Bài giảng Bài 6: (2 tiết) đơn chất và hợp chất – phân tử

- Định nghĩa: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố, trừ một số rất ít trường hợp.

Vd:

 Mg được tạo nên từ nguyên tố Mg  Mg là đơn chất (tên đơn chất trùng với tên của nguyên tố).

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 6: (2 tiết) đơn chất và hợp chất – phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: (2 tiết) ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ Tiết 1 I. ĐƠN CHẤT 1. Định nghĩa - Định nghĩa: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. - Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố, trừ một số rất ít trường hợp. Vd: Mg được tạo nên từ nguyên tố Mg º Mg là đơn chất (tên đơn chất trùng với tên của nguyên tố). Khí clo được tạo nên từ nguyên tố clo º Cl2 là đơn chất (tên đơn chất trùng với tên của nguyên tố). Photpho đỏ tạo nên từ nguyên tố photpho º P đỏ là đơn chất (tên đơn chất trùng với tên của nguyên tố). Ozon được tạo nên từ nguyên tố oxi º ozon là đơn chất (tên của đơn chất khác tên của nguyên tố). 2. Phân loại và đặc điểm cấu tạo Có 2 loại đơn chất Đơn chất kim loại: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt… Vd: Cu, Al, Fe, Au, Ag… Trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp theo một trật tự nhất định và sát nhau (hình 1.10 trang 22). Đơn chất phi kim: Không có ánh kim, không dẫn điện và nhiệt (trừ than chì dẫn được điện)… Vd: S, C, P, Cl2, O2, N2, H2… Trong đơn chất phi kim, các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2 (hình 1.11 trang 23). II. HỢP CHẤT 1. Định nghĩa - Định nghĩa: Là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. Vd: Khí amoniac được tạo nên từ 2 nguyên tố là N và H º khí amoniac là hợp chất. Glucozơ được tạo nên từ 3 nguyên tố là C, H, O º glucozơ là hợp chất. Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tố là Na, Cl º muối ăn là hợp chất. Nước được tạo nên từ 2 nguyên tố là H, O º nước là hợp chất. 2. Phân loại Có 2 loại hợp chất: Hợp chất vô cơ: nước, muối ăn, Hợp chất hữu cơ: Vd: glucozo, xenlulozơ, … 3. Đặc điểm cấu tạo Trong hợp chất các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định (hình 1.12 và 1.12 trang 23). Vd: Nước: Tỉ lệ nguyên tử H : O = 2 : 1 Trật tự liên kết H – O – H Dạng phân tử: gấp khúc (hình chữ V). BTVN: 1, 2, 3 SGK trang 25, 26 Tiết 2 III. PHÂN TỬ 1. Định nghĩa Từ các mô hình phóng đại ở trên ta thấy: Khí hidro là hạt hợp thành bởi 2 nguyên tử H. Khí oxi có hạt hợp thành bởi 2 nguyên tử O. Nước có hạt hợp thành bởi 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Muối có hạt hợp thành bởi 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl. Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất với nhau về thành phần và hình dạng. Tính chất hóa học của chất phải là tính chất của từng hạt, Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất, là đại diện của chất về mặt hóa học và được gọi là phân tử. Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử lien kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đối với đơn chất kim loại: Mỗi nguyên tử có vai trò như 1 phân tử. Vậy: Nguyên tử đại diện cho nguyên tố hóa học Phân tử đại diện cho chất. 2. Phân tử khối - Định nghĩa: Là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon. - Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó. - Vd: Một phân tử cacbonic gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O  Mcacbonic = 44 đvC Một phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O  Mnước = 18 đvC Một phân tử muối ăn gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl  Mmuối ăn = 58,5 đvC IV. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT Nước: Ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 0oC, nước ở trạng thái rắn. Ở nhiệt độ trong khoảng tử 0oC đến 100oC nước ở trạng thái lỏng. Ở nhiệt độ từ 100oC trở lên nước ở trạng thái hơi (khí).  Tùy vào điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng, khí. Ở trạng thái rắn: Các hạt (nguyên tử hay phân tử) sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ. Ở trạng thái lỏng: Các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau. Ở trạng thái khí: Các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn, về nhiều phía (hỗn độn).  Mức độ sắp xếp khít nhau: Rắn >> Lỏng >> Khí BTVN: 4, 5, 6, 7, 8 SGK trang 26

File đính kèm:

  • docDon chat hop chat phan tu An Thuy.doc
Giáo án liên quan