Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 26- Hệ thống làm mát

A/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Qua bài giảng, HS phải biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.

 2.Kỹ năng:

 Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

3.Thái độ:

 Có ý thức tìm hiểu và liên hệ bài học với thực tế.

B/ CHUẨN BỊ BÀI DẠY

 

doc27 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 26- Hệ thống làm mát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài26- hệ thống làm mát (Bài gồm 1tiết: Tiết33) Ngày soạn: 03/3/2009 A/Mục tiêu 1/Kiến thức: - Trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về nhiệm vụ và cấu tạo chung của thõn A/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Qua bài giảng, HS phải biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát. 2.Kỹ năng: Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. 3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu và liên hệ bài học với thực tế. B/ Chuẩn bị bài dạy 1.Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu kỹ bài 26-SGK và lập kế hoạch bài giảng. - Tham khảo tài liệu có liên quan. 2.Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Tranh giáo khoa hình 26-1. - Thân xilanh và nắp máy động cơ xe máy (làm mát bằng không khí). - Phần mềm mô phỏng sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM loại tuần hoàn cưỡng bức và phương tiện trình chiếu. C/ Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) Câu hỏi: 1/ Nêu nhiệm vụ, phân loại hệ thông bôi trơn? 2/ Vẽ đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường? 3.Dạy bài mới: *Đặt vấn đề vào bài mới : (2phút) Trong quá trình động cơ làm việc, khí cháy có nhiệt độ cao, trong khoảng 2000 đến 25000C nhưng không phải toàn bộ nhiệt lượng do khí cháy sinh ra đều được biến thành công có ích (cơ năng) mà có một phần truyền vào các chi tiết bao quanh buồng cháy của động cơ khiến động cơ bị nóng lên. Nhiệt độ động cơ cao quá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc và độ bền của động cơ. Để ĐC làm việc bình thường và kéo dài tuổi thọ cho các chi tiết, động cơ cần phải có một bộ phận làm mát và bộ phận này được gọi là hệ thống làm mát.Chúng ta hãy nghiên cứu bài 26: “ Hệ thống làm mát ” *Nội dung tiết học : Hoạt động 1: (5phút) Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV diễn giảng : Khi ĐC làm việc, các chi tiết của ĐC, nhất là các chi tiết trong buồng cháy có nhiệt độ rất cao,nhiệt độ đỉnh của pit tông có thể lên tới 6000C, nhiệt độ xupap thải lên tới 9000C, nhiệt độ các chi tiết cao có thể dẫn đến tác hại : +Giảm sức bền, độ cứng vững và tuổi thọ các chi tiết. +Bó kẹt giữa PT-XM, TK-bạc lót... +Kích nổ trong động cơ. Vì vậy trong ĐC phải có hệ thống làm mát để giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. - GV nên làm rõ: Đường truyền nhiệt từ chi tiết của động cơ tới không khí có thể là trực tiếp hoặc thông qua nước. Việc phân loại và tên gọi loại HTLM dựa vào chất (nước hoặc không khí) trực tiếp thu nhiệt từ các chi tiết cần làm mát của động cơ. I/ Nhiệm vụ và phân loại 1.Nhiệm vụ Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. * Các chi tiết hoạt động ở nhiệt độ thích hợp để: + Duy trì độ bay hơi và khả năng bốc cháy của nhiên liệu, đảm bảo sự làm việc bình thường của pit-tông, xéc măng, xi lanh. + Giữ độ nhớt của dầu bôi trơn ở mức quy định, đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống bôi trơn. Tuy nhiên nếu nhiệt độ làm mát thấp quá, nhiệt độ của các chi tiết sẽ thấp dẫn đến hiện tượng nhiên liệu khó bay hơi và cháy không hết, tạo muội làm bó kẹt xec măng gây giảm công suất của động cơ. 2. Phân loại Theo chất làm mát, hệ thống được chia ra 2 