Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này ,HS phải :

-Trình bày được nhiệm vụ ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống .

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV:

*chuẩn bị nội dung :

- Nghiên cứu bài 27 SGK công nghệ 11.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 9265 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Bài 27 hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng Người soạn : Ngày soạn : Ngày giảng : Lớp dạy : Mục tiêu Sau khi học xong bài này ,HS phải : -Trình bày được nhiệm vụ ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. - Đọc được sơ đồ khối của hệ thống . Chuẩn bị Chuẩn bị của GV: *chuẩn bị nội dung : - Nghiên cứu bài 27 SGK công nghệ 11. - Thu thập tài liệu và thông tin liên quan đến các hệ thống cung cấp nhiên liệu vad không khí trong động cơ xăng. * Chuẩn bị đồ dùng học tập: - Tranh vẽ hình 27.1,hình 27.2, hình27.3 SGK trên giấy khổ lớn (tự vẽ hoặc in). -Tranh vẽ của hệ thống nhiên liệu và không khí trong động cơ xe máy và ô tô. Chuẩn bị của HS: -Đọc trước bài 27 trong SGK. Các bước lên lớp. ổn định lớp . ổn định trật tự ,vị trí . Kiểm tra sĩ số: Tổng số : Vắng : có phép : Không phép: kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát? Câu hỏi 2: Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức? bài mới. Đặt vấn đề: Cho học quan sát tranh vẽ : động cơ xe máy hoặc ôtô( loại động cơ xăng) GV đặt câu hỏi : Để động cơ làm việc được cầ phải cung cấp gì? Trả lời : Để động cơ được cần phải cung cấp nhiên liệu và không khí cho động cơ theo một lưu lượng, tỉ lệ , quy cách và thời diểm thích hợp. Bộ phận thực hiện việc này được gọi là hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí . GV: Trong thực tế có có hai hệ thống nhiên liệu phổ biến dùng trong hai loại động cơ- động cơ xăng và động cơ điêzen. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống *Tìm hiểu nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: theo em hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ gì? HS trả lời câu hỏi . GV làm rõ 2 ý : + để động cơ làm việc được cần phải cấp cho nó hoà khí (hỗn hợp nhiên liệu – mà đối với động cơ xăng là hỗn hợp xăng và không khí) +ở mỗi chế độ làm việc động cơ đòi hỏi phải được cung cấp hoà khí có lượng và tỉ lệ hoà trộn khác nhau. Do đó phải có hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí cho động cơ. *Tìm hiểu phân loại hệ thống: - GV lưu ý HS có nhiều cách phân loại dựa theo các dấu hiệu khác nhau . ở đây phân loại theo cấu tạo bộ phận tạo thành hoà khí ,hệ thống được chia ra làm hai loại: + Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí (BCHK) + Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun( còn gọi là hệ thống phun xăng) - GV cho HS xem tranh vẽ của hai loại hệ thống và phân loại trên tranh vẽ. I. Nhiệm vụ và phân loại. 1. Nhiệm vụ: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ có nhiệm vụ cung cấp hoà khí (hỗn hợp xăng và không khí sạch)vào xi lanh của động cơ. Lượng và tỷ lệ hoà khí phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. 2. Phân loại: Theo cấu tạo bộ phận tạo thành hoà khí, hệ thống được chia làm hai loại: - Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí. - Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng vòi phun (thường đựơc gọi là hệ thống phun xăng). Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí *Tìm hiểu cấu tạo - GV sử dụng hình 27.1 giới thiệu cấu tạo của hệ thống ,chủ yếu nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính: thùng xăng ,bơm xăng ,bầu lọc xăng ,bầu lọc khí và bộ chế hoà khí (hay còn gọi là cacbuaratơ) - GV giới thiệu một số hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí trong động cơ xăng ( hệ thống nhiên liệu của xe máy,ôtô). Đặt câu hỏi: + Tại sao hệ thống nhiên liệu trên xe máy lại không có bơm xăng? HS trả lời : vì hệ thống làm việc được là do thùng xăng đặt cao hơn bộ chế hoà khí nên xăng tự chảy vào bộ chế hoà khí. + Hệ thống nhiên liệu của ôtô có bơm xăng không? Tại sao? HS trả lời : có, vì thùng xăng đặt ở xa và thấp hơn bộ chế hoà khí nên phải dùng bơm xăng. *Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống - GV sử dụng hình 27.1 , gợi lại kiến thức ở bài 21 ( nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong) để lý giải và dẫn dắt HS tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống. - GV đặt câu hỏi : + Quan sát hình 27.1 em hãy cho biết đường dẫn khác nhau, đó là những đường nào? -HS trả lời : Hệ thống có 3 đường dẫn Mạch xăng tính từ thùng xăng qua bầu lọc xăng và bơm xăng tới BCHK; mạch không khí tính từ bầu lọc khí tới BCHK; mạch hoà khí tính từ BCHK tới xilanh động cơ. + Tại sao không cần bơm không khí mà không khí vẫn hút vào trong xilanh động cơ? -HS trả lời : Việc hút không khí vào xilanh là do sự giảm áp suất khí trong xilanh khi pittông đi xuống ở kỳ nạp. - GV lưu ý HS: khi không khí đi qua bộ chế hoà khí nó sẽ hút xăng và hoà trộn với nhau ở đó để đi vào xilanh. Cho HS ghi tóm tắt nguyên lí làm việc của hệ thống. II. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí. 1. cấu tạo Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khígồm một số bộ phận chính là : Thùng xăng để chứa xăng . Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn trong xăng . Bơm xăng có nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hoà khí. Bộ chế hoà khí làm nhiêm vụ hoà trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí với tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Bầu lọc khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí. 2. Nguyên lý làm việc Khi động cơ làm việc, xăng từ thùng xăng đợc bơm xăng hút lên chảy vào buồng phao của bộ chế hoà khí . ở kỳ nạp, pittông đi xuống tạo độ chân không trong xi lanh, không khí đợc hút qua bầu lọc khí rồi qua bộ chế hòa khí, tại đây chúng hút xăng trong buồng phao, hòa trộn tạo thành hòa khí. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng. *Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống - GV sử dụng hình 27.2 giới thiệu cấu tạo của hệ thống phun xăng ,nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính : Thùng xăng, bầu lọc xăng ,bơm xăng ,bộ điều chỉnh áp suất, vòi phun, các cảm biến,bộ điều khiển, bầu lọc không khí, đường ống nạp, xilanh động cơ. - HS quan sát hình vẽ, nghe giảng. - GV đặt câu hỏi : + Quan sát hình 27.1 và 27.2 .So sánh cấu tạo của hai hệ thống cung cấp nhiên liệu trên? -HS trả lời : Giống nhau: Đều có bơm xăng , thùng xăng, bầu lọc xăng, bầu lọc khí . Khác nhau : Hệ thống phun xăng không có bộ chế hoà khí mà có thêm một số bộ phận như: Bộ điều khiển ,vòi phun, cảm biến, bộ điều chỉnh áp suất. + Tại sao hệ thống phải có bộ điều chỉnh áp suất? - HS trả lời : vì bộ điều chỉnh áp suất làm việc như van an toàn của bơm dầu bôi trơn có nhiệm vụ giữ áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. Khi áp suất xăng ở vòi phun quá giá trị đã định thì bộ điều chỉnh sẽ mở để một phần xăng chảy về thùng xăng. + Tại sao hệ thống phun xăng lại phải có các cảm biến? - HS trả lời : vì các cảm biến có nhiệm vụ thông báo cho bộ điều khiển phun tình trạng, trạng thái