Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn: Ngữ văn lớp 8 bài: Văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8

BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

1. Tình huống cần giải quyết là:

Một đoàn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre để tham quan. Những người khách ấy đến khu phố em để được giới thiệu về một số điểm tham quan của tỉnh nhà. Em được cử làm người giới thiệu cho đoàn du khách ấy. Và nhiệm vụ em sẽ viết thành một bài văn giới thiệu về quê hương mình.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn: Ngữ văn lớp 8 bài: Văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 1. Tình huống cần giải quyết là: Một đoàn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre để tham quan. Những người khách ấy đến khu phố em để được giới thiệu về một số điểm tham quan của tỉnh nhà. Em được cử làm người giới thiệu cho đoàn du khách ấy. Và nhiệm vụ em sẽ viết thành một bài văn giới thiệu về quê hương mình. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Nguồn gốc + Vị trí địa lí + Đặc điểm địa hình + Lịch sử đấu tranh + Hoạt động kinh tế 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương: - Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bến Tre. - Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Bến Tre. - Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh; - Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; - Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế; - Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn. * Tư liệu sử dụng: sách địa phương. * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh: Ví dụ: Tôi được sinh ra và lớn lên từ Bến Tre - mảnh đất hiền hòa đầy thân thương. Nơi được mệnh danh là “ XỨ DỪA” nổi tiếng gần xa. Dù có đi đâu xa, mỗi lần nghe nhắc “Bến Tre” là lòng tôi bùi ngùi nhớ về nơi ấy. Bến Tre là vùng đất được hình thành do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Trước đây phần lớn đất còn hoang vu lầy lội, là nơi nhiều dã thú sinh sống. Rồi được những lưu dân từ miền Bắc và miền Trung vào khai phá, đa số là nông dân nghèo khổ, tù nhân bị lưu đày hay một số người có tiền của,... Khi đặt chân lên đất Bến Tre, họ chọn những dãy đất giồng cao ráo để sinh sống. Ba tri là nơi được khai phá sớm nhất vì đây là địa điểm dừng chân của các ngư dân đi theo đường biển. Về sau cư dân càng đông đúc và lập nên nhiều thôn làng mới. Với những kinh nghiệm sẵn có ở quê nhà, khi đến vùng đất mới này, người dân nơi đây đã biến những vùng đất hoang vu, đầy dã thú thành những ruộng lúa rộng lớn, những rừng dừa bạt ngàn, vườn cây ăn trái tươi tốt, nơi sản xuất dừa ngọt trái ngon, gạo thơm và nổi tiếng chỉ trong hai thế kỉ. Về mặt hành chính, Bến Tre từ một địa phận của tỉnh Vĩnh Long, sau ngày 01/01/1900, được công nhận là tỉnh Bến Tre ( gồm 3 cù lao Bảo + Minh + An Hóa ) Lược đồ hành chính Bến Tre Nhìn trên bản đồ, toàn tỉnh Bến Tre có dạng một tam giác, đỉnh nằm ở phía thượng lưu sông Hàm Luông và đáy là đường bờ biển dài khoảng 65 km, chiều cao của tam giác theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dài khoảng 75km. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bến Tre là 2361 km2. Bề mặt địa hình thể hiện đặc trưng: thấp, bằng phẳng, độ cao từ 1-2 m, có hướng thấp dần từ Tây Bắc- Đông Nam do chịu sự chia cắt của các nhánh sông tạo thành nhiểu cù lao. Còn có các dãy giồng cát song song với đường bờ biển Địa hình cồn trên sông ở Bến Tre Tỉnh Bến Tre có khí hậu cận xích đạo, phân làm hai mùa là mùa mưa và mùa khô, ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thiên tai. Hệ thống sông, rạch ở nơi đây được hợp thành bởi bốn nhánh sông lớn của hệ thống sông Cửu Long. Ngoài ra còn một hệ thống sông, rạch nhỏ và kênh đào tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc. Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa và thủy triều, có ảnh hưởng quan trọng đến việc tưới tiêu, tháo chua, rửa mặn trên đồng ruộng, vận tải trên sông. Tuy nhiên chế độ thủy triều cũng là nhân tố đưa nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, nhất là vào mùa khô. Đất phù sa chiếm đa số và còn nhiều loại đất khác thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây lâu năm. Cây dừa là cây công nghiệp mũi nhọn của Bến Tre, có vai trò to lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho ngành thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. Bởi thế, các hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm dừa góp phần giải quyết việc cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Hiện nay dừa không chỉ có giá trị trong nước mà còn vươn lên trên thị trường thế giới. Từ cây dừa, những nghệ nhân xứ dừa đã tạo ra hàng trăm sản phẩm độc đáo: thảm xơ dừa, lưới xơ dừa, bình hoa, túi xách và các sản phẩm khác phục vụ trong việc nội trợ. Sản phẩm mỹ nghệ từ dừa Bến Tre cũng là nơi có lịch sử đấu tranh vẻ vang tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi(1960) Phong trào Đồng Khởi(1960) Đội quân tóc dài ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960 sau khi có Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam số 15 mở ra con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của những người Cộng sản miền Nam, phát động hàng chục triệu lượt quần chúng nổi dậy thành cao trào Đồng Khởi. Phong trào bắt đầu bùng nổ ngày 17/1/1960 tại 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó phong trào đã lan rộng ra 47 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Bến Tre. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, lực lượng phụ nữ này đã giành quyền kiểm soát 22 xã, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ cho 22 xã khác. Trong cuộc nổi dậy này, đã xuất hiện người nữ lãnh đạo tài năng là bà Nguyễn Thị Định. Từ đó, nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của Đội quân tóc dài. Tên tuổi của bà đã gắn liền với Đội quân tóc dài và phong trào đấu tranh của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam. NỮ TƯỚNG NGUYỄN THỊ ĐỊNH (1920 -1992) Và ngày nay tôi vẫn luôn tự hào về lịch sử đấu tranh ấy, luôn nhớ ơn công lao to lớn đó. Ngày nay các vị anh hùng tuy đã hy sinh nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng người dân Bến Tre. Những việc làm mãi để lại dấu ấn sâu đậm và được ghi trong sử sách dân tộc, chẳng bao giờ vụt tắt mà sáng mãi trong lòng người dân Việt Nam. Vì thế để ghi nhận công ơn ấy, các cấp lãnh đạo ở Bến Tre đã cho xây dựng những tượng đài tưởng niệm như: tượng đài Đồng Khởi, tượng đài chiến thắng trên sông,...cùng các đền thờ lưu niệm một số anh hùng Tượng đài Đồng Khởi Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định Với những chính sách của Bến Tre đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập cùng các nước ngoài. Nền nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biền và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Bến Tre là dừa, cây ăn trái, lúa, mía,... và được trồng theo các vùng chuyên canh lớn, tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hóa cao (dừa sản lượng 420173 tấn - 2010) + Lúa ở Ba Tri , Thạnh Phú, Giồng Trôm, Bình Đại,... + Dừa ở Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành,... + Cây ăn trái ở Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc,.. + Mía ở Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại,... Ngành trồng trọt ở Bến Tre Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức chăn nuôi trang trại, chuyển đổi giống mới có năng suất cao,... tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần, trở thành nghề sản xuất chính. Ngành chăn nuôi ở Bến Tre Ngành thủy sản là một trong các thế mạnh kinh tế của tỉnh Bến Tre, đóng góp 15% tổng giá trị sản xuất của tỉnh (2009) đang được đầu tư phát triển theo hướng tăng cường nuôi trồng, đẩy mạnh các dịch vụ thủy sản và khai thác thủy sản vủng khơi. Trong nuôi trồng thủy sản chú trọng phát triển hình thức nuôi thâm canh, nuôi các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao ( tôm sú, tôm thẻ, nghêu, cá bè...) Nuôi cá bè trên sông * Công Nghiệp: sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triền chung của nền kinh tế, nhưng còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh (18.5%_2010) theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế nhà nước chỉ nắm giữ các ngành công nghiệp trọng yếu nhất là phát triển công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chế biến là: thủy sản, dừa chế biến, đường, bánh kẹo,.. có áp dụng các thiết bị hiện đại. Còn nghành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng góp phần giài quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chế biến thực phẩm đông lạnh * Dịch vụ: giao thông vận tải gồm đường bộ và đường sông. Hệ thống đường bộ tỉnh Bến Tre có hai quốc lộ chính là quốc lộ 60+ quốc lộ 57, đủ tiêu chuẩn đảm bảo giao thông thông suốt đến các địa bàn trong tỉnh. Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông mới được đưa vào sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả của hệ thống đường bộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế_ xã hội của tỉnh. Hệ thống bưu chính, viễn thông của Bến Tre có tốc độ phát triển khá nhanh. Thương mại phát triển mạnh ở Thành phố Bến Tre và các thị trấn. Hoạt động ngoại thương của tỉnh có sự phát triển tích cực. Chợ Bến Tre Du lịch có tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái _ văn hóa. Số lượng khách du lịch tăng khá nhanh, Bến Tre đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch,... nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai gần, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Một số điểm du lịch sinh thái ở Bến Tre. Bến Tre, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê tôi. Tôi nguyện sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày càng phát triển và sánh vai cùng các Thành phố lớn của cả nước. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý, hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng, Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docBAO CAO KHKTKIEN THUC LIEN MON.doc