Bài giảng Chương 1 nguyên tử 10

* Trong chương I phần nâng cao là:

 Khái niệm về obitan nguyên tử

 Sự phân bố electron theo các nguyên lý (vững bền, Pauli), quy tắc hund và trật tự các mức năng lượng.

 * Những điểm cần chú ý là:

 Kích thước của tiểu phân được đo bằng nm (hay A0)

 Khối lượng của tiểu phân được đo bằng đơn vị u (hay đvC).

 Nguyên tử khối tương đối thường viết gọn là nguyên tử khối và không có thứ nguyên.

 

doc25 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 1 nguyên tử 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương i. Nguyên tử * Trong chương I phần nâng cao là: - Khái niệm về obitan nguyên tử - Sự phân bố electron theo các nguyên lý (vững bền, Pauli), quy tắc hund và trật tự các mức năng lượng. * Những điểm cần chú ý là: - Kích thước của tiểu phân được đo bằng nm (hay A0) - Khối lượng của tiểu phân được đo bằng đơn vị u (hay đvC). - Nguyên tử khối tương đối thường viết gọn là nguyên tử khối và không có thứ nguyên. Ngày soạn: 16/8/2010 Tiết 3: Bài 1: thành phần nguyên tử * Những kiến thức đã biết: - Nguyên tử được cấu tạo gồm 2 phần: lớp vỏ và hạt nhân; hạt nhân gồm proton và notron. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết được: - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ electron của nguyên tử mang điện tích âm; kích thước, khối lượng của nguyên tử. - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. 2. Kĩ năng - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. B. Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ phóng to hoặc các bản trong vẽ mô hình các hình trên hoặc phần mềm mô phỏng thí nghiệm : sự tìm ra electron, mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử (nếu có). C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với việc sử dụng các đồ dùng dạy dọc trực quan. D. Tiến trình lên lớp: I. Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ : III. Bài mới : Hoạt động GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Vào bài. GV: có thể trình bày như trong SGK để dẫn dắt vào bài, hoặc GV có thể nêu câu hỏi : ở lớp 8 chúng ta đã biết khái niệm nguyên tử, hãy nhắc lại khái niệm nguyên tử là gì ? Nguyên tử được tạo thành từ những hạt nào? HS: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện, nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. - Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt : Hạt protron, hat nơtron, hạt electron. Giáo viên viết tóm tắt sơ đồ: nguyên tử: + Hạt nhân (p, n) + Hạt electron. GV bổ sung thêm: Nếu HS nêu chưa đầy đủ. GVdẫn dắt vào bài: như vậy chúng ta đã biết sơ lược khái niệm nguyên tử là gì? Nhưng nguyên tử có kích thước, khối lượng và thành phần cấu tạo như thế nào? Kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử là bao nhiêu? Bài học hôm nay sẽ giải đáp được những câu hỏi đó. Hoat động 2: GV: nêu câu hỏi để đặt vấn đề: - Nêu khái niệm nguyên tử? - Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử H ?(GV dùng sơ đồ để gợi ý) HS: Bằng kiến thức đã có từ lớp 8 để trả lời. GV: treo sơ đồ TN tìm ra tia âm cực (H1.1) và t/c của tia âm cực (H1.2). - Năm 1897, nhà bác học Tôm-Sơn người Anh đã cho phóng điện với hiệu điện thế 15000 vôn qua hai điện cực gắn vào đầu của một ống kín đã rút gần hết không khí (P=0,001 mmHg) thì thấy màn huỳnh quang trong ống thuỷ tinh phát sáng. Màn huỳnh quang trong ống thuỷ tinh phát sáng là do sự xuất hiện các tia không nhìn thấy đi từ cực âm sang cực dương. Tia này được gọi là tia âm cực. Khi không có điện trường, từ trường tia âm cực truyền thẳng. Khi có điện trường, tia âm cực bị lệch về phía cực dương. GV: đặt tiếp câu hỏi cho hs: Vậy tia âm cực là