Bài giảng Mol

1)- Kiến thức

 + Yêu cầu HS biết và phát biểu đúng những khái niệm về Mol, khối lượng Mol và thể tích mol của chất khí

 + Cho HS biết được số Avogađro là con số rất lớn, có thể cân được bằng những đơn vị thông thường (g) và chỉ dùng cho những hạt vi mô

 2)- Kỹ năng

 Rèn luyện kỹ năng tính toán và tư duy cho HS

 

doc25 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mol, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 26 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 18 MOL UUU A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức + Yêu cầu HS biết và phát biểu đúng những khái niệm về Mol, khối lượng Mol và thể tích mol của chất khí + Cho HS biết được số Avogađro là con số rất lớn, có thể cân được bằng những đơn vị thông thường (g) và chỉ dùng cho những hạt vi mô 2)- Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng tính toán và tư duy cho HS B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Sơ đồ điền khuyết + Tranh vẽ ảnh ( Hình 3.1 / SGK) + Bảng phụ 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại nêu vấn đề, diễn giảng C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY GV đặt vấn đề: Các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước, khối lượng cực kì nhỏ bé (chỉ có thể thấy chúng bằng loại kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng trăm triệu lần). Mặc dầu vậy, người nghiên cứu về hóa học cần phải biết được số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia và tạo thành. Làm thế nào để biết được khối lượng hoặc thể tích các chất trước và sau phản ứng ? Để thực hiện phản ứng này, người ta đưa khái niệm Mol vào môn hóa học và hôm nay các em sẽ được biết qua bài học. ( GV viết tựa bài ) Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài GV đặt vấn đề: Các em cho biết: 1 tá vở có bao nhiêu cuốn? 1 thế kỉ có bao nhiêu năm? 1 thiên gạch có bao nhiêu viên gạch ? Vấn đề là khi nào người ta dùng những đơn vị: tá, thế kỉ, thiên? Trong cuộc sống khi sử dụng các số lượng lớn người ta dùng các đơn vị khác để đơn giản hơn. Trong hóa học cũng vậy, các em đã biết nguyên tử, phân tử là hạt rất nhỏ không thể cân, đo, đong, đếm từng nguyên tử được. Do đó khi sử dụng ta phải lấy chúng với số lượng hạt rất lớn, vì thế người ta đưa vào khái niệm mol. Vậy mol là gì? * GV sử dụng bảng phụ cho HS trả lời 1 mol n/tử sắt có bao nhiêu nguyên tử ? 1 mol p/ tử nước có bao nhiêu phân tử? 1 mol p/ tử H2 có bao nhiêu phân tử ? Nếu lấy các chất có số mol bằng nhau thì số hạt vi mô có bằng nhau không, vì sao ? * GV cần thông báo cho HS biết số 6.1023 được làm tròn từ 6,02204.1023 và số Avogađro chỉ dùng cho những hạt vi mô: n/tử, p/tử ,… * GV cần chú ý cho HS phân biệt: mol n/tử và mol p/tử Cho HS làm bài tập củng cố: bài 1/a, c / SGK * GV đưa ra nhận xét chung và kết luận GV đặt vấn đề: 1 n/tử hay p/tử không thể cân được vì chúng quá bé, nhưng N hạt có cân được không? Và khối lượng của N hạt như thế nào? Chúng ta tìm hiểu sang phần 2 : Các em hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: - Khối lượng mol là gì ? - 1 mol n/tử sắt có khối lượng bằng bao nhiêu gam ? vì sao ? - 1 mol p/tử CO2 có khối lượng bằng bao nhiêu gam ? Hãy nhận xét về số trị và đơn vị của NTK(PTK) với khối lượng mol ng/tử (p/tử) * GV dùng bảng điền khuyết cho các nhóm thực hiện * GV chuyển ý: Theo phần trên ta thấy 1 mol các chất khác nhau có khối lượng khác nhau, vậy thể tích của 1 mol của các