loại : - Hệ thống làm mát bằng nước. - Hệ thống làm mát bằng không khí. Hoạt động 2: (10phút) Tìm hiểu về cấu tạo của HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. Hoạt động của GV và HS Nội dung Khi hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của hệ thống, để giúp HS hiểu được tại sao trong hệ thống lại phải có các bộ phận như trên hình 26.1, GV có thể vận dụng phép suy luận lôgic để dẫn dắt bằng lời giải thích kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề. Chẳng hạn: - Khi động cơ làm việc, khu vực nào chịu nhiệt độ cao nhất ? (Các chi tiết bao quanh khu vực buồng cháy chịu nhiệt độ cao nhất). - Muốn làm mát cho khu vực này thì cần phải làm gì ? Có cần đưa nước làm mát vào đây không ? (Cần phải đưa nước làm mát vào khu vực nóng nhất này. GV giải thích thêm: để nước trực tiếp thu nhiệt từ các chi tiết cần làm mát của động cơ, cần phải cấu tạo các khoang chứa nước sát với các chi tiết đó và các khoang này được gọi là "áo nước"). Vậy: cấu tạo của HTLM bằng nước phải có áo nước. - Nước trong áo nước sau khi thu nhiệt từ các chi tiết sẽ bị nóng lên nên bản thân nước lại cần được làm mát. Vậy phải làm mát nước bằng cách nào ? (Hệ thống phải cấu tạo bộ phận làm mát nước, bộ phận này được gọi là két làm mát). Vậy: cấu tạo của HTLM bằng nước phải có két làm mát nước. - Để đưa nước nóng từ áo nước đến két rồi đưa nước lạnh từ két về áo nước cần phải sử dụng bộ phận gì ? (Phải sử dụng bơm nước). Vậy: cấu tạo của HTLM bằng nước phải có bơm nước. - Để két làm mát hoạt động tốt cần phải tăng lưu lượng không khí đi qua giàn ống của két. Vậy cần phải có thêm bộ phận gì ? (Phải có thêm quạt gió để tăng lượng không khí đi qua giàn ống của két khiến quá trình truyền nhiệt từ nước tới không khí diễn ra nhanh hơn). Vậy: cấu tạo của HTLM bằng nước phải có quạt gió. - GV giải thích: Động cơ chỉ làm việc tốt nhất khi nhiệt độ của các chi tiết ở trong một khoảng giá trị nhất định. Vì vậy nhiệt độ của nước làm mát ở áo nước cũng cần phải ở trong một khoảng giá trị nào đó. Người ta điều chỉnh nhiệt độ nước trong áo nước bằng cách điều chỉnh lượng nước đi qua két. Do vậy trên đường ống dẫn nước từ áo nước về két có cấu tạo một bộ phận để điều chỉnh lượng nước qua két làm mát. Bộ phận này có tác dụng điều tiết lượng nước từ áo nước về két hoặc quay ngay về áo nước một cách tự động được gọi là "van hằng nhiệt" hoặc "bộ ổn nhiệt". Vậy: cấu tạo của HTLM bằng nước phải có van hằng nhiệt. Đến đây có thể rút ra kết luận: HHTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức phải có các bộ phận: áo nước, két làm mát nước, bơm nước, quạt gió và van hằng nhiệt. II/ Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. 1. Cấu tạo Hệ thống làm mát bằng nước được chia ra 3 loại : bốc hơi, đối lưu tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức. Trong đó, loại tuần hoàn cưỡng bức tuy có cấu tạo phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm hơn nên được dùng phổ biến hơn. Hình 26-1a. Hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức 1.Thân máy ; 2.Nắp máy; 3.Đường nước nóng ra khỏi ĐC; 4.Van hằng nhiệt; 5.Két nước ; 6. Giàn ống của két nước; 7.Quạt gió; 8.ống nước nối tắt về bơm; 9.Puly và đai truyền; 10.Bơm nước; 11.Két làm mát dầu; 12.