có đặc điểm gì? (là chùm hạt mang điện tích gì? khối lương lớn hay nhỏ?) HS: Nghiên cứu sgk để trả lời. Hoat động 3: GV: treo sơ đồ hình 1.3- TN chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử Năm 1911, Rơ-dơ-pho và các cộng sự đã cho các hạt (mang điện tích dương) bắn vào một lá vàng mỏng và dung màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt . KQTN cho thấy hầu hết các hạt đều xuyên thẳng qua lá vàng, nhưng có một số rất ít đi lệch hướng ban đầu hoặc bị bật ngược trở lại phía sau. à Em nào có thể giải thích được KQTN trên? HS: Nghiên cứu sgk để giải thích. GV giải thích bổ sung: Điều này được giải thích là nguyên tử có cấu tạo rỗng, các electron chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh một hạt mang điện tích dương có kích thước nhỏ bé so với kích thước của nguyên tử, nằm ở tâm của nguyên tử. Hạt mang điện tích dương đó chính là hạt nhân nguyên tử. Như vậy, hạt nhân nguyên tử bao gồm các các phần tử mang điện dương tập trung thành một điểm và có khối lượng lớn. Hạt mang điện tích dương khi đi gần đến hoặc va phải hạt cũng mang điện tích dương, có khối lượng lớn nên nó bị đẩy và chuyển động chệch hướng hoặc bị bật ngược trở lại. Proton được Rơ-dơ-pho phát hiện năm 1916. GV nêu TN: Năm 1932, Chat-vich là cộng tác viên của Rơ-dơ-pho dùng hạt bắn phá một tấm kim loại Beri mỏng đã phát hiện ra một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ khối lượng của proton nhưng không mang điện , được gọi là nơtron Hoạt động 4: GV: Từ các TN nói trên, cho biết trong nguyên tử có các hạt nhỏ bé nào, điện tích của chúng ra sao? HS: Đó là electron (mang điện tích âm), proton(mang điện tích dương) và nơtron (không mang điện tích). GV nêu câu hỏi: Hãy so sánh khối lượng của proton hoặc nơtron so với khối lượng của electron? Rút ra kết luận khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở đâu? HS: Do mp và mn lớn hơn me rất nhiều (khoảng 1836 lần) nên Khối lượng của khối lượng của nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân. Hoạt động 5: GV đặt vấn đề: Thực nghiệm đã xác định được khối lượng của nguyên tử C là 19,9206.10-27kg. Đó là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử C, có trị số rất nhỏ.Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử và được gọi là đơn vị cacbon (kí hiệu đvC) Ví dụ: Tính KLNT của hiđro theo u biết KLNT của nó là 1,6725.10-27 kg Giáo viên: Nếu hình dung nguyên tử như một khối cầu thì đường kính của nguyên tử vào khoảng 10-8cm (=0,1 nm) còn đường kính của hạt nhân khoảng 10-3nm. Hình dung nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỷ lần thì đường kính nguyên tử khoảng 30 cm còn hạt nhân nguyên tử vàng khoảng 0.003 cm tức như một hạt cát nhỏ. Tử đó tháy nguyên tử có cấu tạo rỗng. I. thành phần cấu tạo của nguyên tử 1. Electron a) Sự tìm ra electron: mô tả thí nghiệm (SGK) - Tia âm cực truyền thẳng khi không có điện trường và bị lệch về phía cực dương trong điện trường. - Tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm, mỗi hạt có khối kượng rất nhỏ được gọi là các electron, kí hiệu là e. b) Khối lượng và điện tích electron : - Khối lượng: me = 9,1095. 10-31 kg. - Điện tích: qe = - 1,602. 