Bài giảng Bài 31. tính chất- Ứng dụng của hiđro (tiếp theo)

· Kiến thức: Biết biết hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. Biết và hiểu khí hiđro có tính khử, tác dụng với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt. Biết hỗn hợp khí hiđro với oxi là hỗn hợp nỗ. Biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt.

 

doc46 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 31. tính chất- Ứng dụng của hiđro (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:48 Bài 31. TÍNH CHẤT- ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO(tt) A. Mục Tiêu: Kiến thức: Biết biết hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. Biết và hiểu khí hiđro có tính khử, tác dụng với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt. Biết hỗn hợp khí hiđro với oxi là hỗn hợp nỗ. Biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt. Kỹ năng: Biết đốt cháy hiđro trong không khí, biết cách thử hiđro nguyên chất và quy tắc an toàn khi đốt cháy hiđro. Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với đồng oxit. Thái độ: Củng cố, khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn. B. Chuẩn Bị Tranh vẽ: Ứng dụng của hiđro (hình 5.3 trang 111SGK). Hoá chất: Kẽm viên, dd axit clohiđric (HCl), Đồng oxit (CuO). Hoá cụ: 2 ống nghiệm,ống dẫn khí, giá sắt, cốc thuỷ tinh chứa nước, ống thuỷ tinh, đèn cồn, diêm, thìa lấy hoá chất. C. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: - Hãy nêu tác dụng của khí hiđro với khí oxi? Viết PTHH? Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy khí H2 mà không gây ra tiếng nổ mạnh? Đặt vấn đề: Tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu tác dụng của khí hiđro với khí oxi. Khí hiđro còn tính chất hoá học nào không? Và ứng dụng của khí hiđro là gì? Bài học này chúng ta nghiên cứu. 2. Tác dụng với đồng oxit. PTHH H2(k)+CuO(r) H2O(h)+Cu(r) Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Kết luận: SGK Hoạt động 2: GV: HS đọc tác dụng cuả khí H2 với bột đồng oxit. Nhận xét các hiện tượng và trả lời các câu hỏi: - Mục đích của thí nghiệm sắp tiến hành? - Các bộ phận chủ yếu của thiết bị thí nghiệm? - Màu sắc của CuO trước khi làm thí nghiệm? - HS nhóm thảo luận và phát biểu. Sau đó GV tiến hành thí ngiệm thực tế cho dòng khí H2 đi qua CuO. - HS quan sát. - Ở nhiệt độ thường, khi cho dòng khí H2 đi qua CuO có hiện tượng gì? - Làm gì để kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro? - HS nhóm trao đổi và trả lời. GV: Tiếp tục thực hiện thí nghiệm. Sau khi kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro và bắt đầu đun nóng phần ống thuỷ tinh có chứa CuO thì bột đen CuO biến đổi như thế nào? - Còn có chất gì được tạo thành trong ống? Yêu cầu đọch SGK II.2.b - HS quan sát. - HS nhóm trao đổi và phát biểu. - Hãy viết PTHH xảy ra? - Có kết luận gì về tác dụng của khí hiđro với đồng (II) oxit. - HS viết PTHH trên bảng. - HS đọc SGK. GV: Yêu cầu HS đọc phần kết luận (II.c) trong SGK. - Làm bài tập 2a trang 112 SGK. - HS nhóm thảo luận và viết PTHH lên bảng con. III. Ứng dụng (SGK) Hoạt động 3: GV: Khí hiđro có lợi ích gì cho chúng ta không? Qua tính chất của khí hiđro đã học, khí hiđro có những ứng dụng gì? - HS quan sát tranh và phát biểu. Sau đó HS đọc SGK phần ứng dụng. GV: Sử dụng tranh vẽ (hình 5.2 SGK) (dùng giấy trắng che phần điều chế). Hoạt động 4: Vận dụng - Làm bài tập 1,4 trang 109 SGK GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ (SGK). Hướng dẫn về nhà: + Học bài +Làm bài tập vào vở (GV gợi ý cách giải bài 6 trang 112). + Xem trước bài 32. - HS làm việc cá nhân và phát biểu. - HS thảo luận nhóm à giải bài tập. 1 HS lên giải câu 1a và 1 HS khác lên giải câu 1b. Tiết:49 Bài 22. PHẢN ỨNG OXI - HOÁ KHỬ A. Mục Tiêu: Kiến thức: Biết chất khử là chất chiếm oxi của chất khác, chất oxi hoá là chất khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác. Sự khử là sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất, sự oxi hoá ...... HS hiểu được phản ứng oxi hoá khử là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết và nhận ra phản ứng oxi hoá khử, chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong phản ứng hoá học. Thái độ: Biết tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử. B. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: Viết PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: sắt (III) oxit, thủy ngân (II) oxit, chì (II) oxits? - HS trả lời viết PTHH trên bảng. Chữa bài tập 5 trang 109 SGK? Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu về phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Qua tính chất hoá học của hiđro tác dụng với một số oxit kim loại, chúng ta nghiên cứu phản ứng oxi hoá khử. Thế nào là phản ứng oxi hoá khử? Phản ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng thế nào trong công nghiệp luyện kim và công nghiệp hoá học? Đó là nội dung bài học hôm nay. - 1 HS lên bảng viết PTHH: - 1 HS chữa bài tập 5 Fe2O3 + 3H2 2Fe+3H2O HgO + H2 Hg+H2O PbO + H2 Pb+H2O 1. Sự khử: - Là sự tách oxi khỏi hợp chất. GV: Dựa vào các PTHH nêu trên và đặt câu hỏi. - Lưu ý: Sự oxi hoá là sự tác dụng cuả một chất với oxi. - Chất nào đã chiếm oxi của Fe2O3, HgO, PbO? Trong các phản ứng đó hiđro đã thể hiện tính chất gì? GV: Trong các phản ứng này đã xảy ra sự khử của oxit của oxit kim loại. Vậy sự khử là gì? GV: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của oxi,chúng ta đã tìm hiểu sự oxi hoá. Các em hãy nhắc lại khái niệm này? - HS nhóm thảo luận và phát biểu. - HS nhóm phát biểu. - HS nhóm thảo luận và phát biểu. 2. Chất khử và chất oxi hoá (Học phần kết luận) - Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử. - Chất nhường oxi của cho khác gọi là chất oxi hoá. Hoạt động 3: GV: Trong phản ứng CuO + H2 Cu + H2O Chất nào được gọi là chất khử? Chất nào được gọi là chất oxi hoá? Vì sao? - Chất khử là gì? Chất oxi là gì? GV: Yêu cầu HS đọc SGK phần 2c. HS nhóm thảo luận và phát biểu theo từng câu hỏi. Hoạt động 4: GV: Trong phản ứng trên, quá trình oxi hoá hiđro và quá trình khử oxi của CuO có thể xảy ra riêng lẻ, tách biệt được không? - HS nhóm trao đổi và phát biểu. 3. Phản ứng oxi hoá khử là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. GV: Giải thích dựa vào phản ứng CuO + H2 Cu + H2O - Các em nhận xét gì về mối quan hệ giữ sự khử và sự oxi hoá? - Các em định nghĩa thế nào về phản ứng oxi hoá khử? - HS nhóm phát biểu. - HS đọc SGK: “Sự khử...oxi hoá khử” 4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử (SGK) Hoạt động 5: GV: Phản ứng oxi hoá khử có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống và sản xuất? - HS đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi. Hoạt động 6: Vận dụng - HS làm bài tập 1 trang 113 - Làm bài tập 3 trang 113 Hướng dẫn về nhà + Học bài, làm bài tập vào vở. + Xem trước bài 33. - HS làm việc cá nhân (chỉ chọn câu đúng). - HS làm trên bảng. Tiết:50 Bài 33. ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ A. Mục Tiêu: Kiến thức: HS hiểu nguyên liệu, phương pháp cụ thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (axit HCl hoặc H2SO4 tác dụng với Zn hoặc Al), biết nguyên tắc điều chế hiđro trong công nghiệp. Hiểu được phản ứng thế là PƯHH giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. Kỹ năng: HS có khả năng lắp được dụng cụ điều chế hiđro từ axit và kẽm, biết nhận ra hiđro (bằng que đóm đang cháy) và thu H2 vào ống nghiệm (bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước). B. Chuẩn Bị Hoá chất: Kẽm viên, dd axit clohiđric (HCl). Hoá cụ: HS: Dụng cụ điều chế H2 (như hình 5.4 SGK) (ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn đầu vuốt nhọn, que đóm, đèn cồn, diêm, kẹp, ống nhỏ giọt, giá sắt. GV: Dụng cụ điều chế H2 và thu khí H2 (hình 5.5 SGK). Dụng cụ điều chế H2 bằng cách điện phân nước. C. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: - Hãy lập PTHH khi cho Fe2O3 tác dụng với H2. Tại sao phản ứng có tên là phản ứng oxi hoá khử? Cho biết chất khử? Chất oxi hoá? Giải thích? - Chữa bài tập 2 trang 113 SGK. Đặt vấn đề: Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, nhiều khi người ta dùng khí H2 trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu. - HS lập PTHH trên bảng – trả lời theo yêu cầu. I. Điều chế hiđro: 1. Trong phòng thí nghiệm: Điều chế hiđro bằng tác dụng của axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm) Zn(r)+2HCl(dd) H2(k)+ZnCl2(dd) Cách thu khí: Cho khí hiđro đẩy không khí hay đẩy nước. Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy. Hoạt động 2: GV: Yêu cầu HS đọc SGK phần I.1.a trang 114 HS quan sát dụng cụ được lắp sẵn trên bàn giáo viên. Nhóm HS làm thí nghiệm điều chế hiđro theo hướng dẫn của giáo viên. GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi (đã viết sẵn trên bảng phụ): - Có hiện tượng gì xảy ra khi cho kẽm vào ống nghiệm chứa dd HCl? - Khí thoát ra có làm cho than hồng của que đóm bùngcháy không? - Có hiện tượng gì khi cô cạn giọt dd lấy từ trong ống nghiệm? - HS đọc SGK, lớp theo dõi trong SGK. - HS quan sát cách lắp dụng cụ. - HS nhóm thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. - Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, HS quan sát và ghi lại nhận xét những hiện tượng xảy ra trong từng giai đoạn. GV: Khi cô cạn một giọt dd, chất rắn màu trắng là kẽm clorua (ZnCl2). Các em hãy lập PTHH của phản ứng vừa thực hiện thí nghiệm? GV: Thông báo để điều chế khí hiđro, có thể thay dd axit clohiđric bằng axit sunfuric loãng và thay kẽm bằng các kim loại như Fe hay Al. - HS thảo luận và lần lượt trả lời từng câu hỏi khi thí nghiệm hoàn tất. - HS nhóm thảo luận viết PTHH lên bảng con. Hoạt động 3: GV: Chúng ta có thể điều chế hiđro với lượng lớn. Sau đó yêu cầu HS quan sát bộ dụng cụ lắp sẵn trên bàn giáo viên. GV: Yêu cầu 1 HS lên bàn GV, tự làm thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro bằng cách đẩy nước dưới sự hướng dẫn của GV. Yêu cầu 1 HS khác lên bàn GV thực hiện thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí dưới sự hướng dẫn của giáo viên. HS quan sát - HS lên làm thí nghiệm, cả lớp quan sát. - 1 HS lên làm thí nghiệm, cả lớp quan sát. 2.Trong công nghiệp (SGK) PTHH 2H2O(l) 2H2(k)+ O2(k) Hoạt động 4: GV: Có thể điều chế H2 trong công nghiệp theo cách như phòng thí nghiệm được không? Nguồn nguyên liệu sản xuất H2 trong công nghiệp là gì? GV: Yêu cầu HS đọc SGK phần I.2. Sau đó cho HS quan sát dụng cụ điều chế hiđro bằng cách điện phân nước. HS tìm hiểu, thảo luận và phát biểu. HS đọc SGK. HS quan sát. II. Phản ứng thế là gì? Là PƯHH trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Hoạt động 5: GV: Các em hãy viết PTHH điều chế hiđro từ sắt và đ H2SO4 loãng. GV: Trong hai phản ứng điều chế H2 đã viết trên bảng, nguyên tử của đơn chất Zn hoặc Fe đã thay thê nguyên tử nào của axit? GV: Hai PƯHH đó gọi là phản ứng thế. Vậy thế nào là phản ứng thế? - HS viết PTHH trên bảng. - HS nhóm thảo luận và phát biểu. - HS nhóm phát biểu sau đó đọc lại SGK phần II.2 Hoạt động 6: Vận dụng Làm bài tập 2,3 trang 117 SGK. + Học bài: phần ghi nhớ + Làm các bài tập vào vở + Học lại phần kiến thức cần nhơ như ở bài 34 - HS làm việc cá nhân và trả lời (viết PTHH trên bảng) ---------------ca&bd--------------- Ngày . . . tháng . . . năm . . . Duyệt của CM Tiết 51 Bài 34. BÀI