Bài 1 - Tiết 1 Căn bản: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện

Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc. kể lại dược truyện.

3. Giáo dục:

- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc

A. Tổ chức các hoạt động dạy -học:

* Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS .

- Kiểm tra SGK, vở soạn bài

* Bài mới :

- Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu . Các cộng đồng người Việt chúng ta sinh sống trên một dải đất hẹp và dài uốn cong hình chữ S bên bờ biển Đông bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo “ Con Rồng, cháu Tiên”

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1 - Tiết 1 Căn bản: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I: Ngày 4/9/2007 Bài 1: Tiết 1: Văn bản: Con Rồng, Cháu Tiên (Truyền thuyết) Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc. kể lại dược truyện. 3. Giáo dục: - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc Tổ chức các hoạt động dạy -học: * Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS . - Kiểm tra SGK, vở soạn bài * Bài mới : - Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu . Các cộng đồng người Việt chúng ta sinh sống trên một dải đất hẹp và dài uốn cong hình chữ s bên bờ biển đông bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo “ Con Rồng, cháu Tiên” Cho HS đọc truyện bằng cách phân vai - GV nhận xét cách đọc . - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích . GV hỏi: Qua phần đọc , em hiểu truyền thuyết là gì? GV nói thêm: Truyền thuyết có nơi liên hệ với lịch sử rất rõ nét, có cơ sở lịch sử, nó gắn với một thời đại lịch sử... - Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện là tác phẩm nghệ thuật dân gian nó thường có các yếu tố lý tưởng hoá và yếu rố tưởng tượng kỳ ảo I. Khái niệm về truyền thuyết : - Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ - Thường có yếu tố tưởng tương, kỳ ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử - Gọi HS tóm tắt truyện ? Vì sao truyện “Con Rồng, cháu Tiên” được xem là TT Vì : + Sự kiện, nhân vật lịch sử: vua Hùng lập nước Văn Lang -> nhà nước đầu tiên của nước ta . - Yếu tố hoang đường, kỳ ảo: nguồn gốc của LLQ và Âu Cơ , việc sinh nở kỳ lạ. - Cách đánh giá của nhân dân: suy tôn , giải thích nguồn gốc đẹp đẽ của người Việt - đánh giá công lao của vua Hùng II. Tìm hiểu truyện 1/ Những chi tiết tưởng tượng , hoang đường, kỳ ảo : ? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? - Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. Lạc Long Quân là thần Nòi Rồng ở dưới nước, con Thần Long Nữ. Âu Cơ là nòi Tiên, ở trên núi cao, thuộc dòng họ Thần Nông- Vị thần chủ trì nghề nông dạy làm nghề trồng trọt cày cấy - Hình dạng: Lạc Long Quân, sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ - Âu Cơ là người con gái xinh dẹp tuyệt trần ? Lạc Long Quân đã giúp dân làm những gì? Điều ấy có ý nghĩa gì? ? Việc tác duyên của Lạc Long Quân nàng Âu Cơ và việc sinh con của Âu Cơ có gì kỳ lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? và để làm gì? Cứ theo truyện này thì người Việt là con cháu ai? ? Em hiểu thế nào là các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện này có vai trò (ý nghĩa gì)? ? Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện? - Gv cho học sinh thảo luận và khái quát lại 2 ý phần ghi nhớ. a) Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ a/ Nguồn gốc - hình dạng - Lạc Long Quân : + Thần nòi rồng, dưới nước- con trai thần Long Nữ. + Sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ, giúp dân... -> Vẻ đẹp cao quý, dũng mãnh, nhân hậu. - Âu Cơ : Dòng Tiên ở trên núi, họ thần Nông . + Xinh đẹp dịu dàng, thích du ngoạn -> vẻ đẹp cao quý dịu dàng, phóng khoáng, thơ mộng . * Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ b) Sự nghiệp mở nước: Kỳ lạ, lớn lao - Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh... Mộc Tinh, những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. - Việc kết duyên kỳ lạ ở chỗ: một người nòi Rồng ở dưới nước thẳm, một người Nòi Tiên ở trên non cao, hai người gặp nhau đem lòng yêu nhau cùng chung sống trên cạn ở cung Long Trang, nhưng kẻ ở cạn, người ở dưới nước, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. - Việc sinh con của Âu Cơ lạ: “Sinh cái bọc.. như thần”. - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con là để mở mang cai trị các vùng khác nhau củ đất nước. - Theo truyện này thì người Việt là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ. (Lạc Hồng). c) Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: - Là những chi tiết không có thực được tác giả dân gian sáng tạo nhằm một mục đích nhất định (yếu tố thần kỳ, lại thường...) các chi tiết này gắn bó với quan niệm của người xưa “vạn vật hữu linh” - Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của sự kiện. - Thần kỳ hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc mình. - Làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm. d) ý nghĩa của truyện: - Truyện “Con rồng cháu tiên”có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn két thống nhất cộng đồng của người Việt II. Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ và học thuộc IV. Luyện tập Câu1: Một số tộc người khác ở VN cũng có các câu chuyện giải thích về nguồn gốc giống nòi tương tự như truyện CRCT: VD: Mường “Quả trứng ta nở ra con người” Khơ Mú: Quả bầu mẹ - Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá của các dân tộc anh em trên đất nước ta. Câu 2: HS kể lại truyện CRCT - Hướng dẫn học bài mới: Đọc và soạn văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” IV. Phần điều chỉnh bổ sung 4/9/2007 Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) Mục tiêu cần đạt: 1/ Kiến thức: giúp HS :định nghĩa sơ lược đựoc về truyền thuyết . - Hiểu được nội dung , ý nghĩa của hai truyền thuyết "Con rồng cháu tiên ", "Bánh chưng bánh giầy". - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện . 2/ Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng kể chuyện , HS kể lại được truyện . 3/ Giáo dục: Giáo dục HS yêu giống nòi, cội nguồn dân tộc và bản sắc dân tộc mình Tổ chức các hoạt động dạy -học: - Bài cũ: + Hãy kể lại truyện CRCT + Nêu ý nghĩa của truyền thuyết này? Nét đặc sắc nhất của truyện này là gì? + Kiểm tra SGK, vở soạn bài * Giới thiệu bài:: - GV: Hàng năm cứ tết đến xuân về, nhân dân ta lại nô nức làm bánh chưng bánh giầy . Phong tục ấy là nét đẹp truyền thống văn hoá cuả dân tộc ta. Để hiểu rõ được nét đẹp cổ truyền ấy chúng ta sẽ tìm hiểu truyện "Bánh chưng bánh giầy" GV hướng dẫn cách đọc chậm rãi, tình cảm . + Vị thần: giọng âm vang, lắng đọng. + Vua Hùng: chắc khoẻ, đĩnh đạc - HS đọc phân vai . Học sinh đọc lại truyện theo 3 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu ....chứng giám - Đoạn 2: Tiếp.... hình tròn - Đoạn 3: Phần còn lại Sau khi học sinh đọc xong từng đoạn gv nhận xét góp ý Mỗi đoạn nên chọn một số chỗ để sửa cách đọc cho HS Tìm hiểu chú thích: Theo SGK I. Đọc - tóm tắt truyện : - Đoạn 1: Từ đầu ....chứng giám - Đoạn 2: Tiếp.... hình tròn - Đoạn 3: Phần còn lại ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao? Bằng hình thức gì? - Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm. Vua đã già, muốn truyền ngôi. - ý định của Vua Hùng: Người nối ngôi phải là người nối được chí của vua, không nhất thiết phải là con trưởng. * Hình thức: Điều vua hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một thử thách đối với các nhân vật (thử tài độc đáo). -> Trong các con vua chàng là người thiệt thòi nhất ? Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần dân giúp đỡ? ? Vì sao hai thử thách của lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất Tiên Vương và Lang Liêu được chọn là người nối ngôi? ? Tại sao vua Hùng chấm cho Lang Liêu được nhất. Chi tiết vua nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì? Do vậy hợp ý vua, chứng tỏ tài đức, sự sáng tạo của con người có thể nối chí vau, đem cái quí nhất của trời đất đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng tiên Vương, ông cha thì thật đúng là ngơừi có tài năng, thông minh hiếu thảo, trân trọng những ngưới sinh thành ra mình ? Tại sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại chọn để tế trời, đất, tiên vương và chàng được nối ngôi? "Vua quý trọng sức lao động của dân, Lang Liêu đã đem những gì quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính bàn tay của mình làm ra để dâng lên cha "Chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua : tài năng, thông minh, hiếu thảo , trân trọng những người sinh thành ra mình -> ý của vua cũng là ý dân Văn Lang, ý trời . ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết bánh trưng, bánh giầy - Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động của nghề nông. - Thể hiện sự thờ cúng đất trời tổ tiên * Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu: cuộc thi tài, được thần dân giúp đỡ, được nối ngôi vua II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi: - Hoàn cảnh : vua đã già , giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình . - Tiêu chuẩn: nối được chí vua- không nhất thiết phải là con trưởng. - Cách thức: làm cỗ tế tiên vương -> vừa ý cha + Chàng chăm chỉ lao động gần gũi dân thường + Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần, thực hiện được ý của thần. 2/ Cuộc đua tài, dâng lễ vật: Hai thử thách có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông, quí trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra. - Hai thử thách có ý tưởng sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài. - Lễ vật của các Lang: sang trọng, quý hiếm -> không xa lạ, vua đã chán chê. - Lang Liêu có lễ vật vừa lạ vừa quen không có gì sang trọng nhưng vị ngon lành béo bùi, đậm đà và có ý nghĩa sâu sắc chứa đầy tình cảm của đứa con nghèo . - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và do con người làm ra . - Hai thứ bánh có ý tưởng sâu sa (tượng trưng cho trời đất muôn loài). - Hai thứ bánh ấy hợp ý vua + Giải thích tục làm bánh chưng bánh giầy ngày tết, tục thờ cúng tổ tiên ngày tết + Đề cao lao động, đề cao nghề nông. + Ca ngợi truyền thống văn hoá cổ truyền của dân tộc mà Lang Liêu được xem là một anh hùng sáng tạo nên nét đẹp văn hoá ấy. + Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm . - HS đọc ghi nhớ và học thuộc - Y/ cầu học sinh làm bài tập 4,5 sách bài tập Ghi nhớ: (SGK) GV hỏi: Tại sao ngày nay nhân dân ta vẫn gói bánh vào ngày tết? - Nhân dân vẫn muốn giữ đẹp truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, đậm đà bản sắc dân tộc. - Chi tiết: thần mách bảo đây là chi tiết tăng hấp dẫn cho truyện (người nghèo được giúp đỡ). Chi tiết còn thể hiện thái độ trân trọng sản phẩm của nghề nông, nêu bật được giá trị của hạt gạo. ? Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố sơn (núi ), hải ( biển ). - Sơn lâm, sơn dương, sơn thuỷ, giang sơn. - Hải sản, hải phận, hải tặc, hải cẩu, hải đăng. III. Hướng dẫn luyện tập: IV. Hướng dẫn học bài ở nhà - Làm bài tập 4, 5. - Tự kể lại được truyện. - Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về Lang Liêu và vua Hùng. - Chuẩn bị bài: từ và cấu tạo từ tiếng Việt - Tìm một số từ ghép trong hai truyền thuyết vừa học V. Phần điều chỉnh bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 1-2.doc
Giáo án liên quan