10-19 C (culông) (quy ước là 1 -) 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử Từ TNCM sự tồn tạ của HNNT rút ra : - Nguyên tử có cấu tạo rỗng - Hạt nhân của nguyên tử ( mang điện tích dương) nằm ở tâm của nguyên tử. - Lớp vỏ của nguyên tử (mang điện tích âm) gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử : a) Sự tìm ra proton : - Proton là một loại hạt mang điện tích dương, chính là ion dương H+, kí hiệu là p. H đ H+ + e - Các hạt electron (e) và proton (p) có trong thành phần của mọi nguyên tử. b) Sự tìm ra nơtron - Hạt có khối lượng xấp xỉ khối lượng của proton nhưng không mang điện , được gọi là nơtron (được kí hiệu là n). - Các hạt proton và nơtron có trong thành phần của hạt nhân nguyên tử của mọi nguyên tố (trừ nguyên tử H có 1 p). Lưu ý: Điện tích của electron và của proton là các điện tích nhỏ nhất nên thường lấy làm đơn vị điện tích nguyên tố kí hiệu là -e0, và e0. Bảng 1 Đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử Đặc tính hạt Vỏ e Hạt nhân e p n Điện tích Khối lượng c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử: -Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron. -Vỏ của nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. -Khối lượng của nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân, khối lượng của các electron không đáng kể. mnt = me + mp + mn mp + mn - Nguyên tử trung hoà về điện nên số electron = số proton. II. kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước: - Nguyên tử có kích thước rất nhỏ, thường dùng đơn vị đo độ dài là nanomet (nm) 1nm =10-9 m ; 1= 10-10 m ; 1nm =10. (nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053 nm) - Các nguyên tử khác nhau có kích thước khác nhau. - Kích thước của hạt nhân nhỏ hơn kích thước của nguyên tử rất nhiều (đường kính khoảng 10-5 nm). - Kích thước của electron và của proton nhỏ hơn rất nhiều (đường kính khoảng 10-8 nm). 2. Khối lượng: - Để biểu thị khối lượng, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u (còn được gọi là đvC) 1u là khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. (nguyên tử này có khối lượng 19,9206.10-27kg) 1u = VD: Tính KLNT của hiđro theo u biết KLNT của nó là 1,6725.10-27 kg. Trả lời: KLNT của hiđro theo đvC là: (đvC) IV. Củng cố: 1. Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản nào? Đặc tính của các hạt đó? 2. Thí nghiệm nào chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử và nguyên tử có cấu tạo rỗng. 3. Bài tập tại lớp 1,2 SGK V. Hướng dẫn về nhà. 1. Học bài và làm bài tập về nhà: 3,4,5( SGK) , 1.12 đến 1.17 (SBT) 2. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 2. ***************************************************************************************** Ngày soạn: 18/8/2010 Tiết 4: Bài 2: Hạt nhân nguyên tử và nguyên tố hoá học. * Những kiến thức đã biết: - Nguyên tử được cấu tạo gồm 2 phần: lớp vỏ và hạt nhân; hạt nhân gồm proton và notron. - Biết cụ thể thành phần cấu tạo nguyên tử. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức Hiểu được: - Sự liên quan giữa điện tích hạt nhân, số p và số e, số khối và số đơn vị điện tích hạt nhân và nơtron. - Khái niệm nguyên tố hoá học + Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. + Kí hiệu nguyên tử: X . X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. 2. Kĩ năng - Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử và ngược lại. B. Chuẩn bị : 1. Học sinh: Nắm vững đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử. 2. Giáo viên: Các phiếu học tập C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với việc sử dụng các đồ dùng dạy dọc trực quan. D. Tiến trình lên lớp: I. Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình học bài mới. III. Bài mới : Hoạt động GV - HS Nội dung Hoạt động 1: GV : Cung cấp Phiếu học tập số 1 : 1) Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản nào? 2) Hãy nêu đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ? 