LUYỆN TẬP 6 A. Mục Tiêu: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hoá học về hiđro. Biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí hiđro so với khí oxi. HS biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử. Nhận biết được phản ứng oxi hoá khử, chất khử, chất oxi hoá trong các phản ứng hoá học, biết nhận ra phản ứng thế và so sánh với các phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ. Vận dụng các kiến thức trên đây để làm các bài tập và tính toán có tính tổng hợp liên quan đến oxi và hiđro. B. Chuẩn Bị: GV Chuẩn Bị trước các phiếu học tập (theo nội dung triển khai trong tiết học). C. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh I. Kiến thức cần nhớ: Hãy trả lời các câu hỏi 1. Trình bày những kiến thức cơ bản về: * Tính chất vật lý * Tính chất hoá học * Ứng dụng * Điều chế khí hiđro Hoạt động 1: GV phát phiếu học tập. Yêu cầu HS đọc nội dung và Chuẩn Bị lần lượt từng câu hỏi. - HS nhóm Chuẩn Bị câu 1 à phát biểu khi GV yêu cầu 1 HS nhóm. - HS khác chú ý nghe và nhận xét. - HS nhóm Chuẩn Bị câu 2 à phát biểu. 2. So sánh tính chất vật lý của khí oxi và khí hiđro? Khi thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Hoạt động 2: GV: Yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi 3. GV gọi 1 HS lên bảng viết các PTHH minh họa cho từng phản ứng. - HS nhóm thảo luận viết PTHH minh họa ra vở nháp. Đối với khí oxi, tại sao không làm thế được? Giải thích? 3. Hãy cho các thí dụ bằng PTHH để minh họa: * Phản ứng thế. * Phản ứng hoá hợp. - 1 HS khác trình bày sự khác nhau của các PƯHH GV: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của hiđro, chúng ta biết thêm phản ứng oxi hoá khử. - HS đọc nội dung câu hỏi 4. - HS lớp nhận xét và bổ sung (nếu có). - Thảo luận nhóm à lên bảng viên PTHH khi GV yêu cầu. * Phản ứng phân huỷ. Từ đó nêu sự khác nhau của các PƯHH nêu trên? Hoạt động 3: GV: Chúng ta làm bài tập vận dụng những kiến thức về hiđro vừa được củng cố. - HS lớp nhận xét (bổ sung nếu có sai sót). 4. Hãy nêu thí dụ bằng PTHH để minh hoạt phản ứng oxi hoá khử? GV: Bài tập 1 và bài tập 2 các nhóm được phân công thực hịên cùng thời gian. - 1 HS khác trả lời phần b. a. Trong phản ứng đó hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, chất oxi hoá,, sự khử, sự oxi hoá. GV: Gọi 1 HS giải bài tập 3 à cho HS nhận xét. Sau đó GV cho điểm, cho 1 HS xung phong giải bài tập 4. - HS các nhóm làm bài tập. Sau đó lên bảng làm khi giáo viên yêu cầu. b. Định nghĩa: Chất khử, chất oxi hoá, chất oxi hoá,, sự khử, sự oxi hoá. GV: Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập 5. Sau đó cho HS nhận xét. II. Bài tập: Làm các bài tập trong SGK trang 121, 122. Bài tập 1 (Nhóm 2,4,6) Bài tập 2 (Nhóm 1,3,5) à Bài tập 1,2 các nhóm thực hiện cùng lúc. Bài tập 3, bài tập 4 (HS làm cá nhân) Bài tập 5 (HS làm cá nhân) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập vào vở. Chuẩn Bị cho tiết thực hành đọc trước nội dung các thí nghiệm ở bài thực hành 5. Làm trước phiếu thực hành. - Bài tập 5, HS cả lớp phải làm ra vở nháp à GV chấm vở của vài HS trước khi cho HS nhận xét. ---------------ca&bd--------------- Ngày . . . tháng . . . năm . . . Duyệt của CM Tiết:52 Bài 35. BÀI THỰC HÀNH 5 ĐIỀU CHẾ, THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO A. Mục Tiêu: HS nắm vững nguyên tắc điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vậ lý, tính chất hoá học. Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệmm, điều chế và thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí. Kĩ năng nhận ra khí H2, biét kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro, biết tiến hành thí nghiệm với H2 (dùng H2 khử CuO). B. Nội Dung: Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm. Thu khí hiđro. Tính chất của hiđro. C. Chuẩn Bị Hoá chất: dd HCl, kẽm viên, bột CuO. Hoá cụ: Cho mỗi nhóm thí nghiệm 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá sắt, kẹp, đèn cồn, diêm, ống dẫn khí thẳng, nút cao su, ống hình chữ (ù ), que đóm, ống hút lấy hoá chất lỏng, thìa lấy hoá chất, bình nước. D. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên – học sinh I. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thínghiệm 1: Điều chế H2 – Đốt cháy H2 trong không khí. Số 1: Dùng một ống nghiệm, lấy nút cao su có ống dẫn khí thẳng đậy vào và kiểm tra độ kín của nút.Mở nút cao su, cho vào ống nghiệm 3 viên kẽm, dùng ống nhỏ giọt cho vào khoảng 2ml đ HCl. - HS nhóm thực hiện thí nghiệm theo phân công. - GV: hướng dẫn cách thực hiện cho từng số: khi số 1 thựchiện xong GV hướng dẫn đến số 2. Số 2: Đậy ống nghiệm có Zn và đ HCl (số 1 vừa Chuẩn Bị) bằng nút cao su có ống dẫn khí thẳng và đặt ống nghiệm vào giá ống nghiệm. - GV theo dõi HS làm thí nghiệm. Số 3: Chờ khoảng 1 phút, đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí có dòng khí H2 bay ra. Quan sát ghi nhận xét. Thí nghiệm 2: Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí. Số 4: Lấy một ống nghiệm úp lên đầu ống dẫn khí H2 sinh ra. Sau 1 phút giữ cho ống ày đứng thẳng và miệng chũcuống dưới rồi đưa miệng ống nghiệm này vào gần ngọn lửa đèn cồn. Quan sát, ghi nhận xét. - GV nhắc các nhóm (cụ thể là số 4): Khi đã thấy rõ hiện tượng cháy trong không khí của H2 thì cần dập tắt ngọn lửa và tiến hành thu khí H2 (thí nghiệm 2). Thí nghiệm 3: hiđro khử đồng (II) oxit Số 2: Lấy 1 ống nghiệm khác, dùng nút cao su có dẫn hình ù đậy vào để kiểm tra, sau đó lấy nút cao su ra, cho vao ống nghiệm 6 viên kẽm và khoảng 10ml dd HCl. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su và đặt ống nghiệm vào giá ông nghiệm. Số 3: Lấy một ống nghiệm khác, dùng thìa lấy 1 ít bột CuO cho vào đáy ông nghiệm. Số 4: Lắp hệ thống thực hiện thí nghiệm (theo mẫu GV đã lắp sẵcn trên bàn GV). Dùng đèn cồn, hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh chỗ có CuO. Quan sát ghi nhận xét màu sắc chất tạo thành. Khi thực hiện xong thí nghiệm, tắt đèn cồn. Trả lời câu hỏi: Nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa phần II trang 120. GV: Lưu ý HS số 3 phải dùng ống nghiệm thật khô để CuO không bám vào thành ống. - HS Chuẩn Bị trước phiếu thực hành với các câu hỏi. II. Cuối tiết thực hành: Số 1: Rửa dụng cụ Số 2: Sắp xếp lại hoá cụ, hoá chất. Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành. - GV nhận xét và rút kinh nghiệm tiết thực hành. ---------------ca&bd--------------- Ngày . . . tháng . . . năm . . . Duyệt của CM Tiết:53 BÀI KIỂM TRA SỐ 4 Tiết:54 Bài 36. NƯỚC A. Mục Tiêu: Kiến thức: HS biết và hiểu qua phương pháp thực nghiệm: thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi; chúng hoá hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là 2 phần tử hiđro và 1 phần tử oxi và tỉ lệ khối lượng là 1 hiđro và 8 oxi. Biết và hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước, hoà tan được nhiều chất (rắn, lỏng, khí), tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ, tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit. Kỹ năng: Hiểu và viết được PTHH thể hiện được các tính chất hoá học của nước, tiếp tục rèn kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH. Thái độ: HS biết nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống,có ý thức sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bịô nhiễm. B. Chuẩn Bị Các bản trong mô tả thí nghiệm phân huỷ nước bằng dòng điện và thí nghiệm tổng hợp nước (hình 5.10, hình 5.11 SGK) à Sử dụng máy chiếu. C. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Đặt vấn đề: Nước có thành phần và tính chất như thế nào? Nước có vai trò gì trong đời sống và sản xuất? Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không ô nhiễm? Chúng ta nghiên cứu về nước trong bài học này. GV: Những nguyên tố hoá học nào có trong thành phần của nước? chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ nào về thể tích và khối lượng? - HS trả lời. I. Thành phần hoá học của nước: 1. Sự phân huỷ nước: PTHH 2H2O(l) 2H2(k) + O2(k) Để giải đáp các câu hỏi này, ta quan sát thí nghiệm: - Sự phân huỷ nước, GV sử dụng máy chiếu, các bản trong, dùng lời nói mô tả thí nghiệm. GV: yêu cầu HS đọc DGK phần I.1 và trả lời câu hỏi: - HS lớp quan sát các hình vẽ trên màn hình à ghi lại nhận xét các hiện tượng. - H2O được tạo nên từ nguyên tố H - O - Hãy cho biết kết luận rút ra được từ thí nghiệm phân huỷ nước bằng dòng điện? - Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ nước. - Cho biết tỉ lệ thể tích giữa khí H2 và O2 thu được trong thí nghiệm? - HS nhóm thảo luận, qua tìm hiểu SGK à phát biểu. 2. Sự tổng hợp nước: PTHH 2H2(k) + O2(k) 2H2O(h) Sự tổng hợp nước: GV: Tiến hành theo phương pháp nêu trên: GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK (II.2) và trả lời câu hỏi: - HS quan sát các thí nghiệm vẽ à ghi nhận xét. Khí H2 đã hoá hợp với khí O2 tạo thành H2O theo tỉ lệ thể tích 2H và 1 O - Thể tích khí H2 ; O2 cho vào ống thuỷ tinh lúc đầu là bao nhiêu? Khác nhau hay bằng nhau? - Thể tích khí còn lại sau khi hỗn hợp nổ do đốt bằng tia lửa điện là bao nhiêu? Đó là khí gì? - HS nhóm trao đổi à phát biểu. - Tỉ lệ về thể tích giữa hiđro và oxi khi chúng hoá hợp với nhau thành nước? Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro cà oxi trong nước là bao nhiêu? Hãy nêu cách tính tỉ lệ về khối lượng này? HS trình bày cách tính tỉ lệ khối lượng trên bảng. - Bằng thực nghiệm có thể kết luận CTHH của nước như thế nào? - HS đọc SGK phần I.3. II. Tính chất của nước: 1. Tính chất vật lý (SGK) Hoạt động 2: GV: Các em hãy nêu tính chất vật lý của nước? GV: Tính chất hoá học của nước sẽ học trong tiết sau. Hoạt động 3: Vận dụng Làm bài tập 2,4 trang 125 Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm bài tập vào ở. Xem tiếp phần II.2, III của bài. - HS nhóm kết hợp SGK à phát biểu. - à Sau đó HS đọc lại SGK. HS làm 2,4. Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ---------------ca&bd--------------- Tiết:55 Bài 36. NƯỚC(tt) A. Mục Tiêu: Kiến thức: HS biết và hiểu qua phương pháp thực nghiệm: thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi; chúng hoá hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là 2 phần tử hiđro và 1 phần tử oxi và tỉ lệ khối lượng là 1 hiđro và 8 oxi. Biết và hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước, hoà tan được nhiều chất (rắn, lỏng, khí), tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ, tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit. Kỹ năng: Hiểu và viết được PTHH thể hiện được các tính chất hoá học của nước, tiếp tục rèn kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH. Thái độ: HS biết nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống,có ý thức sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bịô nhiễm. B. Chuẩn Bị Hoá chất: Kim loại Na, vôi sống CaO, P2O5 (đốt P đỏ), giấy quỳ tím. Hoá cụ: Bình nước, cốc thuỷ tinh, phểu thuỷ tinh nhỏ, ống nghiệm, đèn cồn, tấm kín, ống nhỏ giọt, thìa đốt, lọ thuỷ tinh, nước. C. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Và Học: Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra: -Thành phần hoá học của nước? bằng những phương pháp hoá học nào chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? viết PTHH xảy ra? Đặt vấn đề: Chúng ta tiếp tục nghiên cứu p

File đính kèm:

  • docgiao an hai cot cuc hay.doc
Giáo án liên quan