chất khác nhau như thế nào? Các em hãy tìm hiểu qua phần III: Thể tích mol của chất khí - Cho HS quan sát tranh vẽ theo hình 3.1/ SGK và nêu nhận xét về thể tích của chúng và trả lời câu hỏi: - Thể tích mol chất khí là gì? - Ở cùng điều kiện về t0 và áp suất, thì 1 mol của các chất khí khác nhau có thể tích như thế nào ? - Nếu đo chúng ở t0 = 00C và 1 atm ( gọi là đktc) thì thể tích của 1mol các khí đó ( H2, N2, CO2) bằng bao nhiêu - Khối lượng của chúng như thế nào ? * GV thông báo thêm: Thể tích mol của những chất rắn hoặc chất lỏng khác nhau là không như nhau, các em không tìm hiểu về chúng. Để tổng kết bài GV cho học sinh ( từng nhóm) thực hiện vào bảng điền khuyết ( dán kết quả vào ô thích hợp) - 12 cuốn - 100 năm - 1000 viên HS thảo luận theo nhóm Gọi từng HS nhóm đại diện mỗi nhóm phát biểu ® HS các nhóm trả lời các câu hỏi trong bảng phụ Các nhóm thảo luận HS làm trên bảng phụ và cho từng nhóm nhận xét kết quả Từng nhóm thảo luận và thông báo kết quả - HS đọc k/n trong SGK - 56g - 44g Chúng có cùng số trị nhưng khác đơn vị HS quan sát tranh và cho các nhóm thảo luận để trả lời các vấn đề nêu ra. - Gọi HS từng nhóm trả lời (sgk) - Chiếm thể tích bằng nhau - Có thể tích đều là 22,4 lít - Khác nhau - HS các nhóm sẽ cử các em lần lượt lên dán kết quả vào bảng Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK I/ Mol là gì? + SGK + Ví dụ: - 1 mol n/tử nhôm có N (6,02.1023) n/tử nhôm - 1 mol phân tử nước có N p/tử nước Vậy: - 1 mol bất kỳ chất nào đều chứa N hạt vi mô - Các chất có mol bằng nhau thì có cùng số hạt Số hạt = Số mol (n) . N II/ Khối lượng mol: (M) + SGK + Ví dụ: H = 1đvC ® MH = 1g O2 = 32đvC ® Mo2 = 32g Nhận xét: 1 mol chất khác nhau tuy có cùng số hạt (n/tử, p/tử) nhưng có khối lượng khác nhau III/ Thể tích mol của chất khí là gì ? - Ghi SGK - Nhận xét: Ở cùng điều kiện về t0, p thì các chất có cùng số mol thì cùng thể tích và ngược lại D-CỦNG CỐ + Củng cố từng phần. + Đọc thêm phần “Em có biết” trang 64 sách giáo khoa. E-DẶN DÒ + Làm bài tập 1 ® 4/SGK/trang 65. + Chuẩn bị bài 19 : “CHUYỂN ĐỔI GIƯÃ KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT”. BẢNG PHỤ Hãy chọn đáp án thích hợp để điền vào ô thích hợp Công thức hoá học Nguyên tử khối (Phân tử khối) Khối lượng mol Cu M Cu = N2 = H2O = Fe2O3 = Cho các kết quả có sẳn, học sinh chọn và dán vào vị trí đúng. SƠ ĐỒ ĐIỀN KHUYẾT Lượng chất Số nguyên tử, phân tử Khối lượng Thể tích khí (điều kiện chuẩn) 1 mol nguyên tử Fe 1 mol phân tử N2 0,2 mol phân tử SO2 1,2 mol phân tử CaCO3 1 mol H2 1 mol N2 1 mol CO2 = 2 (g) = 28 (g) = 44 (g) Tuần 14 Tiết 27 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài19 CHUYỂN ĐỔI GIƯÃ KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT UUU A-MỤC TIÊU + Học sinh biết chuyển đổi lượng chất (số mol chất) thành khối lượng chất và ngược lại. + Học sinh biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích chất khí và ngược lại. B-CHUẨN BỊ 1)- Phượng pháp Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 2)- Đồ dùng dạy học + Phiếu học tập. + Sơ đồ động. + Bảng phụ. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Mol là gì? Khối lượng mol là gì? + Tìm khối lượng cuả 1 mol phân tử Oxi. + Ở điều kiện chuẩn, 1 mol chất khí chiếm thể tích là bao nhiêu? 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : trong tính toán hoá học, ta thường phải chuyển đổi giữa lượng chất (số mol chất) và khối lượng chất, giưã lượng chất khí và thể tích khí. Vậy giưã lượng chất và khối lượng, giưã lượng chất khí và thể tích khí có mối quan hệ với nhau thế nào ? Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Cho học sinh tính khối lựơng cuả : . 0,25 mol CO2 (biết = 44 g) . 0,5 mol Fe (biết M Fe = 56 g) Hướng dẫn cho học sinh rút ra công thức tính m, n, M. - Phát phiếu học tập (làm bài tập 1, 2). - Treo bảng phụ (câu trả lời). Õ Nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2 Chuyển ý sang phần II. Tìm thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn cuả : . 0,5 mol khí O2 . 0,2 mol khí CO2 Hướng dẫn học sinh rút ra công thức tính V, n. - Cho học sinh làm bài tập 3 (phiếu học tập) - Cho học sinh thảo luận bài tập 4 trong phiếu học tập. Õ Rút ra mối quan hệ giưã m, n, V. 1 mol CO2 Õ 44 (g) 0,25 mol CO2 Õ x (g) ? x = = 11 (g) 1 mol Fe Õ 56 (g) 0,5 mol Fe Õ y (g) ? y = = 28 (g) Þ Học sinh rút ra công thức. Học sinh vận dụng công thức tính số mol, khối lượng mol. Thảo luận nhóm Học sinh tự giải. Þ Rút ra công thức. - Làm vào phiếu học tập và lên bảng sưả bài tập. - Thảo luận, chọn kết quả đúng. I/-Chuyển đổi giưã lượng chất và khối lượng chất m = n . M (g) n : số mol (mol) m : khối lượng chất (gam) M : khối lượng mol cuả chất (gam) Þ n = (mol) M = (g) II/-Chuyển đổi giưã lượng chất và thể tích chất khí V = n . 22,4 (l) n : số mol chất khí (mol) V : thể tích chất khí (lit) Þ n = (mol) D-CỦNG CỐ + Giáo viên chia lớp thành 2 đội, yêu cầu học sinh bổ sung công thức đúng dưới dạng sơ đồ động. + Học sinh viết công thức vào giấy rời và ráp vào dấu (?) theo sơ đồ : ? ? ? ? m n V E-DẶN DÒ + Học thuộc công thức + Làm bài tập trang 67 sách giáo khoa. PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1 Tính số mol cuả 8 g Cu ( M Cu = 64 (g) ) Bài tập 2 Tính khối lượng mol cuả hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng 12,25 (g) Bài tập 3 Tính số mol có trong 1,12 (l) khí SO2 ( ở điều kiện chuẩn ) Bài tập 4 Khối luợng cuả 6,72 (l) khí N2 (ở điều kiện chuẩn) là : a. 4,2 (g) b. 8,4 (g) c. 12,6 (g) d. 16,8 (g) Câu hỏi thảo luận Có 4 (g) khí H2 và 4 (g) khí O2. Có 2 ý kiến cho rằng : a. Số phân tử trong 2 khối lượng chất trên bằng nhau. b. Số phân tử trong 4 (g) H2 nhiều hơn số phân tử trong 4 (g) O2 Ý kiến nào đúng ? Tuần 14 Tiết 28 Ngày soạn : Ngày dạy : LUYỆN TẬP CHUYỂN ĐỔI GIƯÃ KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT UUU A-MỤC TIÊU + Học sinh biết chuyển đổi lượng chất (số mol chất) thành khối lượng chất và ngược lại. + Học sinh biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích chất khí và ngược lại. + Biết chuyển đổi từ khối lượng chất sang thể tích cuả chất khí (và ngược lại) qua đại lượng trung gian là Lượng chất (số mol). B-CHUẨN BỊ 1)- Phượng pháp Đàm thoại, thảo luận nhóm. 2)- Đồ dùng dạy học + Sơ đồ động. + Bảng phụ. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Công thức xác định lượng chất (số mol) khi biết khối lượng chất. + Công thức xác định lượng chất (số mol) khi biết thể tích chất khí (ở điều kiện chuẩn). + Ở điều kiện chuẩn, 1 mol chất khí chiếm thể tích là bao nhiêu? 