3) Từ đó rút ra kết luận điện tích của hạt nhân do điện tích của loại hạt nào quyết định? HS: làm phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. GV: nhận xét câu trả lời của hs và bổ sung thêm. GV cho VD. Phiếu học tập số 2: 1) Nguyên tử C có 6 proton, nguyên tử nhôm có 13 proton, hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số điện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử ? 2) Nguyên tử nitơ có 7 electron ở lớp vỏ, cho biết điện tích hạt nhân, số proton của nguyên tử nitơ? HS: làm phiếu học tập số 2 vào vở. Hoạt động 2: HS: Đọc SGK và cho biết số khối của hạt nhân là gì? GV cho VD. Phiếu học tập số 3 1. Hạt nhân của nguyên tử cacbon có 6 proton và 6 nơtron; Hạt nhân nguyên tử nhôm có 13 nơtron và 14 proton. Hãy xác định số khối của nguyên tử cacbon và của nguyên tử nhôm. 2. Số khối của nguyên tử Na là 23. Biết rằng hạt nhân của nguyên tử Na có 12 nơtron. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số điện tích hạt nhân và số electron của ng tử Na? 3. Hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 9 nơtron. Số khối của nguyên tử oxi này là bao nhiêu? 4. Nguyên tử clo có điện tích hạt nhân là 17+, số khối của nguyên tử bằng 35. Hỏi hạt nhân nguyên tử này có bao nhiêu nơtron? 5. Lớp vỏ của nguyên tử lưu huỳnh có 16 electron. Biết số khối của nó bằng 33. Hãy tính số proton, số nơtron của nguyên tử đó. Em có nhận xét gì về nguyên tử khối tính theo đvC và số khối của hạt nhân? Giải thích? Khối lượng của proton và nơtron xấp xỉ 1 đvC, mà electron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều (0,000549 đvC) nên A M (đvC) HS: làm phiếu học tập số 3 vào vở. GV thông báo: Số khối A và số điện tích hạt nhân Z là những số rất quan trọng của nguyên tử, dựa vào những số này ta biết được cấu tạo nguyên tử. Hoạt động 3: HS: Đọc SGK, cho biết nguyên tố hoá học là gì? GV bổ sung: Tất cả các nguyên tử của cùng một ntố hoá học đều có cùng số proton và số electron. VD các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân là 8 đều thuộc nguyên tố O và chúng đều có 8 proton và 8 electron. GV: Hãy phân biệt khái niệm nguyên tử và nguyên tố? GV gợi ý: Nói nguyên tử là nói đến một loại hạt vi mô gồm các hạt nhân và lớp vỏ, còn nói nguyên tố là nói đến tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân như nhau. Hoạt động 4: HS: hãy đọc SGK và cho biết số hiệu nguyên tử là gì? Số hiệu nguyên tử cho biết điều gì? GV lấy thêm VD: Số hiệu nguyên tử của sắt là 26. Nguyên tố Fe đứng thứ 26 trong bảng tuần hoàn, có 26 proton trong hạt nhân, có 26 electron trong vỏ của nguyên tử, có số đơn vị điện tích hạt nhân là 26. Hoạt động 5: HS: Đọc SGK và giải thích kí hiệu nguyên tử ? GV thuyết trình: Vì số điện tích hạt nhân Z và số khối A được coi là những số đặc trưng cơ bản nhất của nguyên tử nên để kí hiệu nguyên tử, người ta thường đạt kí hiệu các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu ntố X với số khối A ở phía trên, số đơn vị điện tích hạt nhân Z ở phía dưới. GV lấy thêm VD: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, số khối, nguyên tử khối, điện tích hạt nhân của các nguyên tử có kí hiệu sau: ; HS: làm VD vào vở I. hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân Nếu nguyên tử có Z proton, thì số đơn vị điện tích hạt nhân là Z, điện tích hạt nhân là Z+. VD: Nguyên tử C có 6 proton, số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử C là 6, điện tích hạt nhân là 6+.Vỏ electron của nguyên tử có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. 