30 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý

Cau 1:

Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 5 V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ thay đổi như nào?

A. Cường độ dòng điện giảm 5 lần.

B. Không đủ điều kiện để xác định.

C. Cường độ dòng điện tăng thêm 5 A.

D. Cường độ dòng điện tăng 5 lần.

Cau 2:Hai điện trở R1 = 24Ω, R2 = 8Ω mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V trong thời gian 1 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra của mạch điện.

A. 280J.

B. 270J.

C. 250J.

D. 260J.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 30 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cau 1: Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 5 V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ thay đổi như nào? A. Cường độ dòng điện giảm 5 lần. B. Không đủ điều kiện để xác định. C. Cường độ dòng điện tăng thêm 5 A. D. Cường độ dòng điện tăng 5 lần. Cau 2:Hai điện trở R1 = 24Ω, R2 = 8Ω mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V trong thời gian 1 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra của mạch điện. A. 280J. B. 270J. C. 250J. D. 260J. Cau 3: Khi sửa chữa điện trong nhà, để an toàn điện ta phải: A. Mang dép nhựa hoặc đứng trên ghế gỗ khô và giữ tay chân, cơ thể khô ráo. B. Sử dụng các dụng cụ sửa chữa điện phải có chuôi cách điện bằng cao su. C. Ngắt cầu dao điện. D. Thực hiện theo 3 cách trên. Cau 4: Cho đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 25Ω, R2 = R3 = 50Ω mắc song song với nhau. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 37,5V. Dòng điện qua các điện trở R1, R2, R3 và qua mạch chính lần lượt là. A. I1 = 1,5A; I2 = I3 = 0,85A; I = 3,2A. B. I1 = 1,5A; I2 = I3 = 0,75A; I = 3A. C. I1 = 1A; I2 = I3 = 0,75A; I = 2,5A. D. I1 = 1,5A; I2 = I3 = 0,5A; I = 2,5A. Cau 5:Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, kí hiệu R là điện trở, U là hiệu điện thế, I là cường độ dòng điện công thức nào sau đây sai? A. I = I1 = I2 = ... = In. B. R = R1 = R2 = ... = Rn. C. R = R1 + R2 + ... + Rn. D. U = U1 + U2 + ... + Un. Cau 6: Xét bốn sơ đồ mạch điện như sau: Cho biết R1 < R2 số chỉ của vôn kế nhỏ nhất ở các mạch điện có sơ đồ nào? A. Sơ đồ (4). B. Không có (số chỉ của vôn kế bằng nhau ở cả 4 sơ đồ). C. Sơ đồ (3). D. Các sơ đồ (3) và (4). Cau 7: Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đi một nửa, thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? A. 2 lần. B. 16 lần. C. 8 lần. D. 6 lần. Cau 8: Lợi ích của việc sử dụng tiết kiện điện năng là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Tiết kiệm tiền. B. Cả 3 phương án. C. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, dành cho sản xuất, dành cho vùng còn thiếu điện ... D. Dụng cụ điện được sử dụng lâu bền hơn. Cau 9: Mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220 V - 60 W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110 V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ. Hỏi công suất của bóng đèn khi đí có giá trị nào trong các giá trị sau? Chọn câu trả lời đúng nhất A. P = 45 W. B. Một giá trị khác. C. P = 15 W. D. P = 30 W. Cau 10: Một dòng điện có cường độ I = 0,002 A chạy qua điện trở R = 3000 Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng toả ra Q là : A. Q = 60 J. B. Q = 7,2 J. C. Q = 3600 J. D. Q = 120 J. Cau 11: Có ba điện trở R1 > R2 > R3 được mắc với nhau thành một mạch điện. Đoạn mạch này được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U. Xét 4 trường hợp sau Đặt Un và In là hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua điện trở thứ n (với n = 1, 2, 3). Nếu I2 < I3 và I1 = I2 + I3 thì mạch điện có cách mắc như thế nào trong số các trường hợp được nêu? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Sơ đồ D. B. Sơ đồ C. C. Sơ đồ A. D. Sơ đồ B. Cau 12: Một dây dẫn có điện trở R = 144Ω. Phải cắt là bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn đó song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là 4Ω. A. n = 4 (đoạn). B. n = 8 (đoạn). C. n = 6 (đoạn). D. n = 10 (đoạn). Cau 13: Một bóng đèn có ghi 220 V - 75 W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75 W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế. Chọn câu trả lời đúng nhất A. Lớn hơn hoặc bằng 220 V. B. Bất kì. C. Bằng 220 V. D. Nhỏ hơn 220 V. Cau 14: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất của dòng điện? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Đại lượng đặc trưng cho công của dòng điện gọi là công suất của dòng điện. B. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện gọi là công suất của dòng điện. C. Đại lượng đặc trưng cho dòng điện gọi là công suất của dòng điện. D. Đại lượng đặc trưng cho sự chuyển hóa năng lượng của dòng điện gọi là công suất của dòng điện Cau 15: Hai đầu một điện trở R đặt một hiệu điện thế 220V trong thời gian 305s. Biết nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn là 335 200J. Tính điện trở R của dây. Chọn câu trả lời đúng nhất A. ≈ 40Ω. B. ≈ 34Ω. C. ≈ 54Ω. D. ≈ 44Ω. Cau 16: Một bếp điện có hai điện trở : R1 = 10Ω và R2 = 20Ω được dùng để đun sôi một ấm nước. Nếu chỉ dùng dây có điện trở R1 thì thời gian cần thiết để đun sôi là t1 = 10 phút. Nếu dùng dây có điện trở R1 mắc nối tiếp với R1 thì thời gian t2 cần thiết để đun sôi nước là bao nhiêu? (Cho U = không đổi). Chọn câu trả lời đúng nhất A. 40 phút. B. 20 phút. C. 30 phút. D. 35 phút. Cau 17: Biểu thức định luật Ôm là biểu thức nào dưới đây? Chọn câu trả lời đúng nhất A. B. C. D. Cau 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện năng? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Điện năng có thể chuyển hóa thành năng lượng các bức xạ. B. Dòng điện có mang năng lượng, năng lượng đó gọi là điện năng. C. Các phát biểu còn lại đều đúng. D. Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng. Cau 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện năng? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Điện năng có thể chuyển hóa thành năng lượng các bức xạ. B. Dòng điện có mang năng lượng, năng lượng đó gọi là điện năng. C. Các phát biểu còn lại đều đúng. D. Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng. Cau 20: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó bằng bao nhiêu? A. 3,6 A. B. 1,8 A. C. Một kết quả khác. D. 1,2 A. Cau 21: Hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 dùng để làm bếp điện, chịu cùng một hiệu điện thế định mức là U. Nếu chỉ dùng dây thứ nhất để đun sôi một lượng nước thì mất lượng thời gian là t1. Còn nếu chỉ dùng dây thứ hai để đun sôi cùng lượng nước đó thì chỉ mất một lượng thời gian là t2 = 2t1/3. Biểu thức nào sau đây nói về mối liên hệ giữa nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước đó khi dùng điện trở R1, R2. Bỏ qua sự mất mát nhiệt lượng trong thời gian đun. A. Q1 = Q2 = Ut1R1 = Ut2R2. B. Q1 = 3Q2/2 = U2t1/R1 = 3U2t2/2R2. C. Q1 = 3Q2/2 = Ut1R1 = (3/2)Ut2R2. D. Q1 = Q2 = U2t1/R1 = U2t2/R2. Cau 22: Quan sát sơ đồ mạch điện. Phát biểu nào đúng: A. Dòng điện chạy qua vật dẫn theo chiều từ A đến B. B. Số chỉ của Vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn R. C. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ của dòng điện trong mạch. D. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường độ của dòng điện trong mạch. E. Các phát biểu còn lại đều đúng. Cau 23: Có hai điện trở R1 = 15Ω, R2 = 30Ω biết R1 chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 4A, còn R2 chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 3A. Hỏi có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu? A. 60V. B. 135V. C. 90V. D. 150V. Cau 24: Cho sơ đồ sau, đèn và điện trở R mắc nối tiếp (giả sử ampe kế có điện trở rất nhỏ). Ampe kế phải mắc theo sơ đồ nào để đo cường độ dòng điện qua điện trở R? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Cả ba sơ đồ trên. B. Sơ đồ b. C. Sơ đồ a. D. Sơ đồ c. Cau 25: Một máy bơm nước hoạt động với công suất 250W trong 2h và một bếp điện hoạt động với công suất 1 000W trong 1h. Hỏi hai dụng cụ này sử dụng lượng điện năng tổng cộng là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: Chọn câu trả lời đúng nhất A. A = 1 500kW. B. A = 1 500kWh. C. A = 1 500Wh. D. A = 1 500MWh. Cau 26: Hai điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, R1 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A; còn R2 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A; có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng nhất A. 40V. B. 10V. C. 15V. D. 30V. Cau 27: Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế là 110V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220V thì phải mắc nối tiếp với đèn một điện trở là bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng nhất A. 200Ω. B. 220Ω. C. 300Ω. D. 150Ω. Cau 28: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 12V, bóng đèn có điện trở 24Ω. Hỏi trong một giờ công của dòng điện sinh ra trên giây tóc bóng đèn là bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng nhất A. 21 600J. B. 216J. C. 216 000J. D. 2,16kJ. Cau 29: Khi đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì cường độ dòng điện qua nó có cường độ 1, 5 A. Hỏi hiều dài dây dẫn để quấn cuộn dây này là bao nhiêu? biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 6m có điện trở là . Chọn câu trả lời đúng nhất A. l = 24 m. B. l = 12 m. C. l = 8 m. D. l = 18 m. Cau 30: Trên một biến trở con chạy có ghi 50 Ω - 2,5 A. Hai con số ghi trên biến trở có ý nghĩa gì? Chọn câu trả lời đúng nhất A. Số 50 Ω cho biết giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở. Số 2,5 A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà dây dẫn làm biến trở còn có thể chịu được mà không bị hỏng. B. Số 50 Ω cho biết giá trị điện trở lớn nhất của biến trở. Số 2,5 A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà dây dẫn làm biến trở còn có thể chịu được mà không bị hỏng. C. Số 50 Ω cho biết cho biết giá trị định mức điện trở của biến trở. Số 2,5 A cho biết cường độ định mức của biến trở. D. Số 50 Ω cho biết giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở. Số 2,5 A cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà dây dẫn làm biến trở còn có thể chịu được mà không bị hỏng

File đính kèm:

  • doc30 cau trac ngiem dien Ly 9.doc