Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 26: Hệ thống làm mát (Tiếp)

1. Kiến thức:

Qua bài giảng HS cần biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của HTLM.

2. Kĩ năng:

Đọc được sơ đồ HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 26 SGK, tham khảo SGV và lập kế hoạch bài dạy.

- Tham khảo tài liệu có liên quan đến HTLM, đọc giáo trình ĐCĐT dùng trong trường ĐHSP.

- Sử dụng phần mềm HTLM (nếu có).

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 26: Hệ thống làm mát (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài giảng HS cần biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của HTLM. 2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 26 SGK, tham khảo SGV và lập kế hoạch bài dạy. - Tham khảo tài liệu có liên quan đến HTLM, đọc giáo trình ĐCĐT dùng trong trường ĐHSP. - Sử dụng phần mềm HTLM (nếu có). 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc SGK bài 26, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. - Sưu tầm các mẫu vật của HTLM như: bơm nước, van hằng nhiệt, 3. Phương pháp dạy học: - Dạy học trực quan kết hợp với dạy học nêu vấn đề. - Phương pháp dạy học tích cực, học tập theo nhóm. 4. Đồ dùng dạy học: - Tranh giáo khoa trong bộ thiết bị dạy học tối thiểu: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM; khai thác tranh HTLM đã có. - Mẫu vật là các chi tiết thật trong HTLM. - Máy chiếu (nếu có phần mềm hoặc hình vẽ HTLM trên máy tính). C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: I. Phân bố bài giảng: Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết gồm các nội dung: + Nhiệm vụ và phân loại HTLM. + HTLM bằng nước. + HTLM bằng không khí. Trọng tâm của bài này là cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM bằng nước. II. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - So sánh HTBT cưỡng bức với các phương pháp bôi trơn khác ? - HTBT có nhiệm vụ gì ? - Căn cứ vào đâu để phân loại phương pháp bôi trơn ? - Tại sao lại gọi là HTBT cưỡng bức ? Hãy khoanh vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng trong các câu trả lời sau: A. Dầu được vung té để bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ. B. Dầu được bơm dầu đẩy đi bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ. C. Dầu được pha vào nhiên liệu để đến bôi trơn động cơ khi làm việc. D. Tất cả các TH trên. 2. Đặt vấn đề vào bài mới: Trong ĐCĐT mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. HTLM có nhiệm vụ rất quan trọng để động cơ làm việc bình thường và kéo dài tuổi thọ của các chi tiết. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM, học bài 26. 3. Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại HTLM 1. Nhiệm vụ: GV ghi câu hỏi lên bảng và yêu cầu HS thảo luận nhóm (2HS/nhóm): - Liên hệ với thực tế cho biết nước trong HTLM có tác dụng gì khi động cơ làm việc ? - Vì sao trong ĐCĐT phải có HTLM ? GV lấy VD và giải thích: + Khi động cơ làm việc, do buồng cháy có nhiệt độ rất cao làm các chi tiết nóng lên. + Đồng thời trong động cơ có rất nhiều chi tiết chuyển động tương đối với nhau gây ma sát làm các chi tiết nóng lên. - Nếu không được làm mát động cơ xảy ra hiện tượng gì ? (Các chi tiết nở ra, động cơ bị bó kẹt không làm việc được, nhanh hỏng). GV giảng sự cần thiết phải làm mát động cơ khi làm việc. GV nhận xét và kết luận: Nhiệm vụ của HTLM là giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quágiới hạn cho trước. HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời. HS thảo luận trả lời. HS đọc nhiệm vụ trong SGK 2. Phân loại: Theo chất làm mát có 2 loại sau: + HTLM bằng không khí. + HTLM bằng nước. - Trong thực tế các em thấy động cơ nào sử dụng phương pháp làm mát bằng không khí ? (động cơ xe máy 2 kì, động cơ dùng ở các vùng sa mạc). HS liên hệ thực tế trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của HTLM bằng nước GV treo tranh và hướng dẫn HS tìm hiểu HTLM bằng nước. - Quan sát tranh em hãy cho biết HTLM có những chi tiết nào ? GV kết hợp trả lời câu hỏi của HS và giải thích để HS biết được tên và vị trí của các chi tiết trong sơ đồ HTLM. HS quan sát tranh hoặc quan sát hình 26.1 thảo luận để trả lời. Ghi bài. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhiệm vụ các chi tiết trong hệ thống. Sử dụng các câu hỏi sau: - Bơm nước có tác dụng gì ? - Quạt gió có tác dụng gì ? Cấu tạo có gì khác quạt máy thông thường ? - Tại sao quạt gió đặt ở phía sau két làm mát? - Két làm mát có tác dụng gì khi động cơ làm việc ? - Tại sao phải dùng van hằng nhiệt ? Chú ý: GV vừa chỉ vị trí các chi tiết và giảng về cấu tạo của HTLM. Có thể cho thảo luận nhóm tùy theo câu hỏi khó, dễ. Kết hợp với giải thích trong SGV để HS hiểu rõ hơn về quá trình làm mát của động cơ. HS đọc SGK, nghe giảng trả lời. Ghi kết luận của GV. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của HTLM bằng nước a, Khi động cơ mới làm việc: GV yêu cầu HS quan sát tranh và hướng dẫn quan sát để tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống. - Khi động cơ làm việc, nhiệt độ của nước làm mát như thế nào ? GV giải thích (như trong SGK); có thể sử dụng sơ đồ đường đi của nước sau: HS quan sát tranh. b, Khi nhiệt độ nước làm mát đạt mức quy định: Van (4) mở cả hai đường thông sang két làm mát và bơm nước. Nước qua két làm mát nhiệt độ giảm xuống được bơm nước hút, đẩy sang áo nước đi làm mát cho động cơ. HS nghe giảng và ghi chép nội dung cần thiết. c, Khi nhiệt độ của nước làm mát quá giới hạn cho phép: - Hãy chỉ đường đi của nước làm mát trong trường hợp nhiệt độ của nước làm mát quá giới hạn cho phép ? GV kết luận: Van (4) mở hoàn toàn, toàn bộ nước được đưa sang két làm mát (5), được làm mát sau đó được bơm (10) hút đưa lại áo nước để đi làm mát cho các chi tiết của động cơ. HS liên hệ trường hợp trên để trả lời. HS ghi kết luận của GV. Hoạt động 4: TÌm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí a, Đối với dộng cơ có di chuyển: GV yêu cầu HS quan sát hình 26.2 (SGK) và hỏi: - Hãy kể tên các loại động cơ làm mát bằng gió ? (Động cơ xe máy, động cơ kéo máy phát điện nhỏ, động cơ ô tô, ) - Động cơ làm mát bằng gió chủ yếu nhờ bộ phận nào ? (Cánh tản nhiệt) - Quan sát hình 26.2 hãy cho biết đặc điểm của động cơ làm mát bằng gió ? (Cánh tản nhiệt được đúc liền, bao ngoài xilanh của động cơ) GV giảng: Để truyền nhiệt nhanh thì cánh tản nhiệt thường to để tăng diện tích tiếp xúc với không khí. HS quan sát, liên hệ thực tế để trả lời. HS quan sát trả lời. HS ghi vở các nội dung GV giảng. b, Đối với động cơ tĩnh tại, nhiều xilanh: Quan sát hình 26.3 cho biết đặc điểm của động cơ làm mát đặt tĩnh tại ? (Có quạtgió) GV yêu cầu HS quan sát hình 26.3 SGK và giảng về cấu tạo của các chi tiết trong hệ thống, kết hợp với hỏi: - Quạt gió có tác dụng gì ? - Tấm hướng gió có tác dụng gì và cấu tạo như thế nào ? - Đối với động cơ làm mát bằng gió có nên tháo tấm hướng gió ra (hoặc xe máy có nên tháo yếm ra) không ? GV nhận xét và kết luận. HS quan sát hính 22.2, 26.3 tìm hiểu cấu tạo và trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết tăng cao do tiếp xúc với xilanh của động cơ → truyền ra cánh tản nhiệt → tản ra không khí. Đối với động cơ đặt tĩnh tại: Khi động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiêt tăng cao do tiếp xúc với xilanh động cơ → quạt gió thổi gió vào các chi tiết của động cơ → các chi tiết được làm mát. - So sánh ưu nhược điểm của hai loại hệ thống làm mát ? (Gợi ý: về kết cấu, hiệu quả, sử dụng, ) GV kết luận HS vận dụng trả lời. Ghi kết luận của GV. Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá Do nội dung bài tương đối dài, GV nhận xét về ý thức chuẩn bị và thái độ học tập của HS. Dặn dò HS chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docCong nghe 11 bai 26.doc