Bài dạy môn Vật lý 8 tiết 20: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Tuần: 20

Tiết : 20 SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I.Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.

II.Chuẩn bị:

GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:

- Tranh như hình 17.1 SGK.

- Con lắc đơn và giá treo cho các nhóm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy môn Vật lý 8 tiết 20: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/012011 Tuần: 20 Tiết : 20 SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG I.Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này. II.Chuẩn bị: GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Tranh như hình 17.1 SGK. Con lắc đơn và giá treo cho các nhóm. III.Hoạt động dạy và học: Trợ giúp của giáo viên của GV H/động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động (7 phút) *KIểm tra: 1.Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi ? (5đ). Thế năng hấp dẫn, đàn hồi phụ thuộc gì ? 2.Khi nào vật có động năng? (5đ). Động năng phụ thuộc gì ? *Tổ chức tình huống học tập. -GV đặt vấn đề như SGK. 2.Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học.(25 phút) -Cho HS quan sát tranh vẽ hinh 17.1 ở SGK. - Yêu cầu hs trả lời C1? - Yêu cầu HS trả lời C2 trước đó GV gợi ý: Độ cao giảm thì thế năng như thế nào ? Vận tốc tăng thì động năng thế nào? - Yêu cầu hs trả lời C3. GV gợi ý: Khi nẩy lên thì độ cao giảm, vận tốc giảm. Vậy thế năng như thế nào, động năng thế nào ? - Yêu cầu hs trả lời C4. GV gợi ý: Động năng lớn nhất khi nào ? Thế năng lớn nhất khi nào ? - Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn hs làm thí nghiệm theo nhóm. -Yêu cầu hs thảo luận và trả lời các câu hỏi C5, C6, C7, C8. 3.Hoạt động 3: Thông báo bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. (7 phút ) -Thông báo bảo toàn và chuyển hoá cơ năng như SGK. - Lưu ý trong hai thí nghiệm trên quả bóng không nẩy lên đúng vị trí cũ vì có ma sát giữa bóng và mặt đất. Con lắc không trở lại vị trí A vì có ma sát. 4.Hoạt động4: Vận dụng,Củng cố và dặn dò: (6 phút) - Hướng dẫn hs trả lời C9 Nhắc lại định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Làm bài tập ở nhà. -Hai hs lên bảng. I.Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng: 1. Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi -Quan sát tranh. -Thảo luận nhóm và trả lời C1:Khi quả bóng rơi thì độ cao giảm, còn vận tốc thì tăng. -Trả lời C2: Thế năng giảm, động năng tăng. -Trả lời C3:Khi nẩy lên độ cao quả bóng giảm, vận tốc tăng. Thế năng quả bóng giảm động năng tăng. -Trả lời C4: Động năng lớn nhất khi vận tốc lớn nhất (tại B). Thế năng lớn nhất khi độ cao lớn nhất (tại A ) Động năng nhỏ nhất khi vận tốc nhỏ nhất (tại A).Thế năng nhỏ nhất khi độ cao nhỏ nhất (tại B ) 2. Thí nghiệm 2: Con lắc dao động Làm thí nghiệm và thảo luận để trả lời các câu hỏi: C5: Con lắc đi từ A đến B thì vận tốc tăng. Con lắc đi từ B đến C thì vận tốc giảm. C6: Con lắc đi từ A đến B thì thế năng chuyển sang động năng. Con lắc đi từ B đến C thì động năng chuyển sang thế năng. C7:ở vị trí A và C thế năng lớn nhất, ở vị trí B thì động năng lớn nhất. C8: ở vị trí A và C động năng nhỏ nhất, ở vị trí B thì thế năng nhỏ nhất. -Nêu kết luận: động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau. 3. Kết luận: Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại thế năng có thể chuyển thành động năng. -Theo dõi và nhắc lại. II.Bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Nhưng cơ năng được bảo toàn -Trả lời C9 IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 20.doc
Giáo án liên quan