2)- Tổ chức dạy và học Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài Bài tập 3/trang 67 - Công thức xác định khối lượng khi biết lựọng chất ? - Từ đó suy ra công thức xác định lượng chất khi biết khối lượng ? - Học sinh làm câu a. - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh nhận xét kết quả, điều chỉnh các sai sót (nếu có). - Công thức xác định thể tích chất khí (ở điều kiện chuẩn) khi biết lượng chất ? - Học sinh làm câu b. - Từ m và V có thể chuyển đổi với nhau được không? Bằng cách nào? - Vận dụng làm câu c. Bài tập 6/trang 67 - Để vẽ hình khối so sánh thể tích cuả các chất khí đã cho chúng ta cần phải xác định điều gì ? - Trình bày phương pháp Giáo viên thông báo : trong cùng 1 điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cuả các chất khí cũng chính là tỉ lệ về số mol. > > > Þ> > > - Giáo viên lưu ý : ở điều kiện chuẩn 1 mol chất khí bất kỳ chiếm thể tích là 22,4 lit. Nhưng nếu ở 20o C và áp suất 1 at thì 1 mol chất khí bất kỳ sẽ chiếm thể tích là 24 lit. - Khi đó công thức tính thể tích khí được viết như thế nào? - Từ đó rút ra công thức tìm lượng chất. m = n . M (g) n = (mol) - Các nhóm thảo luận, tính toán và nêu kết quả trên bảng con. - Học sinh ghi vào vở bài tập. V = n . 22,4 (l) - Các nhóm thảo luận, tính toán và nêu kết quả trên bảng con. Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện lên bảng viết sơ đồ chuyển đổi giưã m và V qua đại lượng trung gian là n. Các nhóm thảo luận và tính toán. Phải tìm thể tích cuả các chất khí đó. - Tìm số mol cuả mỗi khí dưạ vào công thức n = - Tìm thể tích cuả mỗi khí : VKhí = n . 22,4 - Vẽ hình so sánh. V = n . 24 (lit) n = (mol) Bài tập 3/trang 67 n Fe = = 0,5 (mol) n Cu = = 1 (mol) n Al = = 0,2 (mol) b) = 0,175 . 22,4 = 3,92 (lit) = 1,25 . 22,4 = 28 (lit) = 3 . 22,4 = 67,2 (lit) c) = =0,01 (mol) = =0,02 (mol) = =0,02 (mol) n hỗn hợp = + + = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 (mol) Vhỗn hợp = n hỗn hợp . 22.4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (lit) Bài tập 6/trang 67 = = 0,5 (mol) = = 0,25 (mol) = = 0,125 (mol) = = 0,75 (mol) Þ = 0,5 . 22,4 = 11,2 (lit) = 0,25 . 22,4 = 5,6 (lit) = 0,125 . 22,4 = 2,8 (lit) = 0,75 . 22,4 = 16,8 (lit) Kết luận > > > Vẽ hình khối theo kết quả. D-DẶN DÒ + Làm bài tập 4, 5/trang 67 sách giáo khoa. (dưạ vào phần lưu ý cuả Giáo viên) + Chuẩn bị bài 19 : “TỈ KHỐI CUẢ CHẤT KHÍ”. Tuần 15 Tiết 29 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài20 TỈ KHỐI CUẢ CHẤT KHÍ UUU A-MỤC TIÊU a)-Kiến thức + Học sinh biết cách xác định tỉ khối cuả khí A đối với khí B. + Học sinh biết cách xác định tỉ khối cuả một chất khí đối với không khí. + Hiểu được ý nghiã cuả tỉ khối để so sánh nặng, nhẹ giưã hai chất khí. b)-Kỹ năng + Biết vận dụng để giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối cuả chất khí. + Dưạ vào tỉ khối để tính khối lượng mol cuả chất khí. B-CHUẨN BỊ 1)- Đồ dùng dạy học + Sơ đồ phóng đại hình vẽ trang 68 sgk. + Sơ đồ điền khuyết củng cố kỹ năng sử dụng công thức tính tỉ khối và vận dụng so sánh nặng nhẹ giưã hai chất khí. + Vài quả bóng được bơm vào khí hiđro và khí cacbonic. 2)- Phượng pháp Đặt vấn đề, thảo luận. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ Tính khối lượng cuả : a)- 5,6 lit khí Cacbonic b)- 11,2 lit khí Oxi. (Tất cả các khí đều đo ở điều kiện chuẩn). 