2. Số khối (kí hiệu là A) Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton (Z) và số nơtron (N). A = Z + N VD: Hạt nhân của nguyên tử C có 6 proton và 6 nơtron. Vậy nguyên tử C có: A = 6 + 6 A = 12 Hạt nhân của nguyên tử Al có 13 proton và 14 nơtron. Vậy nguyên tử Al có: A = 13 +14 A = 27 Coi số nguyên tử khối tính theo đvC xấp xỉ số khối của hạt nhân. *Số điện tích hạt nhân Z và số khối A được coi là những số đặc trưng của nguyên tử hay của hạt nhân. (Dựa vào những số này ta biết được cấu tạo nguyên tử) II. Nguyên tố hoá học Định nghĩa Nguyên tố hoá học bao gồm các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z đều có TCHH giống nhau. Nói nguyên tử là nói đến một loại hạt vi mô gồm các hạt nhân và lớp vỏ, còn nói nguyên tố là nói đến tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân như nhau. Số hiệu nguyên tử Số hiệu nguyên tử được kí hiệu là Z, bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử của nguyên tố. Số hiệu nguyên tử cho biết: Số proton trong hạt nhân ntử. Số đơn vị điện tích hạt nhân ntử. Số electron trong nguyên tử. Số thứ tự của ntố trong BTH. VD: Số hiệu nguyên tử của sắt là 26. Nguyên tố Fe đứng thứ 26 trong bảng tuần hoàn, có 26 proton trong hạt nhân, có 26 electron trong vỏ của nguyên tử, có số đơn vị điện tích hạt nhân là 26. Kí hiệu nguyên tử Kí hiệu nguyên tử : VD: , nguyên tử natri có số khối là 23, số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. IV. Củng cố: 1) Kiến thức cần nắm được: Sự liên quan giữa điện tích hạt nhân với số proton và số electron. Cách tính số khối của hạt nhân Khái niệm nguyên tố hoá học. Mối liên hệ giữa số p, số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. 2) Hãy cho biết mối liên hệ giữa số proton, số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho ví dụ. 3) HS chữa bài 2, 4 (SGK) V. Hướng dẫn về nhà. 1. Học bài và làm bài tập về nhà: BTVN: 3,5 (SGK); 1.18 đến 1.24 (SBT) 2. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 3. ****************************************************************************************** Ngày soạn: 20/8/2010 Tiết 5: Bài 3: đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. * Những kiến thức đã biết: - Nguyên tử được cấu tạo gồm 2 phần: lớp vỏ và hạt nhân; hạt nhân gồm proton và notron. - Biết cụ thể thành phần cấu tạo nguyên tử. - Mối quan hệ giữa các hạt. - Nguyên tố là gì. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết được: Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 2. Kĩ năng Giải được bài tập: tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính tỷ lệ % khối lượng mỗi đồng vị và một số bài tập khác liên quan. B. Chuẩn bị : 1. Học sinh: Nắm vững đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử. 2. Giáo viên: Tranh vẽ các đồng vị của hiđro, các phiếu học tập. C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với việc sử dụng các đồ dùng dạy dọc trực quan. D. Tiến trình lên lớp: I. Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ : 1. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, số khối, nguyên tử khối, điện tích hạt nhân của các nguyên tử có kí hiệu sau: ; ? 2. Định nghĩa nguyên tố hoá học. Hãy phân biệt khái niệm nguyên tử và nguyên tố. Vì sao số điện tích hạt nhân Z và số khối A được coi là những số đặc trưng của nguyên tử hay của hạt nhân? 3. Có bao nhiêu proton, nơtron trong các hạt nhân nguyên tử sau. ; ; ; ;; Có nhận xét gì về số proton, số nơtron trong các hạt nhân nguyên tử của cùng một nguyên tố? III. Bài mới : Hoạt động GV - HS Nội dung Hoạt động 1 : GV : cung cấp Phiếu học tập số 1 có 3 câu hỏi: 1. Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: ; ;; ; ;; ; Tính số proton, số nơtron, số electron, và số khối của mỗi nguyên tử. 2. Có nhận xét gì về những nguyên tử của cùng một nguyên tố? * Đọc SGK và nêu ĐN đồng vị. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có thể có số khối khác nhau. Sở dĩ như vậy vì hạt nhân của nguyên tử đó có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. 