ống phân phối nước lạnh; Hệ thống được cấu tạo các bộ phận chính: - Bơm nước: tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống. - Két nước: gồm hai bình chứa phía trên và dưới nối thông với nhau bởi một giàn ống nhỏ. Nước nóng chảy qua giàn ống này sẽ được làm mát nhanh chóng nhờ diện tích tiếp xúc rất lớn của vỏ ống với không khí. - Quạt gió: có tác dụng làm tăng tốc độ làm mát nước khi qua giàn ống. - Van hằng nhiệt: để điều chỉnh lượng nước qua két nhằm ổn định nhiệt độ của nước trong áo nước. Nước làm mát được chứa đầy trong các đường ống, bơm, két và áo nước. Hoạt động 3: (10phút) Tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. áo nước Bơm nước Van hằng nhiệt Két làm mát Hình 26-1b. Sơ đồ khối hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV sử dụng tranh hình 26.1 hoặc tốt nhất là dùng sơ đồ khối ở trên để hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống. - Trong hoạt động này có thể sử dụng một số câu hỏi sau: + Bơm nước dùng để làm gì ? + Hệ thống làm mát bằng nước thì quạt gió dùng để làm gì ? +Khi ĐC mới làm việc, nhiệt độ của nước làm mát như thế nào? (GV chỉ đường đi của nước trong trường hợp này trên sơ đồ để HS hiểu rõ). -Tương tự GV chỉ đường đi của nước trên sơ đồ trong trường hợp b và c - GV có thể giải thích rõ hơn tại sao hệ thống phải có van hằng nhiệt. Có thể giải thích theo ý sau: Động cơ đốt trong làm việc tốt nhất khi nhiệt độ các chi tiết nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Nếu nhiệt độ cao quá giới hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới độ bền của các chi tiết, diễn biến các kì nạp và kì cháy - giãn nở. Nếu nhiệt độ thấp quá giới hạn khiến cho nhiên liệu khó bay hơi nên quá trình hình thành hoà khí không hoàn hảo, việc bôi trơn động cơ cũng khó khăn hơn. Chính vì lí do trên, để động cơ làm việc tốt sau khi khởi động cần phải nhanh chóng nâng nhiệt độ của động cơ tới giới hạn cho phép, đặc biệt khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp. 2. Nguyên lí làm việc Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần. a)Khi ĐC mới làm việc: (nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước) Van 4 đóng cửa thông với đường nước về két, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước 8 để nước trong áo nước chảy thẳng về trước bơm 10 rồi lại được bơm vào áo nước. Như vậy, nhiệt độ nước trong áo nước tăng nhanh, rút ngắn thời gian hâm nóng động cơ. b)Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định: Van 4 mở cả hai đường để nước trong áo nước vừa chảy vào két 5 vừa chảy vào đường nước 8. c)Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước: Van 4 đóng cửa thông với đường nước 8, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước vào két 5, toàn bộ nước nóng ở áo nước đi qua két 5, được làm mát rồi được bơm 10 hút đưa trở vào áo nước của động cơ. Hoạt động 4: (5phút) Tìm hiểu cấu tạo của HTLM bằng không khí Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình 26-2 và trả lời câu hỏi: + Kể tên các loại ĐC làm mát bằng gió? (ĐC xe máy, ĐC kéo máy phát điện, ĐC ô tô...). + ĐC làm mát bằng gió chủ yếu nhờ bộ phận nào? (Cánh tản nhiệt). Hình 26-2. Động cơ làm mát bằng không khí + Với ĐC tĩnh tại hoặc ĐC nhiều xilanh, trong hệ thống làm mát còn có thêm những chi tiết gì? (Quạt gió, tấm hướng gió) III/Hệ thống làm mát bằng không khí 1. Cấu tạo Hình 26-3 HTLM bằng không khí sử dụng quạt gió 1.Quạt gió ; 2.Cánh tản nhiệt ; 3.Tấm hướng gió ; 4.Vỏ bọc ; 5.Cửa thoát gió - Cấu tạo chủ yếu của hệ thống làm mát bằng không khí là các cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài thân xilanh và nắp máy. - Để tăng lượng không khí đi qua các cánh tản nhiệt, trên các động cơ tĩnh tại hoặc động cơ nhiều xilanh có cấu tạo thêm quạt gió, tấm hướng gió và vỏ bọc. Hoạt động 5: (5phút)Tìm hiểu nguyên lý làm việc của HTLM bằng không khí Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV sử dụng hình 26-2 và 26-3để giải thích nguyên lý làm việc của HTLM bằng không khí. - Có thể sử dụng các câu hỏi sau: + Các cánh bao quanh thân xilanh và nắp máy động cơ xe máy dùng để làm gì ? + Xét dưới góc độ làm mát, yếm xe máy có tác dụng như thế nào ? 