Bài giảng Bài 26 : clo ( tiết 1)

1. Kiến thức : - Biết những tính chất vật lí của clo .

- Học sinh biết được những tính chất hóa học của clo .

2. Kỹ năng : Biết dự đoán tính chất hóa học của clo từ tính chất chung của phi kim .

- Biết dùng thí nghiệm và kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của clo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 26 : clo ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngày soạn : 1 – 12 - 2013 Tiết : 31 Ngày giảng : 3 – 12 – 2013 BÀI 26 : ClO ( Tiết 1) I) Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Biết những tính chất vật lí của clo . - Học sinh biết được những tính chất hóa học của clo . 2. Kỹ năng : Biết dự đoán tính chất hóa học của clo từ tính chất chung của phi kim . - Biết dùng thí nghiệm và kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của clo. - Viết được các phương trình hóa học minh họa cho các tính chất của clo. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, cẩn thận trong thí nghiệm, có tinh thần tập thể cao . 4. Trọng tâm : Tính chất hóa học của Clo . II) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. - Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, giấy quỳ tím, ống nghiệm. - Hóa chất : Bộ điều chế khí clo, dd NaOH, nước cất. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Chủ yếu sử phương pháp trực quan, phương pháp thực hành thí nghiệm, kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề . III) Tiến trình dạy học . 1. Ổn định tổ chức lớp : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . 2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu tính chất hóa học của phi kim ? Viết phương trình hóa học minh hoạ ? 3. Nêu vấn đề bài mới : Clo có những tính chất nào? 4. Các hoạt động học tập . Hoạt động I : Nghiên cứu tính chất vật lí của clo. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát lọ đựng khí clo . + Yêu cầu học sinh quan sát . Nghiên cứu sgk . + Nêu tính chất vật lí của khí clo. -Yêu cầu cả lớp quan sát, nhận xét cho đúng. GV mở rộng: Clo tan được trong nước: ở 200C, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí Clo. Clo có tnc = - 101,50C, ts = - 34,040C. D = 2,45 - Clo kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Trong trạng thái khí, nó kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó làm cháy da. Vì thế, Clo đã là một trong các loại khí được sử dụng trong đại chiến thế giới thứ nhất như một vũ khí hóa Mức độ phơi nhiễm thấp kinh niên làm suy yếu phổi và làm tăng tính nhạy cảm của các rối loạn hô hấp => Clo là khí độc. - Nghiên cứu SGK nêu tính chất vật lí của clo như yêu cầu của giáo viên. + Clo là một chất khí màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước. Clo là một khí độc. *) Tiểu kết : - Tính chất vật lí của clo . + Clo là một chất khí màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng hơn không khí và tan được trong nước. Clo là một khí độc. Hoạt động II : Nghiên cứu tính chất hóa học của clo. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thông qua thí nghiệm đã làm ở trương trình lớp 8 và ở những bài trước . Em hãy cho biết clo có những tính chất hóa nào ? - Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung cho đúng. GV: biểu diễn thí nghiệm giữa Clo với Cu cho học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng. - Vậy theo em clo còn có những tính chất hóa học nào khác không ? Biểu diễn thí nghiệm tác dụng với nước để học sinh quan sát, nhận xét. + Cho học sinh nghiên cứu sgk để giải thích hiện tượng trên và viết phương trình hóa học. Em hãy cho biết trong phản ứng trên chất nào làm quỳ tím hoá đỏ, chất nào làm mất màu quỳ tím ? Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. Nước Clo và Clo ẩm có tác dụng phá huỷ các chất hữu cơ, các chất màu hữu cơ do đó nó được dùng trong tiệt trùng ? Khi đổ H2O vào Cl2 xảy ra hiện tượng vật lí hay hoá học? Giải thích. Biểu diễn thí nghiệm tác dụng với dung dịch NaOH tương tự như thí nghiệm của nước với khí clo . Cho học sinh quan sát, nhận xét - viết phương trình hóa học . Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng. Hỗn hợp NaCl(dd)+NaClO(dd)+H2O(l) được gọi là nước giaven (zavel) * Nước giaven có tính Oxi hoá mãnh liệt cả ở nhiệt độ thường, trong bất kì môi trường nào. Vì vậy nó được dùng làm chất tẩy màu, khử độc 4NaClO + PbS Š NaCl + PbSO4 NaClO + HCl Š NaCl + H2O +Cl2 Nước giaven có tính tẩy màu, khử độc nhờ CO2 trong không khí theo Pt: NaClO + CO2 + H2O Š NaHCO3+ HClO * Viết PTHH của Cl2 với Ca(OH)2 CaOCl2 cũng có tính tẩy màu, khử độc nhờ CO2 trong không khí. 2 CaOCl2 + CO2 Š CaCO3 + CaCl2 + Cl2O CaOCl2 + 2HCl Š CaCl2 + H2O + Cl2 1: Clo có những tính chất hóa học của phi kim không? Nghiên cứu SGK nêu các tính chất hóa học của clo đã học để chứng minh clo có tính chất hóa học của phi kim. + Tác dụng với kim loại : PTHH : 2Na + Cl2 2NaCl 2Fe + 3Cl2 2FeCl3. Tác dụng với khí hiđro : PTHH : H2 + Cl2 2HCl (chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp vơi oxi, Clo là phi kim hoạt động mạnh. Do đó trong tự nhiên clo không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu ở dạng hợp chất) 2: Clo còn có tính chất hóa học nào khác? a:Tác dụng với nước : +) Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của giáo viên : Clo còn tác dụng được với nước và dung dịch kiềm. Quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng thu được. +) Hiện tượng : Khi cho khí clo sục vào nước, sau đó đưa giấy quỳ tím vào cốc nước ta thấy : Lúc đầu giấy quỳ tím đổi màu đỏ, sau đó mất màu. PTHH : Cl2 + H2O HCl + HClO (axit Hipocloro) Cả hai hiện tượng vì Cl2 tan trong H2O 4 vật lí Cl2 T/d H2O tạo HCl &HClO 4 Hoá học b:Tác dụng với dung dịch NaOH : +) Quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên +) Nhận xét , viết phương trình hóa học : +) Hiện tượng : dung dịch trở thành dung dịch không màu, khi cho giấy quỳ tím vào thì giấy quỳ tím mất màu. PTHH: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O (Natri hipoclorit) Nước Gia-Ven 2Cl2(k) +2Ca(OH)2(ướt) Ca(ClO)2(dd) + CaCl2(dd) + 2H2O(l) (canxihipoclorit) Cl2(k) + Ca(OH)2(khô) Š CaOCl2(dd)+ H2O(l) (Clorua vôi) *) Tiểu kết : - Tính chất hóa học của clo + Clo có những tính chất hóa học chung của phi kim . +) Tác dụng với kim loại : 2Fe + 3Cl2 2FeCl3. +) Tác dụng với khí hiđro : H2 + Cl2 2HCl + Clo có những tính chất hóa học riêng . +) Tác dụng với nước : Cl2 + H2O HCl + HClO . +)Tác dụng với dung dịch NaOH : NaOH +Cl2NaCl + NaClO + H2O . * Kết luận : - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . IV) Cũng cố : - Nêu tính chất vật lí và tính chất hóa học của clo - Cho học sinh làm bài tập sau . + Có 3 chất khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là : Clo , hiđroclorua , oxi . Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ . - Hướng cũng cố bài . + Cho nước vào 3 lọ nói trên , sau đó cho giấy qùy tím vào để thử các chất khí . Nếu lọ nào làm cho giấy quỳ tím chuyển màu đỏ , sau đó có hiện tượng mất màu , thì đó là lọ đựng khí Clo . Vì Cl2 + H2O HCl + HClO . Nếu lọ nào làm cho giấy quỳ tím chuyển màu đỏ , thì lọ đó là khí hiđroclorua . Lọ không thấy hiện tượng gì , đó là lọ đựng khí Oxi . VI) Dặn dò : - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu lại bài trong SGK. - Làm bài tập 1, 2, 3, 5, SGK trang 81. - Nghiên cứu phần còn lại của bài “ Clo ”

File đính kèm:

  • docbai 26 clotiet 1 rat hay.doc
Giáo án liên quan