60 câu hỏi trắc nghiệm lớp 12

1. Câu nào sau đây là câu đúng chính xác:

 A. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH

 B. Hợp chất CH3  CH2  OH là ancol etylic.

 C. Hợp chất C6H5  CH2  OH là phenol

 D. Oxi hóa hoàn toàn ancol thu được anđehit.

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 60 câu hỏi trắc nghiệm lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 12 1. Câu nào sau đây là câu đúng chính xác: A. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH B. Hợp chất CH3 - CH2 - OH là ancol etylic. C. Hợp chất C6H5 - CH2 - OH là phenol D. Oxi hóa hoàn toàn ancol thu được anđehit. 2. Câu nào sau đây là câu không đúng: A. Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm CHO liên kết với H là anđehit. B. Anđehit vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa. C. Hợp chất R-CHO có thể điều chế được từ R - CH2OH. D. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết d. 3. Câu nào sau đây là câu đúng chính xác: A. Chất béo là sản phẩm của phản ứng este hóa. B. Chất béo có chứa 1 gốc hidrocacbon no là chất rắn C. Axit béo là các axit hữu cơ đơn chức D. Chất béo là một tri este. 4. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit A. B. C. D. 5. Trong các nhóm chức sau, nhóm chức nào là của axit cacboxylic : A. R - COO - B. - COOH C. -CO- D. - COO-R. 6. Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glyxerol A. Muối B. Este đơn chức C. Chất béo D. Etylaxetat. 7. Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần : A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. B. CH3COOH , CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH , CH3COOC2H5 . D. CH3COOC2H5 , CH3CH2CH2OH, CH3COOH. 8. Metyl Propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo : A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. C2H5COOH 9. Một este có công thức phân tử là C4H8O2 , khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được rượu etylic. Công thức cấu tạo của C4H8O2 là A. C3H7COOH B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H7 D. C2H5COOCH3 10. Este được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức có công thức cấu tạo là A. CnH2n -1COOCmH2m+1 B. CnH2n -1COOCmH2m -1 C. CnH2n +1COOCmH2m -1 D. CnH2n +1COOCmH2m +1 11. Một este có công thức phân tử là C3H6O2 , có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3, công thức cấu tạo của este đó là : A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 C. HCOOC3H7 D. C2H5COOCH3 12. Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), axetandehit CH3CHO, Fomiatmetyl (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng: A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6H12O6 D. HCHO 13. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở: A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan. B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO- D. Khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơ lên men tạo rượu etylic… E. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. 14. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch vòng: A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan. B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. C. Glucozơ có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau. D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. 15. Khối lượng saccarozơ cần để pha 500 ml dung dịch 1M là: A. 85,5 gam B. 171 gam C. 342 gam D. 684 gam D. 982 gam 16. Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n. A. Tinh bột và xen lulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol B. Tinh bột và xen lulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc. C. Tinh bột và xen lulozơ đều không tan trong nước. D. Thuỷ phân tinh bột và xen lulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C6H12O6. 17. Công thức của amin chứa 15,05% khối lượng nitơ là: A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH C. C6H5NH2 D. (CH3)3N 18. Chọn câu sai trong số các câu sau đây: A. Etylamin dễ tan trong nước do có liên kết hidro như sau: B. Tính chất hoá học của etylamin là phản ứng tạo muối với bazơ mạnh. C. Etylamin tan trong nước tạo dung dịch có khả năng sinh ra kết tủa với dung dịch FeCl3. D. Etylamin có tính bazơ do nguyên tử nitơ còn cặp electron chưa liên kết có khả năng nhận proton. 