2. Nguyên lí làm việc Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được dẫn ra các cánh tản nhiệt rồi truyền ra không khí bao quanh. Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao. Hệ thống có sử dụng quạt gió không chỉ tăng tốc độ làm mát mà còn đảm bảo làm mát đồng đều hơn. 4.Tổng hợp - Đánh giá: (3phút) - GV tổng hợp bài học theo đề mục và yêu cầu HS đọc hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK. a) Hướng dẫn đọc hình vẽ 26.1: Lưu ý HS khi đọc hình cần liên hệ với chú thích và nguyên lí làm việc. Chú ý két làm mát dầu bôi trơn có thể làm mát bằng không khí hoặc bằng nước, loại trong hình 26.1 là loại làm mát bằng nước. b) Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK: Câu hỏi Gợi ý cách trả lời 1. Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát. Như trong SGK. 2. Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. Như trong SGK. 3. Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng ? Tại sao ? Không nên vì yếm xe có tác dụng như bản hướng gió của hệ thống làm mát. c) Bài tập về nhà: Yêu cầu HS đọc các hình trong bài và đọc trước bài 27-SGK Bài27 hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng (Bài gồm 1tiết: Tiết34) Ngày soạn: 05/3/2009 A/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Qua bài giảng, HS phải biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. 2.Kỹ năng: Đọc được sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong ĐC xăng. 3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu và liên hệ bài học với thực tế. B/ Chuẩn bị bài dạy 1.Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu kỹ bài 27-SGK và lập kế hoạch bài giảng. - Tham khảo tài liệu có liên quan. 2.Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Tranh giáo khoa hình 27-1; 27-2 C/ Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) Câu hỏi: 1/ Nêu nhiệm vụ, phân loại hệ thống làm mát? 2/Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức? 3.Dạy bài mới: *Đặt vấn đề vào bài mới : (2phút) Để động cơ làm việc được cần phải cấp nhiên liệu và không khí cho nó theo một lưu lượng, tỉ lệ, qui cách và thời điểm thích hợp. Bộ phận thực hiện nhiệm vụ này được gọi là hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.Chúng ta hãy nghiên cứu bài 27: “ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng ” *Nội dung tiết học : Hoạt động 1: (7phút) Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống . Hoạt động của GV và HS Nội dung * Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống: - GV cần làm rõ hai ý: + Để động cơ làm việc được cần phải cấp cho nó hòa khí (hỗn hợp xăng - không khí). + ở mỗi chế độ làm việc, động cơ đòi hỏi phải được cung cấp hòa khí có lượng và tỉ lệ hòa trộn (xăng - không khí) khác nhau. Cụ thể là : ăLúc khởi động, tỉ lệ xăng và không khí là . ăLúc chạy bình thường, tỉ lệ xăng và không khí là . ăLúc chạy cầm chừng (không tải), tỉ lệ xăng và không khí là. ăLúc chạy tăng tốc (quá tải), tỉ lệ xăng và không khí là. - GV nên lưu ý có nhiều cách phân loại dựa theo các dấu hiệu khác nhau. ở đây phân loại theo cấu tạo bộ phận tạo thành hòa khí, hệ thống được chia ra 2 loại. Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào cách cung cấp nhiên liệu để phân loại, gồm : Loại tự chảy (không có bơm xăng) ; loại cưỡng bức (có bơm xăng). I/ Nhiệm vụ và phân loại 1.Nhiệm vụ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí (còn gọi là HTNL) trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp hoà khí (hỗn hợp xăng và không khí) sạch vào xilanh động cơ. Lượng và tỉ lệ hoà khí phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. 