Bài giảng Chương 3. mol và tính toán hóa học bài 18. mol tiết 26

1. Kiến thức.

- HS biết các khái niệm: Mol, Khối lượng Mol, thể tích Mol của chất khí.

2. Kỹ năng.

- Vận dụng lý thuyết để tính khối lượng mol của các chất, thể tích khí (đktc)

- Rèn kỹ năng tính phân tử khối, Viết công thức hóa học của chất.

3. Thái độ .

- Có ý thức tự giác phát biểu xây dựng bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3. mol và tính toán hóa học bài 18. mol tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/07 Ngày dạy : 21/11/07 Tiết : 26 chương III. mol và tính toán hóa học bài 18. mol I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS biết các khái niệm: Mol, Khối lượng Mol, thể tích Mol của chất khí. 2. Kỹ năng. - Vận dụng lý thuyết để tính khối lượng mol của các chất, thể tích khí (đktc) - Rèn kỹ năng tính phân tử khối, Viết công thức hóa học của chất. 3. Thái độ . - Có ý thức tự giác phát biểu xây dựng bài. II. Phương pháp. - Thuyết trình. - Nêu và giải quyết vấn đề. - Hợp tác nhóm. III. Chuẩn bị. - Bảng phụ nhóm. IV. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (0') 3. Bài mới: (35') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (15') Tìm hiểu khái niệm mol. GV. Khi ta nói 1 tá bút chì => 12 chiếc 1 yến gạo => 10 Kg gạo Ta coi 1tá bút hay 1 yến gạo là một đại lương là mol. ? Mol là gì. HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. Thông tin số 6.1023 gọi là số Avôgađrô và có ký hiệu là N ? N là số lớn hay nhỏ ( đọc em có biết) HS. đọc bài. I. Mol là gì? - K/N: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Ký hiệu cho số 6.1023 là N. - VD. 1 mol n/tử Fe là một lượng Fe có chứa N n/tử Fe (6.1023) Hoặc 0,5 mol p/tử H2O có chứa 3. 1023 p/tử H2O... Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu khối lượng mol. GV. Thông báo K/N sgk/63 ? Qua các ví dụ trên cho biết khối lượng mol giống với đơn vị đại lượng nào đà học. HS. trả lời ( giống với đơn vị cacbon) ? Vậy em có kết luận gì. HS. nêu kết luận. GV. đưa bài tập. Tính khối lượng mol (M) cùa các chất sau: H2SO4, Al2O, SO3, NaCl. HS. hoạt động nhóm thực hiện trên bảng phụ (3') Đ/A M H2SO4 = 98 g M Al2O = 70 g M SO3 = 80 g M NaCl = 58,5 g II. Khối lượng mol là gì? - K/N: Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N n/tử hay p/tử chất đó. - Kí hiệu: M - VD. Khối lượng mol của n/tử Hiđro. MH = 1 g Khối lượng mol của p/tử Hiđro MH2 = 2 g Khối lượng mol của n/tử oxi MO= 16 g Khối lượng mol của p/tử nước. M H2O = 18 g. * Khối lượng mol có cùng trị số với đvC. Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu thể tích mol của chất khí. GV. thông tin các chất khác nhau thường khối lượng mol cũng khác nhau, tuy nhiên có những chất khác nhau song lại có thể tích lại giống nhau đó chính là thể tích của các chất khí. GV. dùng sơ đồ hình 3.1để sinh quan sát. ? Hình 3.1 cho ta biết những gì HS. Cần nêu được. - Khối lượng mol của chất. - Thể tích của chất. ? Thế nào gọi là điều kiện tiêu chuẩn. HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. Chốt lại. III. Thể tích mol của chất khí. - Từ sơ đồ H3.1 cho biết. + M H2 = 2 g + M N2 = 28 g + M CO2 = 44 g - V H2 =V N2 = V CO2 - ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) = 22,4 lít. * ở cùng điều kiện to và áp suất ( OoC và 1atm) thì một mol chất khí bất kỳ nào cũng đều có thể tích là 22,4 lít. Điều kiện này gọi là điều kiện tiêu chuẩn (đktc) * ở điều kiện thường (200C và 1atm) 1mol chất khí là 24 lít. 4. Củng cố: (8') GV. chốt lại toàn bài. HS. Làm bài tập theo nhóm. Bài 1. Nếu có 1 mol p/tử H2 và 1 mol p/tử O2 hãy cho biết. a, Số p/tử mỗi chất là bao nhiêu. b, Khối lượng mol của mỗi chất. c, Thể tích mol của các chất khí trên ở cùng điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu. Đ/A. a, 1 mol p/tử H2 có N = 6. 1023 p/tử 1 mol p/tử O2 có N = 6. 1023 p/tử b, Khối lượng mol của: M H2 = 2 g M O2 = 32 g c, Thể tích mol của các chất khí trên ở đktc là: V H2 =V O2= 22,4 lít. 5. Dặn dò: (1') - BTVN. 1, 2, 3, 4 sgk/65 - Chuẩn bị trước bài 19

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc
Giáo án liên quan