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Qua kết quả tính toán trên ta thấy : > có nghiã là 11,2 lit khí Oxi nặng hơn 5,6 lit khí Cacbonic nhưng nếu cùng một thể tích bằng nhau thì khí Oxi nặng hay nhẹ hơn khí Cacbonic? Thực tế trong cùng một điều kiện, những thể tích bằng nhau cuả các chất khí khác nhau thì nặng nhẹ khác nhau (cho học sinh quan sát các quả bóng đã chuẩn bị). Khái niệm Tỉ khối sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được vấn đề này đồng thời cũng giúp chúng ta xác định được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần ? Hoạt động cuả giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài ð Hoạt động 1 : Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? Cho học sinh xem lại sơ đồ thể tích mol chất khí (hình 3.1 trang 64) và nhắc lại trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì thể tích mol các chất khí bằng nhau nhưng khối lượng mol lại khác nhau. Câu hỏi : Quan sát sơ đồ em cho biết Khối lượng mol cuả CO2 và H2? Từ đó hãy nhận xét H2 nặng hay nhẹ hơn CO2? Người ta viết Tỉ khối cuả CO2 đối với H2 là : Cho biết CO2 nặng hơn N2 bao nhiêu lần? Vậy trường hợp tổng quát biểu thức tính tỉ khối cuả khí A đối với khí B được viết thế nào? Thông báo : Tỉ khối cuả khí A đối với khí B là tỉ số giưã khối lượng mol cuả khí A và khí B. (Yêu cầu học sinh nhắc lại) Theo em thì đơn vị cuả tỉ khối là gì? Giáo viên cho học sinh thảo luận và giải thích về mặt thứ nguyên Dùng bảng phụ cho học sinh vận dụng làm bài tập 1.a trang 69. ð Hoạt động 2 : Cho học sinh quan sát lại quả bóng bơm đầy khí Hiđro. Tại sao bóng bay được? Tại sao quả bóng bơm khí Cacbonic không thể bay lên? Đặt vấn đề : trong quá trình tìm hiểu về tính chất vật lý cuả một chất khí nào đó cần biết khí đó nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? Do đó chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về tỉ khối cuả một chất khí đối với không khí. Nếu biết khối lượng mol cuả không khí là 29 gam thì tỉ khối cuả khí A đối với không khí được tính thế nào? Triển khai tương tự như hoạt động 1 để học sinh xây dựng bài viết. Dùng bảng phụ cho học sinh vận dụng làm bài tập 1.b trang 69. Em hiểu thế nào khi nói tỉ khối cuả khí A đối với không khí là 1,1 Qua biểu thức vưà ghi em có thể tìm được khối lượng mol chất A được không? ð Hoạt động 3 : Như vậy trong biểu thức Tỉ khối nếu biết được khối lượng mol cuả một chất và Tỉ khối ta có thể xác định được khối lượng mol cuả chất còn lại. Dùng bảng phụ cho học sinh làm bài tập 2a, 2b trang 69. So sánh về khối lượng cuả hai chất khí đó khi chúng có cùng một thể tích. = 44 (g) = 2 (g) CO2 nặng hơn H2. 22 lần Các nhóm thảo luận và lần lượt đưa ra kết luận. Vì Hidro nhẹ hơn không khí. Vì khí Cacbonic nặng hơn không khí. Học sinh thảo luận nhóm để đưa đến công thức : Khí A nặng hơn không khí 1,1 lần. M A = 1,1 . 29 32 (gam) + M A = 29 . d A / B + M A = M B . d A / B M B = I/-Tỉ khối cuả khí A đối với khí B Là tỉ số giưã khối lượng mol cuả khí A và khí B. Công thức : Đơn vị : d A / B : tỉ khối cuả khí A đối với khí B (hư số) M A , M B : Khối lượng mol cuả khí A, B (gam) Nhận xét d A / B < 1 : Khí A nhẹ hơn B d A / B > 1 : Khí A nặng hơn B II/-Tỉ khối cuả khí A đối với không khí Là tỉ số giưã khối lượng mol cuả khí A và không khí. Công thức : Đơn vị : d A / kk : tỉ khối cuả khí A đối với không khí (hư số) M A : Khối lượng mol cuả khí A (gam) Nhận xét d A / kk < 1 : Khí A nhẹ hơn không khí d A / kk > 1 : Khí A nặng hơn không khí Áp dụng : (học sinh làm bài tập 2a, 2b trang 69). D-CỦNG CỐ Bài tập 3a, 3b trang 69. E-DẶN DÒ Xem trước bài “TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC”. Tuần 15 Tiết 30 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài21 TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC UUU A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Từ công thức hoá học học sinh biết xác định thành phần phần trăm theo khối lượng cuả các nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất. 2)- Kỹ năng Tính toán. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa, sách giáo viên. 2)- Phương pháp dạy học Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Viết công thức tính tỉ khối cuả khí A đối với khí B và khí A đối với không khí. + Sửa baì tập. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Nếu biết công thức hoá học cuả một chất ta có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố. Vậy cách xác định đó như thế nào? Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1 - Treo bảng phụ viết Các bước tiến hành phần 1 chữ đậm trang 71 sách giáo khoa. - Treo bảng phụ viết đề bài ví dụ 1. - Hướng dẫn từng bước ví dụ 1. - Tính = ? - Xác định 1 mol phân tử nước có bao nhiêu mol nguyên tử H và bao nhiêu mol nguyên tử O ? - Tính m H , m O ? - Tính % H, % O ? Hoạt động 2 - Giáo viên treo bảng phụ viết đề bài ví dụ 2 - Giáo viên nhận xét - Có thể tính %O như sau : % O = 100 % - (% H + % S) - Học sinh đọc các bước tiến hành. - Học sinh ghi ví dụ 1. - Học sinh nhắc lại từng bước một và cách giải. - Học sinh ghi ví dụ 2. - Một học sinh làm trên bảng. - Các nhóm làm trên bảng con. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét. I/-Biết công thức hoá học cuả hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất - Tìm khối lượng mol cuả hợp chất. - Tìm số mol nguyên tử cuả mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. - Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng cuả mỗi nguyên tố. Thí dụ 1: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng cuả các nguyên tố Hidro (%H) và Oxi (%O) trong hợp chất nước (H2O). =(1 . 2) + 16=18 (g) - Trong 1 mol H2O có 2 mol nguyên tử H và 1 mol nguyên tử O. m H = 1 . 2 = 2 (g) m O = 16 . 1 = 16 (g) %H = . 100 % = 11,1% %O = . 100 %= 89,9% Thí dụ 2 Tính thành phần phần trăm theo khối lượng cuả các nguyên tố Hidro (%H), lưu huỳnh (%S), oxi (%O) trong hợp chất H2SO4. m H = 1 . 2 = 2 (g) m S = 32 . 1 = 32 (g) m O = 16 . 4 = 64 (g) = 98 (g) %H = . 100% =2% %S = . 100% =32,7% %O = . 100% =65,3% D-CỦNG CỐ + Các bước để làm bài toán tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. + Bài tập 1.a/trang 71 sách giáo khoa. E-DẶN DÒ + Bài tập 1b, 1c, 3/trang 71 sách giáo khoa. + Chuẩn bị trước mục 2 “Biết thành phần nguyên tố, xác định công thức hoá học” trong bài “TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC”. Tuần 15 Tiết 31 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài21 TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC (tiếp theo) UUU A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Từ thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất học sinh biết cách xác định công thức hoá học cuả hợp chất. 2)- Kỹ năng Tính toán. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa, sách giáo viên. 2)- Phương pháp dạy học Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ Sửa baì tập 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Từ công thức hoá học ta biết được % khối lượng các nguyên tố. Ngược lại nếu biết % khối lượng các nguyên tố ta có thể lập được công thức hoá học cuả hợp chất. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài - Nhắc lại cách tính %H trong H2O. - Hãy xác định m H nếu biết được %H. - Hãy tính n H ? - Từ số mol ta có thể viết được công thức hoá học cuả chất. Vậy các bước đó như thế nào? - Treo bảng phụ viết Các bước tiến hành phần 2 chữ đậm trang 71. Hoạt động 1 - Treo bảng phụ viết đề bài ví dụ 1. - Hướng dẫn từng bước ví dụ 1. - Tính m C , m H - Tính n C , n H - Nhận xét trong 16 g hợp chất có bao nhiêu mol nguyên tử C và bao nhiêu mol nguyên tử O ? - Suy ra số nguyên tử C và số nguyên tử H trong 1 phân tử hợp chất. - Suy ra công thức hoá học. Hoạt động 2 - Giáo viên treo bảng phụ viết đề bài ví dụ 2. - Giáo viên nhận xét. - Lưu ý cách tính %O = 100% - (%H +%S) %H = . 100 % = 11,1% m H = . 18 = 2 (g) n H = = 2 (mol) - Học sinh đọc các bước tiến hành. - Học sinh ghi ví dụ 1. - Học sinh nhắc lại từng bước một cách giải. - Các nhóm trả lời câu hỏi cuả giáo viên. - Học sinh ghi ví dụ 2. - Một học sinh làm trên bảng. - Các nhóm làm vào bảng con. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét. II/-Biết thành phần các nguyên tố hãy xác định công thức hoá học - Tìm số mol nguyên tử cuả mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. - Lập công thức hoá học. Thí dụ 1 Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là %C=75% , %H=25% . Biết hợp chất có khối lượng mol là 16g. Hãy xác định công thức hoá học cuả hợp chất đó. m C = . 16 = 12 (g) m H = . 16 = 4 (g) n C = = 1 (mol) n H = = 4 (mol) - Có 1 mol nguyên tử C và 4 mol nguyên tử H. - Có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. - CH4 Thí dụ 2 Hợp chất A có M A = 98 (g) và thành phần các nguyên tố là %H=2,04% ; %S=32,65% còn lại là oxi. Xác định công thức hoá học cuả A. - H2SO4 D-CỦNG CỐ + Các bước để làm bài toán tìm công thức hoá học khi biết thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. + Bài tập 2.a/trang 71 sách giáo khoa. E-DẶN DÒ + Bài tập 2b, 4, 5/trang 71 sách giáo khoa. + Chuẩn bị trước bài “TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC” Tuần 16 Tiết 32 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài22 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC UUU A-MỤC TIÊU Từ phương trình hoá học và những số liệu cuả bài toán học sinh biết được cách xác định khối lượng cuả những chất tham gia hoặc khối lượng các sản phẩm (chất tạo thành). B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Bảng phụ 1 “Các bước giải toán” + Bảng phụ 2 “Các công thức tính toán cần nhớ”. + Bảng phụ 3 “Các bài toán tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hoá học” Giáo viên có thể thực hiện bảng phụ trên phim để chiếu trên máy chiếu trừ bảng phụ 1 và 2. 2)- Phương pháp dạy học Phương pháp phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Viết các công thức tính số mol cuả chất. + Viết các công thức tính khối lượng chất. + Viết các công thức tính thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn, ở nhiệt độ phòng. + Các phần trả lời cuả học sinh được viết trên bảng phụ 2 và giáo viên treo trên góc cuả bảng. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Cơ sở khoa học để sản xuất các chất hoá học trong ngành công nghiệp hoặc điều chế một chất hoá học nào đó trong phòng thí nghiệm, đó là phương trình hoá họ. Dưạ vào phương trình hoá học, người ta có thể tìm được khối lượng chất tham gia để điều chế một khối lượng sản phẩm nhất định, hoặc với một khối lượng chất tham gia nhất định sẽ biết điều chế được một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu. Đây cũng là vấn đề mà hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu làm s

File đính kèm:

  • docBAI SOAN HOA 8 CHUONG III.doc
Giáo án liên quan