Bài dạy Vật lý 8 tuần 24: Các chất được cấu tạo như thế nào

Tiết 24

CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt và giữa chúng co khoản cách.

2. Kĩ năng:

Hiểu rõ về cấu tạo của vật để giải thích các hiện tượng.

3. Thái độ:

Hứng thú, tập trung trong học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Vật lý 8 tuần 24: Các chất được cấu tạo như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn Tiết 24 CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO I. Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt và giữa chúng co khoản cách. Kĩ năng: Hiểu rõ về cấu tạo của vật để giải thích các hiện tượng. Thái độ: Hứng thú, tập trung trong học tập. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính 30Cm, khoảng 100 Cm3 nước. 2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’) - Kiểm tra sỉ số. ? Chuyển động cơ học là gì? ? Hãy lấy một ví dụ về một vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác? - Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta không thu được 100cm3 hỗn hợp rượu và nước, mà chỉ thu được khoảng 95cm3! Vậy khoảng 5cm3 hỗn hợp còn lại đã biến đi đâu? - Báo cáo sỉ số. - Trả lời. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không (10’) - cho học sinh đọc phần thông báo ở sgk - Giảng cho học sinh biết hầu hết các chất đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt (Nguyên tử) ? Nguyên tử khác phân tử như thế nào ? ? Người ta dùng dụng cụ gì để thấy nguyên tử? - Đọc và thảo luận 2 phút - Nt là một hạt, Pt là một nhóm hạt. - kính hiển vi hiên đại. I/ Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không: 3. Hoạt động 3: Giữa các phân tử có khoảng cách không (12’) ? Quan sát hình 19.3 và hãy cho biết giữa các nguyên tử ấy có liên kết không? ? Lấy 50Cm3 cát trộn với 50Cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100Cm3 hỗn hợp không? tại sao? - Hãy giải thích câu hỏi mà thầy nêu ra ở tình huấn đầu bài - Cho HS đọc chưong 2 - Như vậy giưa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách. - Cho HS quan sát hình 19.3 sgk - Có khoảng cách - Không, vì cát nhỏ hơn ngô nên cát có thể xen vào giữa các hạt ngô nên hỗn hợp giảm so với lúc đầu. - Trả lời - Đọc và thảo luận 2 phút II/ Giữa các phân tử có khoang cách không: Thí nghiệm mô hình: C1: không được vì cát nhỏ hơn ngô nên cát có thể xen vào khoảng cách giữa các hạt ngô nên thể tích hỗn hợp không đến 100Cm3. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu phần vận dụng (10’) ? Hãy giải thích tại sao khi thả đường vào nước đường tan và nước có vị ngọt ? ? Quả bóng cao su hay quả bóng bay dù có bơm căng khi bị cột chặt vẫn cứ ngày một xẹp dần, tai sao? ? Cá muốn sống được phải có không khí, tại sao cá sống được ở nước ? - Vì các phân tử đưòng và nước có khoảng cách nên chúng có thể xen vào nhau. - Giữa các phân cao su có khoảng cách nên các phân tử khí trong quả bóng có thể chui qua khoảng cách này. - Vì giữa các phân tử nước có khoang cách nên không khí hoà tan vaò được III/Vận dụng: C3: khi khuấy lên các phân tử đường xen vào các phân tử nước và các phân tử xen và các phân tử đường C4: Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử không khí có thể đi qua được. C5: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên không khí hoà tan vào được. 5. Hoạt động 5: Củng cố - hướng dẫn tự học (6’) - Hướng dẫn HS tự giải bài 19.1 SBT. ? Lấy 50Cm3 cát trộn với 50Cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100Cm3 hỗn hợp không? tại sao? - Xem trước bài: “ Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên”

File đính kèm:

  • docl8 tuan 24.doc
Giáo án liên quan