Bài giảng Bài: 4 một số axit quan trọng (tiếp theo) tuần 4

. MỤC TIÊU :

a. Kiến thức :

- Học sinh biết được H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng: Tính oxi hóa, tính háo nước.

- Biết nhận biết H2SO4 và muối Sunfat

- Nắm được một số ứng dụng của H2SO4 trong đời sống và sản xuất.

- Hiểu được các công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: 4 một số axit quan trọng (tiếp theo) tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 4 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (tt) Tuần: 4 NS: ……………………… Tiết PPCT: 7 Ngày dạy: …….………… 1. MỤC TIÊU : a. Kiến thức : - Học sinh biết được H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng: Tính oxi hóa, tính háo nước. - Biết nhận biết H2SO4 và muối Sunfat - Nắm được một số ứng dụng của H2SO4 trong đời sống và sản xuất. - Hiểu được các công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. b. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học . - Kỹ năng phân biệt các lọ hóa chất bị mất nhãn. c. Thái độ: - Giáo dục HS H2SO4(đ) là chất rất độc, sử dụng cần lưu ý tránh xảy ra tai nạn. 2. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của H2SO4(đ) và cách sản xuất H2SO4. 3. CHUẨN BỊ: Giáo viên: H2SO4(l), H2SO4(đ), Cu, đường saccarozơ Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút. b. Học sinh: Kiến thức, VBT. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, kiểm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: - Gv gọi HS làm bài tập sau: Cĩ những chất sau: Cu, Al, ZnO, Fe(OH)2, NaCl, AgNO3.Chất nào pư được với axit HCl? Viết PTPƯ xảy ra cho từng trường hợp. Đáp án: Những chất pư với HCl là: Al, ZnO, Fe(OH)2, AgNO3 (2đ) 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 (2đ) ZnO + 2HCl à ZnCl2 + H2O (2đ) Fe(OH)2 + 2HCl à FeCl2 + 2H2O (2đ) AgNO3 + HCl à AgCl + HNO3 (2đ) - HS làm bài tập và GV ghi điểm cho HS 4.3. Bài mới: Axit H2SO4(đ) có những tính chất riêng nào? Nhận biết ra sao? HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Ứng dụng. Phương pháp:Trực quan. GV: Yêu cầu HS quan sát H 1.2/ 17 SGK nêu lên các ứng dụng quan trọng của H2SO4. HS: Ứng dụng: chất tẩy rửa, phẩm nhuộm, phân bón, giấy, chất dẻo, tơ sợi, thuốc nổ, luyện kim, acquy, sản xuất muối, axit, chế biến dầu mỏ,… * Hoạt động 2: Sản xuất H2SO4. Phương pháp: Thuyết trình. GV:Thuyết trình về nguyên liệusản xuất H2SO4 và các công đoạn sản xuất axit Sunfuric. HS: Nghe và ghi bài, viết PTHH: S + O2 SO2 (1) GV: Có thể từng bước hướng dẫn HS và yêu cầu viết PTHH. HS: Viết PTHH: V2O5 2SO2 + O2 2SO3 (2) SO3 + H2O ® H2SO4 (3) GV lưu ý cho HS phương trình (1) và (2) cần có điều kiện nhiệt độ và chất xúc tác V2O5 (2). * Hoạt động 3: Nhận biết H2SO4 và muối sunfat. Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận nhóm. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm/ 18 SGK (H 1.13). HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm (H1.13) quan sát hiện tượng và viết PTHH. HS: Nêu hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện. HS các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV :Chú ý cho HS để phân biệt axit H2SO4 và muối Sunfat, ta có thể dùng một số kim loại như: Mg, Zn, Al, Fe, … III. Ứng dụng: (SGK)/17 IV. Sản xuất axit Sunfuric: 1. Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc FeS2 ( pirit sắt) 2. Các công đoạn sản xuất H2SO4 - Sản xuất lưu huỳnh dioxit (SO2) S + O2 SO2 - Sản xuất lưu huỳnh trioxit (SO3) V2O5 2SO2 + O2 2SO3 - Sản xuất H2SO4 : SO3 + H2O ® H2SO4 V. Nhận biết axit Sunfuric và muối Sunfat: - Nhận biết axit Sunfuric và muối Sunfat dùng thuốc thử là BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2 phản ứng tạo thành kết tủa trắng. - PTHH: H2SO4(dd) + BaCl2(dd) ® BaSO4(r) + 2HCl(dd) Na2SO4(dd) + BaCl2(dd) ® BaSO4(r) + 2NaCl(dd) 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Gv cho HS làm bài tập 3/19 Đáp án: a. Dùng ddBa(OH)2 ta nhận biết H2SO4 (cĩ kết tủa trắng) H2SO4 + Ba(OH)2 à BaSO4 + 2H2O b. Dùng dd BaCl2 ta nhận biết Na2SO4 (cĩ kết tủa trắng) BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl c. Dùng quỳ tím ta nhận biết H2SO4 (quỳ tím chuyễn sang màu đỏ) 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: * Với bài học này: - Học thuộc bài học - Làm bài tập: 2, 5, 7/ 19 SGK. * Với bài học sau: - Xem trước bài luyện tập: “Tính chất hóa học của oxit – axit” - Ơn luyện lại kỹ năng viết PTHH: Tính chất hóa học oxit, axit. 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Thời gian tồn bài: * Nội dung: * Phương pháp: * Sử dụng ĐDDH:

File đính kèm:

  • docH9-7.doc
Giáo án liên quan