với khu vườn nhà em. Nhìn chung, khu vườn nhà em có rất nhiều lợi ích như góp phần làm môi trường không khí trong lành, cho bóng mát, cung cấp thức ăn cho gia đình em, tăng thêm nguồn thu nhập. Gia đình em luôn có nguồn thức ăn trái cây dồi dào không bao giờ cạn, cung cấp nhiều vitamin bổ dưỡng như vitamin A, B, C, D … Hiện tại, buổi sáng em đi học. Trưa về ăn cơm xong em thường ra vườn mắc võng ngủ. Được ngủ trưa giữa một rừng cây thật là thích : gió thổi hiu hiu, cây cối xao động nhẹ nhàng theo làn gió thoảng, chim hót líu lo trên những cành cây. Khoảng ba giờ em thức dậy học bài rồi ăn trái cây, uống nước dừa. Đến khoảng gần năm giờ, em phụ mẹ tưới cây. Cuộc sống thanh bình, êm ả thật thú vị biết bao. Nếu lỡ mai này có phải bán vườn thì chắc em buồn lắm vì không còn được ra vườn hóng mát, hái trái cây ăn, không còn được ngủ trưa giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ nữa rồi. Em ước mơ chuyện ấy đừng xảy ra để em được mãi mãi tận hưởng hạnh phúc đời thường mà khu vườn mang lại. Em rất yêu quí khu vườn nhà em. Dù mai này có đi đâu, về đâu thì em vẫn nhớ mãi khu vườn bởi vì nó có nhiều kỉ niệm gắn bó với cuộc đời em. Nó đã trở thành một dấu ấn khắc ghi trong tâm trí em không thể nào phai từ nay và mãi mãi về sau. Đề 4 : Cảm nghĩ về một con vật nuôi. Dàn bài Viết bài Mở bài Giới thiệu về con vật nuôi và nêu lí do vì sao em thích con vật này. Thân bài - Nêu các đặc điểm của con vật nuôi. - Nêu các lợi ích của con vật đó trong cuộc sống của mọi người. - Nêu các lợi ích của con vật đó trong cuộc sống của gia đình em. Kết bài Tình cảm của em đối với con vật nuôi. Trong số các con vật nuôi trong gia đình thì chó là loài vật được nhiều người nuôi nhất. Nhà em cũng có nuôi một chú chó và em rất thích nó vì nó rất tinh khôn, trung thành với chủ và mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em. Chú chó nhà em từ lúc nuôi đến nay đã được ba năm. Nó là của một người bạn với ba em ở Long Xuyên cho từ lúc nó còn rất nhỏ. Ba em đặt tên cho nó là Quýt. Chú chó này thuộc loại chó lai Bec rê nên rất to lớn. Lông nó đen huyền, có vài đốm trăng trắng. Đầu nó bự, mắt nó to. Cái miệng dài và rộng với hàm răng bén nhọn. Nó hay lè lưỡi ra. Nó chạy rất nhanh và rất lanh lợi. Nó ăn rất khỏe và chỉ thích ăn hột vịt lộn, xúc xích, lạp xưởng, thịt với xương heo và cả đồ lòng như gan, tim, phèo, phổi … Nó không thích ăn cá. Nếu trộn cơm với cá thì nó hưởi hưởi rồi bỏ đi chứ không chịu ăn. Nó rất khôn ngoan nên cả nhà ai cũng thích nó. Chó là loài vật nuôi để giữ nhà nên nhà nào có nuôi chó là khỏi phải sợ mất trộm. Ban đêm, khi mọi người đã ngủ say thì chúng lại thức. Hễ có tiếng động lạ hay có bóng người đi ngang là chúng sủa lên báo động inh ỏi. Vì thế khu phố em rất yên bình, không có nạn cắp vặt xảy ra. Chó còn được ngành công an huấn luyện trong phá án tìm ra chất ma túy hay truy tìm ra tung tích tội phạm đang lẫn trốn vì nó có tài đánh hơi rất giỏi. Riêng con chó Quýt nhà em rất có nhiều lợi ích. Trước hết, nó giữ nhà rất tài tình. Lổ mũi nó rất thính, chỉ cần có bóng người thoáng qua hay một tiếng động nhỏ là mắt nó láo liên, hai tai vảnh lên nghe ngóng, mũi hỉnh lên để đánh hơi và quan sát. Nếu là người quen thì thôi, chứ gặp người lạ vào nhà thì nó gầm gừ sủa lên inh ỏi, ai nhìn thấy nó cũng phải sợ vì nó quá to con và hung dữ. Nhờ vậy mà nhà em không sợ mất trộm vì đã có nó giữ nhà. Ngoài ra, nó còn biết bắt chuột mặc dù không bắt giỏi như con mèo nhưng nếu gặp con chuột thì nó cũng gầm gừ rượt đuổi theo cho đến khi nào bắt không được mới thôi. Vì vậy, nhà em tuy không nuôi mèo nhưng cũng không có con chuột nào dám đến quậy phá. Hơn nữa, nó rất khôn lanh và trung thành với chủ. Mỗi khi có ai trong nhà đi đâu về là nó chạy ra lăng xăng, vẫy đuôi phe phẩy mừng rỡ rối rít. Mỗi khi em đi đâu là nó cứ chạy theo mãi làm em phải đuổi nhiều lần nó mới chịu chạy về nhà. Ban đêm, mỗi khi em học bài thì nó nằm phủ phục dưới chân, chốc chốc lại đưa mũi lên cạ cạ vào chân em như tỏ ra thương mến chủ để cho em phải vuốt đầu, nựng yêu nó, nó mới chịu yên. Em nhớ hồi tuần trước, em đi mua đồ cho mẹ phải băng qua đường. Nó chạy theo sau em và bị xe Honda đụng phải nằm im thin thít. Em tưởng nó chết rồi nên đau xót khóc to lên rồi chạy đến bên xác nó