3. Tại sao và được gọi là hai đồng vị của nguyên tố clo? Câu hỏi tương tự đối với ntố cacbon, hiđro. HS: Làm phiếu học tập số 1 vào vở GV: treo tranh vẽ các đồng vị của hiđro và giải thích. Hầu hết các nguyên tố hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị. Chỉ có một số nguyên tố như Al, F… không có đồng vị. Ngoài khoảng 300 đồng vị tồn tại trong tự nhiên, người ta còn đIều chế được khoảng 1000 đồng vị nhân tạo. GV lưu ý: Do điện tích hạt nhân quyết định tính chât nguyên tử nên các đồng vị có cùng số proton nghĩa là có cùng điện tích hạt nhân thì có TCHH giống nhau. Tuy nhiên do các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học có số nơtron trong hạt nhân khác nhau, nên có một số TCVL khác nhau. VD đồng vị có tỉ khối lớn, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn đồng vị . GV cho VD: phiếu học tập số 2 Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: Tính số proton, số nơtron, số electron, và số khối của mỗi nguyên tử. Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau? HS: Làm phiếu học tập số 1 vào vở Hoạt động 2: GV: Đơn vị khối lượng nguyên tử =?(u) HS: 1u. GV: Nguyên tử X có khối lượng 40 u đ nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử? HS: 40lần. GV: Gọi 40 u là nguyên tử khối. Hoạt động 3 GV nêu vấn đề: Nguyên tử khối của O = ? Nguyên tử khối của O = ? Nguyên tử khối của O = ? Vậy nguyên tử khối của nguyên tố O=? HS: suy nghĩ và tham khảo sgk. GV thuyết trình: Hầu hết các nguyên tố hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị. Chỉ có một số nguyên tố như Al, F… không có đồng vị. Qua phân tích, người ta nhận thấy tỉ lệ các đồng vị của cùng một nguyên tố trong tự nhiên là không đổi, không phụ thuộc vào hợp chất hoá học chứa các đồng vị đó. VD tỉ lệ các đồng vị oxi trong tự nhiên lần lượt là 99,76%; 0,04%; 0,20% hay đồng vị chiếm 75,53% và chiếm 24,47%. Vì vậy, nguyên tử khối của một nguyên tố hoá học là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị, có tính đến tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị. GV: lấy VD Tính nguyên tử khối trung bình của clo, oxi. i. đồng vị Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A khác nhau. VD: nguyên tố clo có hai đồng vị là và chúng đều có 17 proton trong hạt nhân nguyên tử, có 17 electron ở vỏ electron của nguyên tử nhưng số nơtron lần lượt là 18 và 20. N.tố Đồng vị Số p Số e Số n Số khối Clo 17 17 18 35 17 17 18 37 Cacbon 6 6 6 12 6 6 6 13 6 6 6 14 Hiđro (H) 1 1 0 1 (D) 1 1 0 2 (T) 1 1 0 3 II. nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình 1. Nguyên tử khối - Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính ra u. (nó cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử) - KLNT = tổng lượng (p + e + n) Do khối lượng electron rất nhỏ = u nên Nguyên tử khối ằ Số khối hạt nhân 2. Nguyên tử khối trung bình Nguyên tử khối của một nguyên tố hoá học là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị, có tính đến tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị. Công thức tính: Trong đó: nguyên tử khối trung bình A, B là nguyên tử khối mỗi đồng vị a, b là tỉ lệ % số ntử mỗi đồng vị áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình ta có: (u) (u) IV. Củng cố: Đồng vị là gì? Nguyên tử khối? Nguyên tử khối trung bình? 3) Phiếu học tập số 3 có ba bài tập: 1. Tính nguyên tử khối trung bình của Ni biết rằng trong tự nhiên các đồng vị của Ni tồn tại theo tỉ lệ: 67,76% 26,16% 2,42% 3,66% Đáp số: 58,74 (đvC) 2. Khối lượng nguyên tử của Bo là 10,812. Mối khi có 94 nguyên tử thì có bao nhiêu nguyên tử ? Đáp số: 406 nguyên tử . 