Bài giảng Bài thực hành 6

1)- Kiến thức

 Học sinh củng cố, nắm vững được tính chất hoá học cuả nước : tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hidro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ và một số oxit axit tạo thành axit.

 2)- Kỹ năng

 + Rèn luyện kỹ năng thực hành một số thí nghiệm có thể gây ra cháy, nổ, bỏng.

 + Học sinh củng cố được các biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập và nghiên cưú hoá học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thực hành 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§39. BÀI THỰC HÀNH 6 Tuần 30 Tiết 59 Ngày soạn : Ngày dạy : A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Học sinh củng cố, nắm vững được tính chất hoá học cuả nước : tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hidro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ và một số oxit axit tạo thành axit. 2)- Kỹ năng + Rèn luyện kỹ năng thực hành một số thí nghiệm có thể gây ra cháy, nổ, bỏng. + Học sinh củng cố được các biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập và nghiên cưú hoá học. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Hoá cụ : ống nghiệm, chén sứ, cốc thủy tinh, lọ thủy tinh, muỗng sắt, đèn cồn, nút cao su, dao con, kẹp sắt. + Hoá chất : nước, CaO, Na, P đỏ, quì tím, pp. 2)- Phương pháp dạy học Phát vấn, thảo luận, thí nghiệm, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Nêu tính chất hoá học cuả nước. Viết phương trình hoà học. + Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hoá hợp với nước thuộc loại hợp chất nào ? Hợp chất này làm quì tím đổi màu gì ? + Hợp chất tạo ra do oxit axit hoá hợp với nước thuộc loại hợp chất nào ? Hợp chất này làm quì tím đổi màu gì ? 2)- Tổ chức dạy và học Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài Thí nghiệm 1: H2O + Na - Lấy miếng kim loại natri ngâm trong dầu hỏa, cắt một mẩu nhỏ bằng đầu que diêm đặt trên giấy lọc thấm khô. Giáo viên diễn giảng tại sao phải thấm khô. - Đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước, tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép. Diễn giảng : tại sao tờ giấy lọc phải uốn cong ở mép ? - Quan sát mẫu natri. Thí nghiệm 2: H2O + Vôi sống - Công thức hoá học cuả vôi sống ? - Cho vào chén sứ một mẫu vôi sống. - Rót vào chén một ít nước. - Nhận xét hiện tượng nhiệt cuả phản ứng. - Cho một vài giọt phenontalein vào dung dịch nước vôi mới tạo thành. - Nhận xét, quan sát và giải thích hiện tượng. Thí nghiêm 3: H2O + P2O5 - Cho vào muỗng sắt một ít photpho đỏ. - Đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí. - Đưa nhanh P đang cháy vào lọ chưá khí oxi. - Khi P đã cháy hết, cho một ít nước vào lọ và lắc cho P2O5 tan hết trong nước. - Cho mẫu qùi tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ. - Quan sát hiện tượng, nhận xét và giải thích. - Kiểm tra hoá cụ hoá chất. - Tiến hành thí nghiệm. - Quan sát sự chuyển động cuả mẫu Na, hiện tượng. - Ghi nhận kết quả. - Phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Tiến hành thí nghiệm. - Ghi nhận hiện tượng nhiệt cuả phản ứng. - Ghi nhận sự đổi màu cuả phenontalein. - Chuẩn bị kiểm tra đầy đủ dụng cụ thí nghiệm. - Phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - Ghi nhận lại dấu hiệu. - Ghi nhận sự đổi màu cuả qùi tím. Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. D-CỦNG CỐ + Làm vệ sinh, kiểm tra dụng cụ. + Hoàn tất nội dung tường trình thí nghiệm và nộp bài tường trình. E-DẶN DÒ Xem trước bài DUNG DỊCH. §40. DUNG DỊCH Tuần 30 Tiết 60 Ngày soạn : Ngày dạy : A-MỤC TIÊU + Học sinh hiểu được các khái niệm : dung môi, chất tan, dung dịch. + Học sinh hiểu được các khái niệm : dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà, hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan cuả chất rắn trong nước nhanh hơn. Đó là sự khuấy trộn, đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn. + Học sinh biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Hoá cụ : cốc thủy tinh, đuã thủy tinh, đèn cồn. + Hoá chất : đường, dầu ăn, giấm, 3 cốc đựng dung dịch CuSO4 nồng độ khác nhau. 2)- Phương pháp dạy học Trực quan, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Đặt vấn đề : trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối,…trong nước, ta có những dung dịch đường, muối,…Vậy dung dịch là gì ? Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài - Giáo viên giới thiệu dụng cụ và cho học sinh tiến hành thí nghiệm 1 : hoà tan đường vào nước. - Chất lõng tạo thành không còn phân biệt được đâu là đường, đâu là nước ® đồng nhất. - Đường : chất tan - Nước : dung môi - Nước đường : dung dịch - Yêu cầu học sinh hoà tan giấm vào nước. - Qua các thí nghiệm và ví dụ trên ta thấy nước là dung môi cuả rất nhiều chất, nhưng có là dung môi cuả tất cả các chất không ? - Tiến hành thí nghiệm 2 : cho dầu ăn vào nước. - Học sinh trả lời câu hỏi trên. - Vậy thế nào là dung môi? chất tan? dung dịch? - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm 3 cho thêm đường vào nước khuấy đều. - Dung dịch chưa bão hoà? dung dịch bão hoà? - Thí nghiệm cho muối ăn hoà tan vào nước. - Làm thế nào để muối tan nhanh trong nước ? - Tiến hành thí nghiệm 1, quan sát và nhận xét : đường tan vào nước thành nước đường có vị ngọt. - Yêu cầu học sinh cho ví dụ tương tự. - Học sinh làm thí nghiệm : xác định chất tan, dung môi. - Chất khí có tan trong nước không? Cho ví dụ. - Làm bài tập 5, 6 sách giáo khoa (các nhóm thảo luận). - Học sinh làm thí nghiệm 2 : quan sát, nhận xét hiện tượng dầu ăn không tan trong nước. - Tiến hành thí nghiệm, nhận xét : lúc đầu đường tan hết vào nước. Lúc sau đường không tan được nưã. - Làm bài tập 3, 4 sách giáo khoa. - Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra kết luận. I/-DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH - Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất cuả dung môi và chất tan. II/DUNG DỊCH BÃO HOÀ – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HOÀ Ở một nhiệt độ xác định : + Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. + Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. III/-LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HOÀ TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẨY RA NHANH HƠN ? - Khuấy dung dun dịch. - Đun nóng dung dịch. - Nghiền nhỏ chất rắn. D-CỦNG CỐ Củng cố từng phần. E-DẶN DÒ Xem trước bài “ĐỘ TAN CUẢ MỘT CHẤT TRONG NƯỚC”. Phường 1 , ngày tháng năm 2008 KÝ DUYỆT TUẦN 30 Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • docBai 39 Bai thuc hanh 6.doc
Giáo án liên quan