Bài dạy Vật lý 8 tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng

Tiết 28: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

 Tìm được mối quan hệ giữa nhiệt lượng , khối lượng, nhiệt dung riêng và độ tăng nhiệt độ của vật.

 2)Kĩ năng:

 Giải được một số bài tập cơ bản liên quan đến công thức Q = C.m.t

 3)Thái độ:

 Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác khi xử lý kết quả thí nghiệm.

B.Chuẩn bị:

 + Cho cả lớp : Giá thí nghiệm, lưới đốt, đèn cồn, cốc thủy tinh chịu nhiệt, kẹp, nhiệt kế.

 + Mỗi nhóm : Bảng kết quả thí nghiệm 24-1 ; 24-2 ; 24-3 (sgk)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Vật lý 8 tiết 28: Công thức tính nhiệt lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/03/2005 Tiết 28: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG A.Mục tiêu: 1)Kiến thức: Tìm được mối quan hệ giữa nhiệt lượng , khối lượng, nhiệt dung riêng và độ tăng nhiệt độ của vật. 2)Kĩ năng: Giải được một số bài tập cơ bản liên quan đến công thức Q = C.m.Dt 3)Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác khi xử lý kết quả thí nghiệm. B.Chuẩn bị: + Cho cả lớp : Giá thí nghiệm, lưới đốt, đèn cồn, cốc thủy tinh chịu nhiệt, kẹp, nhiệt kế. + Mỗi nhóm : Bảng kết quả thí nghiệm 24-1 ; 24-2 ; 24-3 (sgk) C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1)Ổn định lớp: (1p) GV kiểm diện HS. 2)Kiểm tra: (4p) Nhiệt lượng là gì ? Nêu lý luận và đơn vị của nhiệt lượng ? 3)Bài mới: Thời lượng Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung chính 1’ 7’ 17’ 5’ 5’ I.Hoạt động 1: Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Làm thế nào để ta có thể tính được phần nhiệt lượng mà vật nhận cũng như mất đi. Bài học hôm nay giúp chúng ta sáng tỏ vấn đề này. II.Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên Phụ thuộc những yếu tố nào ? -GV yêu cầu từng học sinh tự đọc mục I của SGK để trả lời câu hỏi : Nhiệt lượng một vật thu vào nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào của vật? -GV phân tích đúng sai, hướng dẫn HS ghi vào vở -Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 1 trong 2 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào ? III.Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ giữa nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên với khối lượng của vật, với độ tăng nhiệt độ của vật và với chất làm nên vật. -GV chia HS thành 6 nhóm và phân tích như sau : -HS trong nhóm 1 - 3 tự đọc mục I.1 để tìm hiểu quan hệ giữa nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên với khối lượng của vật - Thảo luận : Cử đại diện, mô tả thí nghiệm, trả lời C1 , C2 + HS nhóm 2-4 tự đọc mục I.2 tương tự tìm hiểu quan hệ nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ, trả lời C3 ; C4 ; C5 + HS trong nhóm 5-6 tự đọc mục I.3 tương tự tìm hiểu quan hệ nhiệt lượng và chất làm vật, trả lời câu C6 , C7. GV lưu ý : Mỗi nhóm làm việc trong 5 phút. - GV hướng dẫn thảo luận toàn lớp về kết quả làm việc của từng nhóm. - GV yêu cầu HS treo bảng kết quả thí nghiệm. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS đọc C2 ; C5 ; C7 -GV có thể ghi tóm tắc câu trả lời lên bảng -Qua 3 kết quả thí nghiệm, nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào ? -Chuyển ý:Công thức tính được thành lập như thế nào ? IV.Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng GV thông báo : Các nhà Bác học đã tìm ra công thức chính xác để tính nhiệt lượng thu vào như sau : Q = Cm (t2 - t1) = C.m. Dt Và giải thích các ký hiệu và đơn vị của các đại lượng trong công thức. -GV yêu cầu HS xem bảng 24.4 cho biết nhiệt dung riêng của 1 số chất cụ thể trong bảng. - GV nêu một vài con số cụ thể trong bảng và gọi HS cho biết con số đó là nhiệt dung riêng của chất nào ? Con số đó cho ta biết điều gì ? V.Hoạt động 5: Vận dụng - YC HS trả lời câu C8 các HS khác bổ sung. - Gọi 2 HS lên bảng làm C9 C10 . HS còn lại ghi vào vở GV hướng dẫn theo các bước. + Đổi đơn vị hợp pháp các giá trị đã cho trong bài + Viết công thức bằng chữ : Q = C.m (t2 - t1 ) + Thay số và tính kết quả. -HS lắng nghe - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. . Khối lượng . Độ tăng nhiệt dộ . Chất tạo nên vật - HS ghi vào vở - HS nêu dự đoán phương án thí nghiệm Nhóm học tập. - HS nhóm 1 - 3 tiến hành thí nghiệm - Thảo luận báo cáo kết quả - HS tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi - HS tiến hành theo hướng dẫn GV - HS lắng nghe hoặc có thể bổ sung ý kiến. - HS treo kết quả thí nghiệm, trả lời câu hỏi. - HS đọc trả lời. HS ghi vào vở C2 : m1 > m2 -> Q1 > Q2 C5 : Dt1 > Dt2 -> Q1 > Q2 C7 : Q cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật. - HS trả lời. - HS chú ý lắng nghe và ghi vào vở. - HS đọc và trả lời. - HS trả lời . -HS:TB,yếu tập trung trả lời câu C8 -HS làm việc theo hướng dẫn -HS làm bài tập C9 C10 I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố : -Khối lượng của vật -Độ tăng nhiệt độ của vật -Chất cấu tạo nên vật II. Công thức tính nhiệt lượng : Q=C.m(t2 - t1) Trong đó : +Q : Nhiệt lượng (J) +m : Khối lượng (kg) +C : Nhiệt dung riêng Đơn vị : J /kg +t1 : Nhiệt độ ban đầu +t2 : Nhiệt độ cuối cùng -Nhiệt dung riêng của 1 chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C 4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5’) - Hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ - Phần có thể em chưa biết, làm các bài tập 25.1 -> 25.5 SBT D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

File đính kèm:

  • docT28.DOC
Giáo án liên quan