2. Phân loại Theo cấu tạo bộ phận tạo thành hoà khí, hệ thống được chia ra 2 loại : - Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí. - Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun (còn được gọi là hệ thống phun xăng). Hoạt động 2: (15phút) Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV sử dụng hình 27.1 giới thiệu cấu tạo của hệ thống. Chủ yếu nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính: thùng xăng, bơm xăng, bầu lọc xăng, BCHK (còn gọi là cacbuaratơ) và bầu lọc khí. - Có thể sử dụng một số câu hỏi sau: + Tại sao HTNL trên xe máy lại không có bơm xăng ? + Trong hệ thống, bộ phận nào là quan trọng nhất ? (Bộ chế hoà khí). - GV cần đưa sơ đồ BCHK đơn giản để giải thích nguyên lý làm việc của hệ thống. 1.Vòi phun; 2.Họng khuếch tán; 3.Bướm ga; 4.Giclơ; 5.Phao xăng; 6.Buồng phao; 7.Van kim; 8.ống dẫn xăng; 9.Lỗ thông khí; 10.Bướm gió; II/Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí 1. Cấu tạo của hệ thống Cấu tạo của hệ thống (hình 27.1) gồm một số bộ phận chính là: - Thùng xăng để chứa xăng; - Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng; - Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hoà khí; - Bộ chế hoà khí làm nhiệm vụ hoà trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí với tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ; - Bầu lọc khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí. Thùng xăng Bầu lọc xăng Bơm xăng Bộ chế hòa khí Bầu lọc khí Xi-lanh Đường xăng Đường không khí Đường hòa khí Hình 27-1 Sơ đồ khối hệ thông nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí 2. Nguyên lí làm việc của hệ thống Khi động cơ làm việc, xăng được bơm xăng hút từ thùng xăng đưa lên buồng phao của bộ chế hoà khí. Khi qua bầu lọc, xăng được lọc sạch cặn bẩn. ở kì nạp, pit-tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. Do chênh áp, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hoà khí.Tại đây, vận tốc dòng khí tăng, áp suất giảm nhỏ hơn áp suất buồng phao.Do sự chênh lệch áp suất mà xăng được phun vào họng khuếch tán dễ dàng, đồng thời xăng gặp vận tốc dòng khí lớn nên bị xé nhỏ dưới dạng sương mù tạo thành hỗn hợp xăng-không khí.Hoà khí theo đường ống nạp đi vào xilanh của động cơ. Hoạt động 3: (15phút) : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng Thùng xăng Bầu lọc xăng Bơm xăng Bộ điều chỉnh áp suất Bầu lọc khí Xi-lanh Vòi phun Đường ống nạp Bộ điều khiển phun Các cảm biến Đường xăng Đường tín hiệu điều khiển phun Đường không khí Đường xăng hồi Đường hòa khí Hình 27-2. Sơ đồ hệ thống phun xăng Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV sử dụng hình 27.2 giới thiệu cấu tạo của hệ thống. Chủ yếu nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính. Để HS dễ hiểu, có thể giải thích một cách đơn giản mấy bộ phận sau: + Bộ điều chỉnh áp suất làm việc như van an toàn của bơm dầu bôi trơn. Khi nào áp suất xăng ở vòi phun lớn quá giá trị đã định thì bộ điều chỉnh sẽ mở để một phần xăng chảy về thùng xăng. + Vòi phun giống như là một cái van mà việc đóng mở do bộ phận điều khiển phun quyết định; còn bộ điều khiển phun làm việc theo chế độ đã định và có thay đổi chút ít khi các thông tin thu được từ các cảm biến có thay đổi. + Các cảm biến có nhiệm vụ thông báo cho bộ điều khiển phun tình trạng, trạng thái, chế độ làm việc của động cơ như nhiệt độ nước làm mát, số vòng quay trục khuỷu, độ mở của bướm ga v.v... - Có thể sử dụng một số câu hỏi sau: + Tại sao hệ thống lại phải có bộ điều chỉnh áp suất ? + Tại sao hệ thống lại phải có các cảm biến ? - GV sử dụng hình 27.2 để lý giải và dẫn dắt HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống. Có mấy điểm cần lưu ý như sau: + Hệ thống có 5 mạch: 1.Mạch xăng tính từ thùng