xem sao nhưng bỗng nhiên nó vùng dậy sủa lên ăng ẳng, phóng chạy như bay về nhà làm em giật mình và mừng rỡ khi thấy nó không chết. Em xem nó như là một thành viên trong gia đình em. Nếu mai này nó bị kẻ gian bắt mất hoặc già rồi chết đi thì em sẽ rất buồn vì bao năm qua, nó sống chung với gia đình em gắn bó nhiều kỉ niệm. Tuy nó là thú vật không biết nói nhưng cũng có linh tính, có cảm xúc như người. Em rất yêu quí con chó nhà em. Nó đã giúp nhà em nhiều việc nhưng việc chủ yếu là giữ nhà, đề phòng kẻ trộm. Dù sau này nhà em có nuôi con chó khác nhưng em vẫn nhớ mãi về nó : Một chú chó dễ thương, mến chủ đã gắn bó với gia đình em trong những năm tháng vừa qua. Đề 5 : Cảm nghĩ về mái trường. Dàn bài Viết bài Mở bài Cảm nghĩ chung về những kỉ niệm dưới mái trường. Thân bài - Cảm nghĩ về ngôi trường mầm non. - Cảm nghĩ về ngôi trường tiểu học. - Cảm nghĩ về ngôi trường trung học. Kết bài Tình cảm của em đối với ngôi trường. Từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành, chắc hẳn trong mỗi con người chúng ta ai cũng đều có ít nhiều những kỉ niệm về một thời áo trắng, về những năm tháng hồn nhiên tung tăng cắp sách đến trường. Em cũng vậy, từ nhỏ đến lớn em đã bước qua ba ngưỡng cửa học đường : ngôi trường mẫu giáo, tiểu học và trung học. Tất cả đều để lại trong em những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò. Nhớ lúc còn học mẫu giáo, ngôi trường mầm non mà em học rất là vui. Hàng ngày, em được mẹ đưa đến trường đi học, đùa giỡn, ca hát, vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa. Nhưng rồi cái thời lứa tuổi mẫu giáo cũng qua đi, em bước lên ngưỡng cửa tiểu học trường A Bình Mỹ. Năm năm gắn bó với mái trường này là biết bao kỉ niệm. Năm năm với năm cô thầy khác nhau. Mỗi năm là một kỉ niệm đáng yêu, biết bao bạn bè, thầy cô ... Tất cả như sống lại trong em những năm ngây thơ, hồn nhiên bên mái trường làng. Hiện tại, em đang học lớp bảy, đã gần hai năm gắn bó với mái trường THCS Bình Mỹ. Ngôi trường to lớn hơn và em được học nhiều thầy cô hơn ở lúc còn tiểu học. Mỗi thầy cô dạy một môn như cô Nhi dạy Anh văn, Thầy Hồng dạy Toán, thầy Tổng dạy Sử … Tất cả đều nhiệt tình truyền thụ những kiến thức quí báu cho thế hệ trẻ như chúng em. Ngoài việc học, em còn được tham gia nhiều phong trào thi đua, vui chơi sôi nổi khác như Hội khỏe Phù Đổng, Hội thi ca múa nhạc, làm báo tường, báo ảnh, thi vẽ tranh, thi Văn hay chữ tốt, viết thư UPU, thi học sinh giỏi vòng trường, vòng toàn năng, Cắm trại hoặc tham quan di tích đồi Tức Dụp … Trong tương lai, trường em xây dựng thêm mười tám phòng học và một số phòng bộ môn, dự tính kinh phí khoảng 22 tỉ đồng và sẽ hoàn thành vào năm 2015. Nếu công trình hoàn thành xong, trường em sẽ là trường có qui mô lớn nhất huyện Châu Phú với 34 lớp sẽ cùng học một lượt vào buổi sang, còn buổi chiều để dành học bù, học thêm, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi … Nghĩ đến đó, lòng em vui sướng biết bao vì trong thời gian không xa em sẽ được học dưới mái trường to lớn, khang trang sẵn sàng phục vụ tốt cho công việc dạy và học của thầy và trò trường THCS Bình Mỹ. Ôi mái trường mến yêu ! mái trường đã cùng em gắn bó bao năm với biết bao kỉ niệm buồn vui của lứa tuổi học trò. Em xem mái trường này như là ngôi nhà thứ hai của em vì ngày nào em cũng đến trường trừ ngày chủ nhật. Dù mai này lớn lên không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường dấu yêu, về thầy cô mến thương, về bè bạn thân quen đã cùng em chung bước trên con đường học vấn như một bài thơ đã viết về mái trường : “ Trường em mái ngói đỏ hồng Mọc lên tươi tốt giữa đồng lúa xanh Gió về đồng lúa reo quanh Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường” Đề 6 : Cảm nghĩ về một bài thơ mà em yêu thích. Dàn bài Viết bài Mở bài : Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Bánh trôi nước. Thân bài : - Cảm nghĩ chung về bài thơ ( mượn hình ảnh sự vật để nói chuyện con người ) - Cảm nghĩ về nội dung (nghĩa đen và nghĩa bóng ) - Cảm nghĩ về nghệ thuật ( cách nói tự nhiên, dùng thành ngữ, phép ẩn dụ, mô típ ca dao ) Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm.( Đây là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của bà. ) Cùng với Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của dòng văn học trung đại Việt Nam. Với những bài thơ đa nghĩa độc đáo mà tài tình, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi tiếng của bà mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp bảy : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Trước hết, ta thấy bài thơ sử dụng bút pháp quen thuộc thường thấy trong thơ của bà là mượn hình ảnh sự vật hay con vật để nói chuyện con người – và con người ở đây là người phụ nữ có hình thức xinh đẹp nhưng lại có cuộc sống bấp bênh, “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” trong xã hội phong kiến. Cái xã hội vì tư tưởng trọng nam khinh nữ mà người phụ nữ không được coi trọng, luôn luôn chịu nhiều thiệt thòi. Ví dụ như các bài Ốc nhồi, Con cua, Quả mít, Vịnh cái quạt, ... Có thể thấy, bài thơ mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để nói về vẻ đẹp, thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đọc bài thơ, ta thấy có hai lớp nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen miêu tả cái bánh trôi nước màu trắng, viên tròn, nhân bằng đường phèn, khi luộc trong nước sôi chín thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non” Nghĩa bóng thì bài thơ mượn hình ảnh cái bánh trôi nước để miêu tả hình thức xinh đẹp của người phụ nữ ( trắng, tròn ) và qua đó muốn ca ngợi và thông cảm cho số phận long đong, chìm nổi của họ ( bảy nổi ba chìm ). Mặc dù không làm chủ được số phận của mình, phải lệ thuộc vào người khác, trong nhờ đục chịu : “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Nhưng toát lên đó là tấm lòng thủy chung son sắt đáng quí : “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Về nghệ thuật, bài thơ viết bằng chữ Nôm có cách nói tự nhiên, gần gũi với lời nói thông thường nhưng vẫn đảm bảo những qui tắc chặt chẽ của thơ Đường luật như niêm, vần, nhịp, bố cục, luật bằng trắc… Bài thơ sử dụng thành ngữ quen thuộc (Bảy nổi ba chìm ) dùng cách nói ẩn dụ gợi sự liên tưởng độc đáo. Câu thơ đầu tiên nhà thơ làm giống như mô típ của một số bài ca dao bắt đầu bằng từ Thân em như : “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Hay : “Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” Tóm lại, bài thơ tuy ngắn gọn nhưng có sức gợi tả cao về thân phận long đong, vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đây là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của bà, một tư tưởng tiến bộ đã phác họa thành công chân dung về người phụ nữ có vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn mặc dù phải sống trong chế độ phong kiến đầy rẫy những áp bức, bất công nhưng họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt đáng quí. Chính vì thế, đã bao năm trôi qua nhưng bài thơ vẫn còn giữ nguyên giá trị và sống mãi trong lòng người đọc. Hồ Xuân Hương mãi mãi xứng đáng là Bà chúa thơ Nôm, một nhà thơ nữ tài tình của dòng văn học trung đại Việt Nam. Đề 7 : Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến tương lai”. Dàn bài Viết bài Mở bài : Giới thiệu chung về công ơn thầy cô. Thân bài : - Công ơn dạy chữ. - Công ơn giáo dục đạo đức. - Liên hệ thực tại, hứa hẹn tương lai. Kết bài : Tình cảm của em đối với thầy cô. Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em. Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô : “Kính thầy mới được làm thầy” Hay : “Muốn sang phải bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh đò cặp bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn. Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh : ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô … Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau. Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng … nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng. Thầy cô : ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô : những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua : “Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”. Đề 8 : Cảm nghĩ về người thân. Dàn bài Viết bài Mở bài : Giới thiệu người thân và tình cảm của em đối với người thân. Thân bài : Miêu tả sơ qua về ngoại hình, tính cách … của người thân. Nhớ về quá khứ, nảy sinh cảm xúc. Liên hệ thực tại, suy ngẫm tương lai. Kết bài : Tình

File đính kèm:

  • doc16 bai Tap lam van tham khao lop 7.doc