Bài giảng Bài 9: tính chất hóa học của muối tuần 8

I. Mục tiêu:

Qua tiết học này, GV làm cho HS:

- Biết những tính chất hóa học của muối, viết đúng phương trình hóa học cho mỗi tính chất, hiểu được thế nào là phản ứng trao đổi.

- Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của muối để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất, học tập hóa học; giải được một số bài tập liên quan đến tính chất của muối.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4137 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9: tính chất hóa học của muối tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 - Tiết: 14 Ngày soạn: 29 - 9 - 2008 Ngày dạy: 6 - 10 - 2008 Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: - Biết những tính chất hóa học của muối, viết đúng phương trình hóa học cho mỗi tính chất, hiểu được thế nào là phản ứng trao đổi. - Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của muối để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất, học tập hóa học; giải được một số bài tập liên quan đến tính chất của muối. Chuẩn bị: - GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá gỗ, ống nhỏ giọt. Hóa chất: Các dd: BaCl2, Na2CO3 , CaCl2, NaOH, CuSO4 , H2SO4 ; kẽm viên. - HS: Xem trước bài . Nắm vững lại tính chất hóa học của axit, bazơ. Hoạt động dạy - học Kiểm bài cũ: GV yêu cầu học sinh nêu những tính chất hóa học của Ca(OH)2, viết phương trình hóa học minh họa(7’). Giới thiệu bài: GV cho HS nêu một số ví dụ vềà công thức hóa học của muối, từ đó vào bài (2’). Phát triển bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1: Tìm hiểu những tính chất hóa học của muối (20’) GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm: phản ứng giữa dd CuSO4 với kẽm. ? Nêu hiện tượng quan sát được. Hướng dẫn HS nêu nhận xét. ? Từ đó rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của muối? Cho HS viết phương trình hóa học. Yêu cầu HS về nhà viết phương trình phản ứng giữa dung dịch AgNO3 với Cu. Cho HS làm thí nghiệm 2: phản ứng giữa dung dịch BaCl2 với dung dịch H2SO4. ? Chất kết tủa trắng đó có tên và công thức là gì? Gọi HS nêu nhận xét. Thông báo: nhiều muối khác cũng tác dụng với axit, ví dụ: AgNO3 với HCl. Yêu cầu HS rút ra kết luận. Gọi đại diện HS lên viết phương trình của phản ứng giữa BaCl2 với H2SO4. Cho HS làm thí nghiệm 3: phản ứng giữa dung dịch Na2CO3 với dd CaCl2. Gọi HS nêu hiện tượng quan sát được. ? Chất kết tủa trắng đó có tên và công thức là gì? Gọi HS nêu nhận xét. Thông báo: nhiều muối khác tác dụng với nhau cũng tạo ra hai muối mới. Yêu cầu HS rút ra kết luận. Gọi đại diện HS lên viết phương trình của phản ứng giữa dung dịch Na2CO3 với dung dịch CaCl2. Yêu cầu HS về nhà viết phương trình hóa học của phản ứng giữa: dung dịch AgNO3 với dung dịch NaCl, dd BaNO3 với dung dịch CuSO4. Cho HS làm thí nghiệm 4: nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH. Gọi HS nêu hiện tượng quan sát được. ? Chất kết tủa xanh đó có tên và công thức là gì? Gọi HS nêu nhận xét. Thông báo: nhiều muối khác cũng tác dụng được với dung dịch bazơ. Yêu cầu HS rút ra kết luận. Gọi đại diện HS lên viết phương trình của phản ứng giữa dung dịch CuSO4 với dung dịch NaOH. Yêu cầu HS về nhà viết phương trình hóa học của phản ứng giữa: dung dịch Na2CO3 với dung dịch Ba(OH)2. Gợi ý cho HS nhớ lại phản ứng tạo thành CaO từ CaCO3. Giới thiệu: nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như CaCO3, KCl… ?Em đã học phản ứng phân hủy những muối nào? GV gọi đại diện HS lên viết phương trình hóa học của phản ứng phân hủy KMnO4 (HS khá giỏi). Yêu cầu HS rút ra kết luận. GV gọi đại diện HS lên viết phương trình của phản ứng phân hủy CaCO3 (HS yếu). I.Tính chất hóa học của muối HS làm thí nghiệm: nhỏ dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm có sẵn vài viên kẽm. HS nêu hiện tượng xảy ra: viên kẽm tan dần và có lớp chất rắn màu đỏ bám ngoài, màu xanh của dung dịch ban đầøu nhạt dần. HS nêu nhận xét: kẽm đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch đồng sunfat, một phần kẽm hòa tan tạo ra dung dịch kẽm sunfat không màu. HS rút ra kết luận: 1. Muối tác dụng với dụng với kim loại: Dung dịch muối có thể tác dụng với dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. HS viết phương trình hóa học: CuSO4 (r) + Zn (r) ® ZnSO4 (dd) + Cu (r) HS làm thí nghiệm: nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dd BaCl2. Đại diện HS nêu hiện tượng quan sát được: có chất kết tủa trắng xuất hiện. ® bari sunfat BaSO4 HS nêu nhận xét: phản ứng tạo thành bari sunfat không tan. HS rút ra kết luận: 2. Muối tác dụng với dụng với axit: Muối có thể tác dụng với dụng axit, sản phẩm là muối mới và axit mới. HS viết phương trình hóa học: BaCl2 (dd) +H2SO4 (dd) ® BaSO4 (r) + 2HCl (dd) HS tiến hành thí nghiệm 3: nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm có sẵn 2 ml dd CaCl2. Đại diện HS nêu hiện tượng quan sát được: có chất kết tủa trắng xuất hiện. ® canxi cacbonat CaCO3 HS nêu nhận xét: phản ứng tạo thành canxi cacbonat không tan. HS rút ra kết luận: 3. Muối tác dụng với muối: 2 dd muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới. HS viết phương trình hóa học. Na2CO3 (dd) + CaCl2 (dd)® CaCO3 (r) + 2NaCl(dd) HS tiến hành thí nghiệm 4: phản ứng giữa dung dịch CuSO4 với dung dịch NaOH. HS nêu hiện tượng quan sát được: có xuất hiện kết tủa xanh xuất hiện. ® đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2 HS nêu nhận xét: phản ứng sinh ra chất rắn không tan màu xanh lơ là đồng (II) hiđroxit. HS rút ra kết luận. Muối tác dụng với dụng với bazơ: Dung dịch muối tác dụng với dụng với dd bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới. HS viết phương trình hóa học: CuSO4 (dd)+2NaOH(dd)® Cu(OH)2(r)+Na2SO4(dd) HS nhớ lại phản ứng tạo thành CaO từ CaCO3 ® muối có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao. HS: CaCO3,KMnO4 HS lên viết phương trình của phản ứng phân hủy KMnO4. HS rút ra kết luận: 5. Phản ứng phân hủy muối: Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như CaCO3, KCl… HS viết phương trình hóa học. CaCO3 (r) ® CaO (r) + CO2 (k) Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng trao đổi trong dung dịch (8’) GV: Gợi ý cho HS nhận xét về sự trao đổi những thành phần cấu tạo của phân tử các chất tham gia trong các phản ứng giữa muối với axit, với bazơ, với muối. Yêu cầu HS xem lại các phương trình của phản ứng trao đổi, xét về các chất tạo thành. Cho HS rút ra kết luận: điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. Thông báo: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra. II.Phản ứng trao đổi trong dung dịch HS xem lại các phản ứng ở thí nghiệm 2, 3, 4: Hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng. HS rút ra kết luận thế nào là phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới HS xem lại các phương trình hóa học của phản ứng trao đổi, xét về các chất tạo thành, yêu cầu thấy được: sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. HS kết luận: điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. Củng cố: (5’) GV yêu cầu HS nhắc lại những tính chất hóa học của muối. HS làm bài tập 3 để củng cố kiến thức về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi Dặn dò: (3’) - Học bài. Làm bài tập 1, 2, 4, 5 trang 33. Học sinh khá giỏi làm thêm bài 6. - Xem bài mới: Một số muối quan trọng. Tìm hiểu về cách khai thác muối. ² Hướng dẫn làm bài 2: Những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm thường là: NaCl, AgNO3, H2SO4, HCl, CuSO4.

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9 bai 9.doc
Giáo án liên quan