Bài dạy môn Vật lý 8 tiết 6: Lực ma sát

Tuần: 6

Tiết: 6

 LỰC MA SÁT

I.Mục tiêu:Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.

- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể

của đời sống, kĩ thuật.

II.Chuẩn bị:

-Mỗi nhóm hs: một lực kế, một miếng gỗ(một mặt nhẵn và một mặt nhám),một quả cân

-Tranh vẽ vòng bi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy môn Vật lý 8 tiết 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 6 LỰC MA SÁT Ngày soạn: 18/09/2012 I.Mục tiêu:Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. - Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. - Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. II.Chuẩn bị: -Mỗi nhóm hs: một lực kế, một miếng gỗ(một mặt nhẵn và một mặt nhám),một quả cân -Tranh vẽ vòng bi. III.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.H/động1: Khởi động:( 7 phút ) * Kiểm tra 1.Thế nào là hai lực cân bằng(5 đ )?Ví dụ?(5 đ ) 2.Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên, đang chuyển động sẽ như thế nào( 6 đ )?trả lời C8(4 đ )? * Tổ chức tình huống học tập -Trục xe bò ngày xưa không có ổ bi, còn trục xe đạp, xe ô tô có ổ bi.Sự phát minh ra ổ bi đã làm giảm lực cản lên các chuyển động.Lực này xuất hiện khi các vật trượt lên nhau. 2.H/động 2:( 20 phút ) Tìm hiểu về lực ma sát. -Thông qua thí dụ xe đạp đang chuyển động nếu bóp nhẹ phanh thì xe chạy chậm lại.Lực cản của má phanh lên vành bánh xe gọi là gì? -Đặc điểm của lực ma sát trượt? Y/cầu hs tìm thí dụ qua C1 -Nêu ví dụ cho hòn bi lăn trên sàn, hòn bi chậm dần rồi dừng lại.Lực cản đó gọi là gì? -Đặc điểm của lực ma sát lăn? - Y/cầu hs tìm thí dụ qua C2 - Yêu cầu hs trả lời C3 - Làm thí nghiệm: móc lực kế vào quả nặng đang ở trên bàn và kéo vật phương ngang.số chỉ lực kế cho biết gì? - Y/cầu hs trả lời C4 - Y/cầu hs làm thí nghiệm về ma sát nghỉ. - Hướng dẫn hs phát hiện các đặc điểm của ma sát nghỉ là: + Cường độ thay đổi tuỳ thuộc vào lực t/dụng có xu hướng làm vật thay đổi chuyển động . + Luôn có t/dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực t/dụng lên nó. - Y/cầu hs tìm thí dụ ma sát nghỉ qua C5 3.H/động 3:( 10phút ) Tìm hiểu tác hại, ích lợi của ma sát. - Cho hs quan sát tranh và y/ cầu hs trong mỗi hình kể tên lực ma sát và cách khắc phục để làm giảm lực ma sát. - Thông báo :bôi dầu mở giảm ma sát hàng chục lần.Thay trục quay thông thường bằng trục có ổ bi là thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn giảm ma sát 30 lần. - Y/cầu hs trả lờ C7 để thấy ích lợi của ma sát 4.H/động 4:Vận dụng. củng cố và dặn dò:(10 phút ) Cho hs làm các lệnh C8, C9 - Y/cầu Hs đọc ghi nhớ. - Y/cầu Hs nêu đặc điểm của các lực ma sát, tác hại của ma sát,ích lợi của ma sát. - Yêu/ cầu Hs làm bài tập ở nhà.-Chuẩn bị bài “áp suất” -Hai hs lên bảng. - Nhận xét câu trả lời của bạn I. Khi nào có lực ma sát 1. Lực ma sát trượt: - Lực cản đó là lực ma sát trượt. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. - Tìm ví dụ. 2.lực ma sát lăn: - Lực đó là ma sát lăn. - Lực ma sát lăn sinh ra khi có một vật lăn trên mặt một vật khác. - Tìm ví dụ - Trả lời:H.6.1 a: ma sát trượt. H6.1 b: ma sát lăn.Ma sát lăn có cường độ nhỏ hơn ma sát trượt. 3.Lực ma sát nghỉ: - Số chỉ lực kế cho biết lực ma sát nghỉ - Vì có lực ma sát nghỉ. -HS làm thí nghiệm. * Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác - Tìm thí dụ II.Lực ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật: 1.Lực ma sát có thể có hại: - Làm C6 2.Lực ma sát có thể có lợi: -HS trả lờ C7 và nêu tác dụng của lực ma sát.Đồng thời nêu cách làm giảm tác hại lực ma sát và tăng cường ích lợi của lực ma sát. III.vận dụng: LàmC8 , C9 SGK IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 6.doc
Giáo án liên quan