3. Bài 4 SGK V. Hướng dẫn về nhà. 1. Học bài và làm bài tập về nhà: BTVN 1,2,3,5 (SGK) và1.25 đến 1.34 (SBT) 2. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 4. ****************************************************************************************** Ngày soạn: 24/8/2010 Tiết 6: Bài 4: Sự chuyển động electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử. * Những kiến thức đã biết: - Nguyên tử được cấu tạo gồm 2 phần: lớp vỏ và hạt nhân; hạt nhân gồm proton và notron. - Biết cụ thể thành phần cấu tạo nguyên tử. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết được: - Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ - zơ -pho - Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử.. Obitan nguyên tử, hình dạng các obitan nguyên tử s, px , py , pz . 2. Kĩ năng - Trình bày được hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và sự định hướng của chúng trong không gian B. Chuẩn bị : Giáo viên: 1. Chuẩn bị tranh vẽ mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho và Bo. Obitan nguyên tử hiđro. Hình ảnh các obitan s, p, d. (nếu có điều kiện sử dụng phần mềm trình diễn) C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với việc sử dụng các đồ dùng dạy dọc trực quan. D. Tiến trình lên lớp: I. Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. II. Kiểm tra bài cũ : HS1 chữa bài 3 SGK HS2 chữa bàI 5 SGK HS3 + cả lớp: Tính nguyên tử khối trung bình của argon và kali biết rằng trong thiên nhiên : Argon có 3 đồng vị: Kali có 3 đồng vị: Từ kết quả trên hãy giải thích tại sao Ar có số hiệu nguyên tử là 18(nhỏ hơn K) nhưng lại có nguyên tử khối trung bình lớn hơn K. III. Bài mới : Hoạt động GV - HS Nội dung GV vào bài : Như đã biết vỏ electron của nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Vậy sự chuyển động của electron trong nguyên tử như thế nào? trạng tháichuyển động của electron có giống sự chuyển động của các vật thể lớn hay không? Hoạt động 1: GV thuyết trình : Treo sơ đồ mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho và Bo và thông báo: Mô hình này cho rằng trong nguyên tử, electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, như các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Thành công của thuyết Bo là giải thích được quang phổ nguyên tử hiđro. Tuy nhiên , mô hình này không phản ánh đúng trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử. Từ lí thuyết vật lí hiện đại, lí thuyết cơ học lượng tử, ta biết trạng thái chuyển động của electron (là những hạt vi mô) có những khác biệt hẳn về bản chất so với sự c.động của những vật thể vĩ mô mà ta thường quan sát thấy hàng ngày. Mô hình nguyên tử của Bo về cơ bản dựa trên những định luật của cơ học cổ điển tỏ ra không đầy đủ để giải thích tính chất của n.tử. HS : Nghe và theo dõi trong sgk. Hoạt động 2: GV thuyết trình : dùng tranh đám mây electron của nguyên tử hđro, giúp HS tưởng tượng ra hình ảnh xác suất tìm thây electron. Trong nguyên tử, các electron c/đ rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định. Người ta chỉ nói đến khả năng quan sát thấy electron tại một điểm nào đó trong không gian của nguyên tử. Tức là nói đến xác suất có mặt electron tại một thời điểm quan sát được.Tưởng tượng như một que hương được châm lửa, nếu để yên ta chỉ nhìn thấy một đốm than hồng, nhưng nếu huơ thật nhanh ta sẽ nhìn thấy “sợi dây lửa” không thể quan sát thấy đường đi của electron. Từ đó liên hệ sự c/đ rất nhanh của electron xung quanh hạt nhân, ta sẽ thấy một đám mây electron. Nói đám mây electron nhưng không phải do nhiều

File đính kèm:

  • docgiao an cau tao nguyen tu 10.doc
Giáo án liên quan