xăng, qua bầu lọc xăng, bơm xăng, bộ điều chỉnh áp suất tới đường ống nạp; 2.Mạch xăng hồi từ bộ điều chỉnh áp suất về thùng xăng; 3.Mạch không khí tính từ bầu lọc khí tới đường ống nạp; 4.Mạch hoà khí tính từ đường ống nạp tới xilanh; 5.Mạch điện tính từ các cảm biến, qua bộ điều khiển phun tới vòi phun. + Việc hút khí vào xilanh vẫn do sự giảm áp trong xilanh khi pit-tông đi xuống ở kì nạp. + Xăng được vòi phun phun vào đường ống nạp. + Vòi phun có thể phun 1 lần hoặc vài lần trong một chu trình nhưng tổng lượng xăng phun trong một chu trình không phụ thuộc vào số lần phun (xem thêm phần thông tin bổ sung). III/Hệ thống phun xăng 1. Cấu tạo của hệ thống Ngoài một số bộ phận tương tự hệ thống dùng bộ chế hoà khí, ở hệ thống phun xăng có cấu tạo thêm một số bộ phận chính là: - Bộ điều khiển phun: điều khiển chế độ làm việc của vòi phun để hoà khí có tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. (Bộ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến đo các thông số như nhiệt độ động cơ, số vòng quay của trục khuỷu, độ mở của bướm ga, ... xử lí thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của vòi phun). - Bộ điều chỉnh áp suất: giữ áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. - Vòi phun: có cấu tạo như một chiếc van, được điều khiển bằng tín hiệu điện. 2.Nguyên lí làm việc của hệ thống Khi động cơ làm việc, không khí được hút vào xilanh ở kì nạp cũng nhờ sự chênh áp. Nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất, xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định. Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun. Nhờ quá trình phun được điều khiển theo nhiều thông số về tình trạng và chế độ làm việc của động cơ nên hoà khí luôn có tỉ lệ phù hợp với yêu cầu của động cơ. Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun tuy có cấu tạo phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm nổi bật như : cho phép động cơ thay đổi vị trí trong không gian một cách tùy ý, tạo hoà khí có lượng và tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ,... Nhờ vậy, quá trình cháy diễn ra hoàn hảo hơn, hiệu suất động cơ cao hơn và giảm ô nhiễm môi trường tốt hơn. 4.Tổng hợp - Đánh giá: (3phút) - GV tổng hợp bài học theo đề mục và yêu cầu HS đọc hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK. - Yêu cầu HS đọc thêm phần thông tin bổ sung về BCHK. - Đọc trước bài 28-SGK Bài28 hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêden (Bài gồm 1tiết: Tiết35) Ngày soạn: 10/3/2009 A/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Qua bài giảng, HS phải biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêden. 2.Kỹ năng: Đọc được sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêden. 3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu và liên hệ bài học với thực tế. B/ Chuẩn bị bài dạy 1.Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu kỹ bài 28-SGK và lập kế hoạch bài giảng. - Tham khảo tài liệu có liên quan. 2.Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Tranh giáo khoa hình 28-1. - Chuẩn bị phần mềm dạy học nguyên lí làm việc của động cơ điezen 4 kì, cấu tạo và nguyên lí làm việc của bơm cao áp, vòi phun. C/ Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Hình thức kiểm tra: Gọi 2HS đồng thời lên bảng vẽ sơ đồ) Câu hỏi: 1/ Vẽ sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống? 2/ Vẽ sơ đồ khối hệ thống phun xăng và trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống? 3.Dạy bài mới: *Đặt vấn đề vào bài mới : (2phút) Trong thực tế, ngoài ĐC sử dụng nhiên liệu là xăng còn có ĐC sử dụng nhiên liệu là điêden.Vậy hệ thống nhiên liệu của động cơ điêden có điểm gì khác với hệ thống nhiên liệu ĐC