và chế độ là việc của động cơ như nhiệt độ nước làm mát, số vòng quay trục khuỷu ,độ mở bướm ga... Để bộ điều khiển điều chỉnh chế độ làm việc của vòi phun trộn hoà khí có tỉ lệ phù hợp với chế độ của động cơ. *Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống - GV sử dụng hình 27.2 để lí giải và dẫn dắt HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng . - GV đặt câu hỏi : + Với hệ thống phun xăng không khí được hút vào xilanh nhờ hiện tượng gì ? -HS trả lời : việc hút khí vào xilanh động cơ vẫn do sự giảm áp suất trong xi lanh khi píttông đi xuống ở kì nạp. + Theo sơ đồ thì xăng được phun vào đường ống nạp hay buồng cháy động cơ? -HS trả lời : Xăng được vòi phun phun vào đường ống nạp. GV bổ sung: Vòi phun xăng có thể phun một lần hoặc vài lần trong một chu trình nhưng tổng lượng xăng phun trong một chu trình không phụ thuộc vào số lần phun mà phụ thuộc vào chế độ làm việc của động cơ. GV phân tích ưu điểm của hệ thống phun xăng : Hệ thống phun xăng không chỉ tạo hoà khí có chất lượng hoàn toàn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ mà cò đảm bảo hệ thống làm việc bình thường khi động cơ bị nghiêng một góc lớn ,thậm chí bị lật ngược. GV đặt câu hỏi : Theo em khi động cơ bị lật ngược ,hệ thống nhiên liệu nào không làm việc? HS trả lời:Hệ thống dùng bộ chế hoà khí , vì bộ chế hoà khí chỉ làm việc bình thường khi động cơ bị nghiêng một góc nhỏ. Nếu động cơ bị lật ngược thì bộ chế hoà khí không làm việc được và xăng có thể bị chảy hết ra ngoài. -GV chốt lại vấn đề và cho HS ghi tóm tắt nội dung chính. III. Hệ thống phun xăng. cấu tạo ở hệ thống phun xăng(hình 27.2) xăng được phun vào đường ống nạp hoặc xylanh để hoà trộn với không khí tạo thành hoà khí. Phần này chỉ giới thiệu hệ thống phun xăng vào đường ống nạp . Ngoài một số bộ phận tương tự hệ thống dùng bộ chế hoà khí, hệ thống phun xăng có cấu tạo thêm một số bộ phận chính là : Bộ điều khiển phun có nhiệm vụ điều khiển chế độ làm việc của vòi phun để có hoà khí phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Bộ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến đo các thông số như nhiệt độ động cơ, số vòng quay trục khuỷu, độ mở của bướm ga... xử lí thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của vòi phun. Bộ điều chỉnh áp suất có nhiêm vụ giữ cho áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc. Vòi phun có cấu tao như một chiếc van, đươc điều khiển bằng tín hiệu điện . 2. Nguyên lí làm việc Khi ĐC làm việc, Nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất, xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định. Quá trình phun xăng của vòi phun đợc điều khiển bởi bộ điều khiển phun, không khí được hút vào xilanh ở kì nạp nhờ sự chênh lệch áp suất. . Do quá trình phun đợc điều khiển theo nhiều thông số về tình trạng và chế độ làm việc của ĐC nên hoà khí luôn có tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của ĐC *) Ưu điểm: Tạo hoà khí có lợng và tỷ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của ĐC. Quá trình cháy hoàn hảo, tăng hiệu suất ĐC. động cơ vẫn làm việc bình thường khi bị ngiêng ,thậm chí bị lật úp củng cố và giao nhiệm vụ cho HS. GV Nhấn mạnh lại những vấn đề chính cần nắm bắt của bài và yêu cầu HS về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong SGK . Đọc bài 28SGK để chuẩn bị cho tiết học sau. Tổng kết đánh giá giờ học GV đánh giá tinh thần, thái độ học tập và sự tiếp thu bài của học sinh Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbai 27 he thong cung cap nguyen lieu dong co xang.doc
Giáo án liên quan