5 Đề kiểm tra 1 tiết kì 2 Vật lý 8

Tiết 26: KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU:

1/ Phạm vi kiến thức : từ bài 15 đến bài 21

2/ Mục tiêu:

* Đối với học sinh:

- Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt.

- Rèn luyện khả năng làm bài tự luận và trắc nghiệm

- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

* Đối với giáo viên:

 Qua kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viện thu nhận thông tin phản hồi, để từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp dạy hoặc hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 Đề kiểm tra 1 tiết kì 2 Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 /02 /2012 Ngày thực hiện: 05 /03 /2012 Tiết 26: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1/ Phạm vi kiến thức : từ bài 15 đến bài 21 2/ Mục tiêu: * Đối với học sinh: - Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt. - Rèn luyện khả năng làm bài tự luận và trắc nghiệm - Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. * Đối với giáo viên: Qua kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viện thu nhận thông tin phản hồi, để từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp dạy hoặc hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm và tự luận ( TN 40%; TL 60% ). III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 1/ Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung TS tiết Lí thuyết Tỷ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Công suất - Cơ năng 4 2 1.4 2.6 20 37.1 2. Cấu tạo phân tử của các chất 2 2 1.4 0.6 20 8.6 3. Nhiệt năng 1 1 0.7 0.3 10 4.3 Tổng 7 5 3.5 3.5 50 50 2/ Số câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề KT ở mỗi cấp độ. Nội dung Trọng số Số lượng câu hỏi Điểm số T.S TN TL 1. Công suất - Cơ năng (LT) 20 2 2(1đ) Tg: 4' 0 1đ Tg: 4’ 2. Cấu tạo phân tử của các chất (LT) 20 2 2(1đ) Tg: 4'  0 1đ Tg: 4’ 3. Nhiệt năng (LT) 10 1 1(0.5đ) Tg: 2' 0 0.5đ Tg: 2’ 1. Công suất - Cơ năng (VD) 37.1 3.71 » 4 3(1.5đ) Tg: 6' 1(3đ) Tg: 20' 4.5đ Tg: 26’ 2. Cấu tạo phân tử của các chất (VD) 8.6 0.86 » 1 0 1(3đ) Tg: 9’ 3đ 9’ 3. Nhiệt năng (VD) 4.3 0.43 » 0 0 0 0 Tổng 100 10 8(4đ) Tg: 16’ 2(6đ) Tg: 29’ 10 TG: 45' 3/ Ma trận đề kiểm tra. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Công suất - Cơ năng 1. Nêu được công suất là gì ? 2. Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. 3. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. 4. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. 5 Nêu được khi nào vật có cơ năng? 6. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. 7. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. 8. Nêu được ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng. 9. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này. 10. Vận dụng được công thức: Số câu hỏi 1(2’) 3(6’) 1(2’) 1(20’)  6(30’) Số điểm 0,5 1,5 0,5 3  5,5(55%) 2. Cấu tạo phân tử của các chất 11. Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. 12. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 13. Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. 14 Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 15. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 16. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán. Số câu hỏi 1(2’) 1(2’) 2(4’) Số điểm 0,5 0,5 1(10%) 3. Nhiệt năng 17. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. 18. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. 19. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. Số câu hỏi 1(2’) 1(9’) 2(11’) Số điểm 0,5 3 3,5(35%) TS điểm 1 5 4 10(100%) TS câu hỏi 2 5 3 10 (45’) PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn:Vật lý. Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ tên: ĐỀ 1 I.TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Tại sao quả bóng bay bằng cao su dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp ? Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào quả bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại Vì không khí nhẹ nên nó có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 2: Khi đại lượng nào sau đây tăng lên thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh? Khối lượng của vật; B. Trọng lượng của vật; Cả khối lượng và trọng lượng của vật; D. Nhiệt độ của vật; Câu 3: Có hai máy: máy thứ nhất sinh công 225kJ trong 3/4 phút, máy thứ hai sinh công 180kJ trong 30s. So sánh công suất P1/P2 của hai máy A. 1 B. 5/6 C. 1/2 D. 2. Câu 4: Trường hợp nào sau đây vật vừa có động năng vừa có thế năng? A. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. B. Một cái lò xo đang bị nén. C. Thuyền buồm đang chạy trên biển. D. Máy bay đang bay. Câu 5: Đơn vị tính công suất là: A. jun (J). B. kilô jun (kJ) C. calo D. oát (W) Câu 6: Ai trong số sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất? A. Một người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10 giây. B. Một người thợ mỏ thực hiện một công 2000J trong 5 giây. C. Một vận động viên điền kinh thực hiện một công 7000J trong 10 giây. D. Một công nhân thực hiện một công 30kJ trong một phút. Câu 7: Chọn mốc tính độ cao tại mặt đất. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không có thế năng hấp dẫn: A. Ôtô đang chạy trên đường. B. Một con chim đang đậu trên cành. C. Vật đang chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. D. Máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 8: Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra. D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi. II. TỰ LUẬN: Câu 9: (3 điểm) Dưới tác dụng của một lực bằng 4500N một chiếc xe leo lên dốc với vận tốc 10 m/ phút. Hãy tính công suất của lực kéo trên? Nếu giữ nguyên lực tác dụng, nhưng xe lên dốc với vận tốc 15 m/phút thì công suất của lực kéo là bao nhiêu? Câu 10: a) Hãy kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Mỗi loại lấy 1 ví dụ cụ thể? (2 điểm) b) Giải thích vì sao khi bơm xe lại làm ống bơm nóng lên? (1 điểm) Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn:Vật lý. Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ tên: ĐỀ 2 I.TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Trường hợp nào sau đây có công suất lớn nhất? A. Một xe ủi đất có công suất 35kW. B. Một xe tải có công suất 30000W. C. Một máy bơm nước thực hiện một công 7200000J trong một giờ. D. Một cần cẩu thực hiện một công 10000J trong một giây. Câu 2: Quả táo đang rơi, cơ năng của quả táo tồn tại ở dạng nào ? A. Chỉ có thế năng B. Chỉ có động năng. C. Cả thế năng và động năng D. Không xác định được vì chưa xác định được độ cao và vận tốc. Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng ? Hòn bi đang lăn trên mặt đất. B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. C. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. D. Viên đạn đang bay. Câu 4: Trên một máy bơm nước có ghi 2000W.Giá trị này có ý nghĩa: A. Công của máy bơm. B. Cho biết khả năng thực hiện công. C. Hiệu suất của máy bơm D. Trong 1 giây máy thực hiện được 2000J. Câu 5: Một con ngựa kéo một chiếc xe với 1 lực không đổi là 70N, xe đi được 4km trong nửa giờ. Công suất trung bình của con ngựa khi đó là: A. 155,5W B. 150W C. 145,5W D. 140W Câu 6: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. B. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Nguyên tử và phân tử chuyển động là do có lực ngoài tác dụng vào. Câu 7: Nung nóng một khối khí trong bình kín, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng tăng. B. Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí không thay đổi. C. Nhiệt độ càng cao vận tốc của các phân tử khí càng lớn. D. Nhiệt độ càng tăng vận tốc của các phân tử khí tăng đến một giới hạn nhất định thì dừng lại dù nhiệt độ vẫn cứ tăng. Câu 8: Cho nước đá vào ly cà phê đen còn nóng thì nhiệt năng của đá và cà phê trong ly thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của nước đá tăng, cà phê tăng B. Nhiệt năng của nước đá giảm, cà phê giảm C. Nhiệt năng của nước đá tăng còn nhiệt năng của cà phê giảm D. Nhiệt năng của nước đá và nhiệt năng của cà phê không thay đổi. II. TỰ LUẬN: Câu 9: (4 điểm) Một tòa nhà cao 12 tầng, mỗi tầng cao 3,6m, có 1 thang máy chở tối đa được 18 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên từ tầng 1 đến tầng 12 nếu không dừng ở các tầng khác, mất 1 phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu kW? Câu 10: a) Trong 1 thí nghiệm hóa học ở lớp, khi mở lọ cồn ở trên bàn giáo viên. Sau vì giây cả lớp đều ngửi thấy mùi cồn? (1 điểm) b) Giải thích vì sao mũi khoan lại nóng lên trong khi khoan? (1 điểm) Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn:Vật lý. Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ tên: ĐỀ 3 I.TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công suất lớn nhất? A. Một máy bơm có công suất 2kW. B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42kJ. C. Một chiếc xe tải có công suất 30000W. D. Một vận động viên thực hiện công 7000J trong thời gian 10 giây. Câu 2: Người ta dùng một cần trục có công suất 10kW để nâng vật nặng 1tấn lên cao 5m.Tính thời gian nâng vật : A. t = 3s B. t = 4s. C. t = 5s. D. t = 6s. Câu 3: Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hỏi công suất của cần cẩu nào lớn hơn? A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn C. Công suất của cần cẩu A và cần cẩu B bằng nhau D. Không thể so sánh được Câu 4: Trường hợp nào sau đây vật có thế năng hấp dẫn? A. Chiếc cung đã được giương B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường. C. Nước bị ngăn trên đập cao D. Một cái lò xo đang bị nén. Câu 5: Dạng năng lượng mà vật có được do bị biến dạng gọi là: A. Thế năng hấp dẫn. B.Thế năng đàn hồi. C. Động năng. D. Nhiệt năng. Câu 6: Đổ 60 ml rượu vào 60ml nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước là : A. 100ml B. 120ml. C. Lớn hơn 120ml. D. Nhỏ hơn 120ml. Câu 7: Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau. A. Khối lượng của vật B. Nhiệt độ của vật. C. Cả nhiệt độ và khối lượng của vật. D. Hình dạng bề mặt của vật. Câu 8: Hai cốc giống nhau, trong đó một cốc có cục nước đá. Rót nước vào cho đến khi mức nước trong hai cốc ngang nhau. Khi đá tan hết cốc nào mực nước cao hơn? A. Cốc có cục nước đá B. Cốc không có cục nước đá C. Cốc có cục nước đá, trong quá trình đá tan, mới đầu mực nước tăng sau đó giảm dần và thấp hơn cốc kia D. Mực nước ở hai cốc ngang nhau. II. TỰ LUẬN: Câu 9: (3 điểm) Cho dòng nước chảy qua một đập ngăn cao 25m xuống dưới trong mỗi phút được 150m3 (biết trọng lượng của 1m3 nước là 10000N). Tính công suất của dòng nước này trong 20 phút? Câu 10: Giải thích các hiện tượng sau: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối? (1 điểm) Hãy kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Chà xát 2 bàn tay cho nóng lên là hình thức thay đổi nhiệt năng nào? Khi đó năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? (2 điểm) Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn:Vật lý. Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ tên: ĐỀ 4 I.TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Có hai máy: máy thứ nhất sinh công 225kJ trong 3/4 phút, máy thứ hai sinh công 180kJ trong 30s. So sánh công suất P1/P2 của hai máy A. 1 B. 5/6 C. 1/2 D. 2. Câu 2: Hùng và Huy có trọng lượng bằng nhau, cùng trèo lên một thang gác: Hùng mất 50 giây, Huy mất 45 giây. Hỏi công suất của ai lớn hơn? A. Công suất của Hùng lớn hơn B. Công suất của Huy lớn hơn C. Công suất của hai người bằng nhau D. Không so sánh được. Câu 3: Một xe máy chuyển động trên quãng đường dài 2,4km với một lực kéo của động cơ là 500N trong thời gian 2phút. Công suất của xe là: A. 1kW B. 10kW C. 100kW D. 1000kW Câu 4:Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng? A. Chỉ khi vật đang đi lên. B. Chỉ khi vật đang rơi xuống. C. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 5: Các vật sau đây, vật nào không có cơ năng: A. Máy bay đang bay B. Một viên đại bác bắn ra khỏi nòng C. Người nhảy dù đã tiếp đất D. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. Câu 6: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào trong các đại lượng sau không đổi? A. Nhiệt năng. B. Khối lượng. C. Thể tích. D. Nhiệt độ. Câu 7: Nhiệt lượng là: A. Năng lượng của vật. B. Nhiệt năng của vật khi tăng lên. C. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. D. Phần nhiệt năng của vật nhận thêm trong quá trình thực hiện công. Câu 8: Hai cốc giống nhau, trong đó một cốc có cục nước đá. Rót nước vào cho đến khi mức nước trong hai cốc ngang nhau. Cốc có trọng lượng lớn hơn là: A. Hai cốc có trọng lượng bằng nhau B. Cốc không có cục nước đá C. Cốc có cục nước đá. D. Cốc có cục nước đá nhưng chỉ khi cục đá đó lớn. II. TỰ LUẬN: Câu 9: (4 điểm) Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,5m, có 1 thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên từ tầng 1 đến tầng 10 nếu không dừng ở các tầng khác, mất 1 phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu kW? Câu 10: Giải thích các hiện tượng sau: Khi pha si rô cam màu đỏ vào cốc nước màu trắng, một lúc sau si rô hòa ra cả cốc nước mặc dù chưa kịp khuấy lên. Giải thích tại sao? (1 điểm) Tại sao ta nên phơi quần áo ở chỗ có gió vào những ngày mưa phùn? (1 điểm) Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY NĂM HỌC: 2011 – 2012 Môn:Vật lý. Chương trình: Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ tên: ĐỀ 5 I.TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 120 kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? A. 2800W B. 2600W C. 2400W D. 2200W. Câu 2: Một trạm bơm dùng loại máy bơm có công suất 4kW để đưa nước lên cao 6m. Hỏi sau bao lâu thì máy bơm đưa được 4800 lít nước (4800kg nước) lên độ cao trên? A. 36s B. 72s C. 108s D. 144s. Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất C. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất D. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. Câu 4: Bạn An và bạn Dũng cùng leo lên 1 thang gác. Bạn An mất 4 phút còn bạn Dũng mất 120 giây. Hỏi bạn nào có công suất lớn hơn? A. Bạn Dũng B. Bạn An C. Hai người có công suất bằng nhau D. Không thể so sánh được. Câu 5: Dạng năng lượng mà vật có được do chuyển động gọi là: A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi. C. Động năng. D. Nhiệt năng. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước B. Quả bóng bay dù được buộc chặt vẵn xẹp dần theo thời gian C. Đường tan vào nước D. Sự tạo thành gió. Câu 7: Khi đổ 70cm3 rượu vào 70cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích: A. Nhỏ hơn 140cm3 B. 140m3 C. 70cm3 D. Lớn hơn 140cm3. Câu 8: Hai cốc giống nhau, trong đó một cốc có cục nước đá. Rót nước vào cho đến khi mức nước trong hai cốc ngang nhau. Khi đá tan hết cốc nào mực nước cao hơn? A. Cốc có cục nước đá. B. Cốc không có cục nước đá. C. Trong cốc có cục nước đá, trong quá trình đá tan, mới đầu mực nước tăng sau đó giảm dần và thấp hơn cốc kia. D. Mực nước ở hai cốc ngang nhau. II. TỰ LUẬN: Câu 9: (3 điểm) Cho dòng nước chảy qua một đập ngăn cao 30m xuống dưới trong mỗi phút được 120m3 (biết trọng lượng của 1m3 nước là 10000N). Tính công suất của dòng nước này trong 30 phút? Câu 10: Giải thích các hiện tượng sau: a) Tại sao khi pha nước chanh đá ta phải hòa tan đường vào nước trước rồi mới cho đá vào mà không làm ngược lại? (2 điểm) b) Đun nước, khi nước đã sôi nếu để quên nước sẽ cạn dần? (1 điểm) Bài làm

File đính kèm:

  • doc5 de+ma tran 1 tiet ki 2 l8.doc
Giáo án liên quan