xăng.Chúng ta hãy nghiên cứu bài 28: “ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêden ” *Nội dung tiết học : Hoạt động 1: (15phút) Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống và sự hình thành hòa khí ở động cơ điêden . Hoạt động của GV và HS Nội dung * Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống: - GV đặt ra các câu hỏi để HS trả lời : Chúng ta đã học về nguyên lý làm việc của ĐC điêden 4kỳ, em hãy cho biết ở ĐC này : +Kỳ nạp, ĐC này nạp gì ? (không khí sạch). + Kỳ nén, ĐC này nén gì ? (không khí). + Nhiên liệu được đưa vào xi lanh ở thời điểm nào ? (cuối kỳ nén vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy) + Nhiệm vụ của HTNL động cơ điezen có gì khác so với động cơ xăng ? *GV cần làm rõ mấy vấn đề sau: + Thời điểm phun nhiên liệu là cuối kì nén, nhiên liệu hòa trộn với khí nén trong xilanh tạo thành hòa khí và tự bốc cháy. Như vậy thời gian hình thành hòa khí so với động cơ xăng (tương ứng với khoảng hai hành trình pit-tông) là rất ngắn. + Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối kì nén, áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cao (so với xăng phun vào đường ống nạp). Hai lí do trên khiến nhiên liệu phun vào xilanh phải đảm bảo có áp suất cao và hòa trộn tốt. Muốn vậy phải có bơm tạo áp suất cao cho nhiên liệu và bơm này được gọi là bơm cao áp. - Có thể sử dụng một số câu hỏi sau: + Trong chu trình làm việc của động cơ điêden, nhiên liệu được phun vào thời điểm nào ?(cuối kỳ nén) + So với động cơ xăng, thời gian hòa trộn của nhiên liệu điezen dài hơn hay ngắn hơn ?(Ngắn hơn) +Các chế độ làm việc của ĐC phụ thuộc vào yếu tố nào?(Lượng nhiên liệu do bơm cao áp cấp vào xilanh của ĐC) I/ Nhiệm vụ của hệ thống và sự hình thành hòa khí ở động cơ điêden . 1.Nhiệm vụ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí (còn gọi là hệ thống nhiên liệu) trong động cơ điêzen có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ. (Chú ý: Điểm khác giữa nhiệm vụ HTNL động cơ xăng và động cơ điêden là: Hệ thống nhiên liệu ĐC xăng là cung cấp hòa khí còn hệ thống nhiên liệu ĐC điêden là cung cấp dầu điêden). 2. Đặc điểm của sự hình thành hòa khí ở động cơ điêden. Sự hình thành hoà khí ở động cơ điêzen có những đặc điểm sau: - Nhiên liệu được phun vào xilanh động cơ ở cuối kì nén. áp suất của nhiên liệu phun vào xilanh do bơm cao áp tạo ra rất lớn để đảm bảo sự phun tơi và hòa trộn tốt. - Các chế độ làm việc của động cơ hoàn toàn tùy thuộc vào lượng nhiên liệu cấp vào xilanh trong mỗi chu trình. Việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xi lanh do bơm cao áp đảm nhận. Vì vậy bơm cao áp được coi là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống. (Lưu ý: Hòa khí của ĐC điêden được hình thành ngay trong buồng cháy và tự bốc cháy ngay.Do vậy hòa khí hình thành nhanh chóng.Đó là đặc điểm của sự hình thành hòa khí trong ĐC điêden). Hoạt động 2: (12phút) Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ Điêden. Đường hồi nhiên liệu Thùng Nhiên liệu Bầu lọc thô Bơm chuyển nhiên liệu Bầu lọc tinh áp suất Bầu lọc khí Vòi phun Xi lanh Bơm cao áp Hình 28-1 Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu động cơ Điêden Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV sử dụng hình 28.1 giới thiệu cấu tạo của hệ thống. Chủ yếu nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính: thùng nhiên liệu, bầu lọc thô, bơm nhiên liệu, bầu lọc tinh, bơm cao áp và vòi phun. - Trong hoạt động này GV cần làm rõ 2 điểm sau: + Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc nên trong hệ thống nhiên liệu điezen có các đường hồi nhiên

File đính kèm:

  • docchuong 6Cauu tao DCDTBai 26 den bai 31.doc
Giáo án liên quan