19. Tên gọi của C6H5NH2 là: A. Benzil amoni B. Benzyl amoni C. Hexyl amoni D. Phenol E. Anilin 20. Hợp chất hữu cơ mạch hở X chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% lượng N. X tác dụng với HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1. Câu trả lời nào sau đây là sai A. X là hợp chất amin B. Cấu tạo của X là amin đơn chức, no C. Nếu công thức X là CxHyNz thì mối liên hệ 2x - y = 45 D. Nếu công thức X là CxHyNz thì z = 1 21. Hợp chất amin C3H9N có …… cấu tạo đồng phân. A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 E. 6 22. Đốt cháy hoàn toàn một amin chưa no, đơn chức chứa một liên kết C=C thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol thì công thức phân tử của amin là: A. C3H6N B. C4H8N C. C4H9N D. C3H7N E. Tất cả đều sai 23. Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol thì amin đó có thể có tên gọi là: A. trimetylamin B. metyletylamin C. propylamin D. isopropylamin E. Tất cả đều đúng 24. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 100 ml B. 50 ml C. 200 ml D. 320 ml 25. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxy (đktc). Công thức của amin đó là: A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C4H9NH2 D. C3H7NH2 E. Tất cả đều sai 26. Hợp chất hữu cơ tạo bởi các nguyên tố C, H, N là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với các axit HCl, HNO2 và có thể tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Hợp chất đó có công thức phân tử là A. C2H7N B. C6H13N C. C6H7N D. C4H12N2 27. Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất: A. NH3 B. CH3CONH2 C. CH3CH2CH2OH D. CH3CH2Cl E. CH3CH2NH2 28. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp gồm dimetylamin và 2 hydrocacbon đồng đẳng kế tiếp thu được 140 ml CO2 và 250 ml hơi nước (các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hydrocacbon là: A. C2H4 và C3H6 B. C2H2 và C3H4 C. CH4 và C2H6 D. C2H6 và C3H8 29. Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do: A. nhóm NH2 còn một cặp electron chưa liên kết B. nhóm NH2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của N C. gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N D. phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3. 30. Một hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O, N có phân tử khối = 89. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất thu được 3 mol CO2, 0,5 mol N2 và a mol hơi nước. Công thức phân tử của hợp chất đó là: A. C3H7O2N B. C2H5O2N C. C3H7NO2 D. A và C đều đúng 31. Thuỷ phân hợp chất: thu được các aminoaxit nào sau đây: A. H2N - CH2 - COOH B. HOOC - CH2 - CH(NH2) - COOH C. C6H5 - CH2 - CH(NH2)- COOH D. Hỗn hợp 3 aminoaxit A, B, C 32. Trong các chất sau: CuO, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl. Axit aminoaxetic tác dụng được với: A. Tất cả các chất B. HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, CH3OH/ khí HCl C. C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl, CuO D. CuO, KOH, Na2SO3, HCl, HNO2, CH3OH/ khí HCl 33. X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,225 gam muối. Công thức cấu tạo của X là: A. H2N - CH2 - COOH B. CH3- CH(NH2)- COOH C. CH3- CH(NH2)- CH2- COOH D. C3H7- CH(NH2)- COOH 34. Cho dung dịch chứa các chất sau: C6H5 - NH2 (X1) (C6H5 là vòng benzen); CH3NH2 (X2) ; H2N - CH2 - COOH (X3) ; HOOC - CH2- CH2- CH(NH2)- COOH (X4) H2N - (CH2)4- CH(NH2)- COOH (X5) Những dung dịch làm giấy quỳ tím hoá xanh là: A. X1 ; X2 ; X5. B. X2 ; X3 ; X4. C. X2 ; X5. D. X3 ; X4 ; X5. 35. X là một a- aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là: A. H2N - CH2 - COOH B. CH3- CH(NH2)- COOH C. CH3- CH(NH2)- CH2- COOH D. C3H7- CH(NH2)- COOH E. C6H5 - CH(NH2) - COOH 36. Protein có thể được mô tả như: A. Chất polime trùng hợp B. Chất polieste C. Chất polime đồng trùng hợp D. Chất polime ngưng tụ E. Chất polivinylclorua 37. Dùng lòng trắng trứng gà để làm trong môi trường (aga, nước đường), ta đã ứng dụng tính chất nào sau đây: A. Tính bazơ của protit B. Tính axit của protit C. Tính lưỡng tính của protit D. Tính đông tụ ở nhiệt độ cao và đông tụ không thuận nghịch của abumin. E. Tất cả đều đúng 38. Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau: (I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng. (II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại (III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể (IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do Những phát biểu nào đúng ? A- Chỉ có I đúng B- Chỉ có I, II đúng C- Chỉ có IV sai D- Cả I, II, III, IV đều đúng 39. Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây? A- Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. B-Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim. C-Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim. D-Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. 40. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm? A- Na, K, Mg, Ca B- Be, Mg, Ca, Ba C- Ba, Na, K, Ca D- K, Na, Ca, Zn 41. Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là: A- Tính khử mạnh B- Tính khử yếu C- Tính oxi hoá yếu D- Tính oxi hoá mạnh 42. Dãy kim loại nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử? A- Al, Mg, Ca, K B- K, Ca, Mg, Al C- Al, Mg, K, Ca D- Ca, K, Mg, Al 43. Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau? A- Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. B- Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. C- Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. D- Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. 44. Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim: A- Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại. B- Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất C- Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất. D- Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất. 45. Kết luận nào sau đây không đúng? A- Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. B- Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ. C- Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá. D- Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước. 46. Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6 ? A- Na+, Ca2+, Al3+. B- K+, Ca2+, Mg2+. C- Na+, Mg2+, Al3+. D- Ca2+, Mg2+, Al3+. 47. Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng: A- Kim loại kiềm tác dụng với nước B- Kim loại kiềm tác dụng với oxi C- Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit D- Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối 48. Chọn thứ tự giảm dần độ hoạt động hoá học của các kim loại kiềm A. Na - K - Cs - Rb - Li B. Cs - Rb - K - Na - Li C. Li - Na - K - Rb - Cs D. K - Li - Na - Rb - Cs 49. Phương trình điện phân nào sau là sai: A. 2ACln (điện phân nóng chảy) ® 2A + nCl2 B. 4MOH (điện phân nóng chảy) ® 4M + 2H2O C. 4 AgNO3 + 2 H2O ® 4 Ag + O2 + 4 HNO3 D. 2 NaCl + 2 H2O ® H2 + Cl2 + 2 NaOH (có vách ngăn). 50. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol hidro. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần trung hoà dung dịch Y là: A. 120 ml B. 60 ml C. 1,20 lit D. 240 ml 51. Dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl -. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu? A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3. 52. Muốn điều chế Na, hiện nay người ta có thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau? A. CO + Na2O (t0 cao) ® 2Na + CO2 B. 4NaOH (điện phân nóng chảy) ® 4Na + 2H2O + O2 C. 2NaCl (điện phân nóng chảy) ® 2Na + Cl2 D. B và C đều đúng 53. Phản ứng (đã được cân bằng) của MnO trong môi trường axit tạo ra MnO và MnO2 là: A. 3 MnO + 4 H+ ® 2 MnO + MnO2 + 2 H2O B. 3 MnO ® 2 MnO + MnO2 + O2 C. 2 MnO + 2H2O ® MnO + MnO2 + 2 H2 + 2O2 D. 2 MnO + 2OH - ® MnO + MnO2 + H2 + O2 54. Đồng kim loại thay thế ion bạc trong dung dịch, kết quả có được là sự tạo thành bạc kim loại và ion đồng. Điều này chỉ ra rằng: A. Phản ứng trao đổi xảy ra B. Bạc ít tan hơn đồng C. Cặp oxihoá - khử Ag+/Ag có thế điện cực chuẩn cao hơn Cu2+/Cu D. Kim loại đồng dễ bị khử E. Cặp oxihoá - khử Ag+/Ag có thế điện cực chuẩn thấp hơn Cu2+/Cu 55. Có bao nhiêu mol clo (khí) được tạo ra khi 1 mol Cr2O tham gia phản ứng: Cr2O(dd) + Cl -(dd) + H+® Cr3+(dd) + Cl2 ­ + H2O A. 1 B. 5 C. 3 D. 10 E. 8 56. Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit, lý do nào sau đây khiến cho MnO mất màu? A. MnO tạo phức với Fe2+ B. MnO bị khử cho tới Mn2+ không màu C. MnO bị oxihoá D. MnO không màu trong dung dịch axit E. Tất cả đều không đúng 57. Cho dòng điện 3A đi qua một dung dịch đồng (II) nitrat trong 1 giờ thì lượng đồng kết tủa trên catot là: A. 18,2 gam B. 3,56 gam C. 31,8 gam D. 7,12 gam E. 63,5 gam 58. Cho phản ứng: FeCl2(dd) + KMnO4(dd) + HCl(dd) ® FeCl3(dd) + MnCl2(dd) + KCl(dd) + H2O(l). Phương trình ion thu gọn cho phản ứng là: A. Fe2+ ® Fe3+ B. 5Fe2+ + MnO + 8H+ ® 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O C. MnO + H+ ® Mn2+ + H2O D. FeCl2 + MnO ® FeCl3 + Mn2+ 59. Cấu hình electron nào dưới đây là đúng với ion Cr3+? A. (Ar) 4s23d4 B. (Ar) 4s13d4 C. (Ar) 4s23d6 D. (Ar) 3d3 E. (Ar) 4s13d5 60. Để tạo kết tủa Cu(OH)2 ; Zn(OH)2 ; Fe(OH)3 và Al(OH)3 từ các muối tương ứng người ta có thể dùng hoá chất nào sau đây? A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch NaOH (lấy dư) C. Dung dịch NaOH (lấy đủ) D. Dung dịch NH3 pha trộn với dung dịch NaOH đáp án 1. B 11. A 21. B 31. D 41. A 51. A 2. D 12. C 32. C 32. B 42. A 52. D 3. D 13. D 23. E 33. B 43. D 53. A 4. A 14. C 24. D 34. C 44. B 54. C 5. B 15. B 25. B 35. E 45. D 55. C 6. C 16. D 26. C 36. D 46. C 56. B 7. D 17. c 27. E 37. D 47. A 57. B 8. B 18. B 28. C 38. D 48. B 58. B 9. B 19. E 29. C 39. B 49. B 59. D 10. D 20. C 30. D 40. C 50. B 60. C

File đính kèm:

  • doc60 cau trac nghiem lop 12.doc
Giáo án liên quan