Bài giảng Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân

1. Tác giả

Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987), quê làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân , Hà Nội

Xuất thân trong gia đình nhà Nho khi nền Hán học đã tàn

Năm 1945, Nguyễn Tuân tìm đến cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc

Là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp

Là cây bút có phong cách độc đáo, nổi bật trong lĩnh vực truyện ngắn, đặc biệt là tuỳ bút.

Các tác phẩm chính; Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Sông Đà, Tờ hoa.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Tuân CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987), quê làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân , Hà Nội - Xuất thân trong gia đình nhà Nho khi nền Hán học đã tàn - Năm 1945, Nguyễn Tuân tìm đến cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc Là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp Là cây bút có phong cách độc đáo, nổi bật trong lĩnh vực truyện ngắn, đặc biệt là tuỳ bút. Các tác phẩm chính; Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Sông Đà, Tờ hoa.... 2. Tác phẩm “ Vang bóng một thời” - Nhân vật chính: chủ yếu là các Nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh nhưng quyết giữ “ thiên lương” và sự “ trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử. - Xuất bản năm 1940 gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng” - Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà Nho lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiếc đèn trung thu - Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình tượng Huấn Cao trong truyện “ Chữ người tử tù” 3. Tác phẩm Chữ người tử tù - Lần đầu có tên : Dòng chữ cuối cùng - Sau đó, tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời ( 1940) và đổi tên thành Chữ người tử tù II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Tình huống truyện Cuộc gặp gỡ đầy nghịch cảnh, éo le giữa Huấn Cao Viên quản ngục Kẻ phản nghịch chống lại triều đình - Người đại diện cho trật tự xã hội đương thời - Người viết chữ đẹp - Người yêu chữ đẹp Đối lập Tri kỉ → Một tình huống đầy kịch tính, làm nổi bật phẩm chất của từng nhân vật và chủ đề tác phẩm. 2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp Chữ Hán Viết bằng bút lông, nét đậm, nét nhạt Các cách viết chữ Tâm Nghệ thuật thư pháp Chữ Tâm và chữ Nhẫn 2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp - Là người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn cao là người có tài viết chữ “ rất nhanh và rất đẹp” → có tài viết chữ Hán – nghệ thuật thư pháp. + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm + Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu ở trên đời Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình: + Kính trọng, ngưỡng mộ người tài + Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình - Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: + Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm tảng đá đánh thuỳnh một cái. → đó là khí phách ,tiết tháo của nhà Nho uy vũ bất năng khuất. Khi được viên quản ngục biệt đãi: thản nhiên nhận rượu thịt, coi như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình. → phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết - Cách trả lời viên quản ngục bằng thái độ khinh miệt, đến điều: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng có đặt chân vào đây → con người không quỵ luỵ trước cường quyền → Đó là khí phách của một người anh hùng c. Một nhân cách , một thiên lương cao cả - Tâm hồn trong sáng và cao đẹp “ Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép viết câu đối bao giờ, và mới chỉ cho chữ ba người bạn thân → trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. - Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân → đối xử coi thường, cao ngạo - Khi biết tấm lòng của quản ngục: + Coi đó là tấm lòng biệt nhỡn liên tài , là sở thích cao quý + Huấn Cao đã nhận lời cho chữ và khẳng định “ thiếu một chút nữa là ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ → Huấn Cao là một người biết trân trọng đối với người có sở thích thanh cao, có nhân cách đẹp, biết trọng người tài → Huấn Cao là một anh hùng – một nghệ sĩ tài hoa – một thiên lương trong sáng → Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện khồng thể tách rời nhau → quan điểm thẩm mĩ tiến bộ 3. Nhân vật Viên quản ngục - Một người không phải là nghệ sĩ, làm nghề giữ tù nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ, yêu quý cái đẹp: cái sở nguyện của viên coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Biết trọng người tài: + Say mê và kính trọng nhân cách của Huấn Cao nên cung kính biệt đãi Huấn Cao. + Dám bất chấp kỉ cương pháp luật, đảo lộn trật tự nhà tù, biến kẻ tử tù thành thần tượng để tôn thờ → một hành vi dũng cảm + Tự thấy mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù + Tư thế khúm núm, và câu nói cuối cùng: kẻ mê muội này xin bái lĩnh → khiến hình tượng quản ngục càng đáng trọng hơn. → Sự thức tỉnh của quản ngục khiến cho quản ngục đáng trọng hơn : “ là một thanh âm trong trẻo chen giữa vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” 4. Cảnh cho chữ: là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có - Nơi sáng tạo nghệ thuật: + Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột , phân gián. → cái đẹp được sáng tạo nơi tù ngục nhơ bẩn, hôi hám; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính nơi mà bóng tối và cái ác đang trị vì. - Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù: cổ đeo gông, chân vướng xiềng,cùng đó là hình ảnh thầy thơ lại ‘ run run bưng chậu mực” và viên quản ngục “ khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ ” → tử tù đã trở thành nghệ sĩ – anh hùng, mang vẻ đẹp uy nghĩ - Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân. → Chủ đề: sự chiến thắng của ánh sáng,cái đẹp,cái thiện đối với bóng tối, xấu xa, nhơ bẩn, cái ác. Đây là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người. Cảnh cho chữ: (hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ) III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ ( SGK)

File đính kèm:

  • pptchu nguoi tu tu.ppt
Giáo án liên quan