Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 51: Nguyên lí ghi, tạo lại và xoá âm thanh trên băng từ tính

I. Mục tiêu:

1. Học sinh nắm được nguyên lí qua trình ghi âm, xoá âm, phát âm khiêu từ.

2. Phân tích được sơ đồ khối các máy ghi âm thông dụng.

3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- tranh vẽ h 5.45 – 5.47 sgk

một mạch tách sóng và tự động điều chỉnh độ khuếch đại.

2.Học sinh:

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 51: Nguyên lí ghi, tạo lại và xoá âm thanh trên băng từ tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 51: nguyên lí ghi, tạo lại và xoá âm thanh trên băng từ tính Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh nắm được nguyên lí qua trình ghi âm, xoá âm, phát âm khiêu từ. 2. Phân tích được sơ đồ khối các máy ghi âm thông dụng. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 5.45 – 5.47 sgk một mạch tách sóng và tự động điều chỉnh độ khuếch đại. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 51 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? nhiệm vụ của khối tách sóng? ? trình bày nguyên lí của các qua strình tách sóng điều biên và quá trình tách sóng điều tần? 3.Nội dung bài mới: I. Nguyên lí ghi và phát âm kiểu từ: 1. Sơ đồ cấu tạo: Gv giới thiệu trên hình 5.45. 2. Nguyên lí quá trình ghi và phát âm thanh trên băng từ tính: Gv: trình bày nguyên lí ghi và phát lại âm trên băng từ? Hs: trả lời Gv: quan sát sơ đồ và mô tả quá trình ghi, phát âm thanh trên băng từ? Hs: trả lời. Gv: có nhận xét gì về vai trò của dong từ thiên trong đầu tứ xoá? Hs: trả lời Gv: bộ phận tách sóng phía đài thu có liên hệ gi với khối điều chế bên đài phát? Hs: trả lời. Gv: thế nào là quá trònh ghi âm, phát âm, xoá âm? Hs: trả lời. 3. Cấu tạo các bộ phận chính: Đầu từ: Gv: mô tả cấu tạo của đầ từ? Hs: trả lời Tại sao đầ từ cần có độ từ thẩm cao? Hs: trả lời Gv: khe từ đóng vai trò gì trong qua trình ghi âm? Hs: trả lời Gv: nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng méo âm trong quá trình ghi và phát âm thanh? Hs: trả lời Băng từ (băng cassette): Gv: mô tả cấu tạo của băng từ? Hs: trả lời Gv: Tại sao băng từ cần có độ chịu nhiệt lớn mà không bị co dãn? Hs: trả lời Gv: khe từ đóng vai trò gì trong qua trình ghi âm? Hs: trả lời Gv: nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng méo âm trong quá trình ghi và phát âm thanh? Hs: trả lời Gv: có nhận xét gì về vai trò của dòng từ thiên trong đầu từ xoá? Hs: trả lời Gv: quá trình xoá băng được thực hiện như thế nào? Hs: trả lời II. Sơ đồ khối tổng hợp của máy ghi âm: 1. Sơ đồ khối: Gv giới thiệu hình 5.46 là sơ đồ khối của máy ghi âm dân dụng loại mono. Gv: quan sát sơ đồ và mô tả cấu tạo của máy ghi âm dân dụng loại mono? Hs: trả lời. Gv: mô tả quá trình làm việc của máy ở chế độ ghi âm? Hs: trả lời Gv: mô tả quá trình làm việc của máy ở chế độ phát âm? Hs: trả lời Gv: nhận xét gì về quá trình làm việc của máy ở chế độ FF và RW? Hs: trả lời Hình 5.47 là sơ đồ khối của máy ghi âm dân dụng loại stereo. Gv: quan sát sơ đồ và mô tả cấu tạo của máy ghi âm dân dụng loại stereo? Hs: trả lời. Gv: máy có gì khác so với loại mono? Hs: trả lời Gv: mô tả quá trình làm việc của máy ở chế độ ghi âm? Hs: trả lời Gv: mô tả quá trình làm việc của máy ở chế độ phát âm? Hs: trả lời Gv: nhận xét gì về quá trình làm việc của máy ghi âm hiên nay ở chế độ ghi và phát? Hs: trả lời I. Nguyên lí ghi và phát âm kiểu từ: 1. Sơ đồ cấu tạo: Mô tả trên hình 5.45. 2. Nguyên lí quá trình ghi và phát âm thanh trên băng từ tính: Nguyên lí ghi và phát lại âm trên băng từ : - Khi động cơ điện làm trục chính quay, qua bộ phận dẫn động làm quay lõi cuốn băng, băng sẽ được kéo với tốc độ đều qua các khe từ của đầu xóa, đầu ghi và đầu phát. - Khi qua đầu từ xóa, tất cả tín hiệu âm thanh trên băng đều bị xóa (băng trắng). Khi qua đầu từ ghi, tín hiệu âm thanh từ micrô, radio... sau khi được khuếch đại đưa qua đầu từ được ghi lên băng. - Khi băng được kéo qua đầu từ phát, âm thanh đã ghi trên băng lại làm cảm ứng trên đầu từ một sức điện động tạo ra dòng điện âm thanh ; sau khi được khuếch đại và đưa ra loa ta sẽ nghe được những tín hiệu âm thanh đã ghi. * Quá trình nguồn tín hiệu âm thanh từ micrô, radio... sau khi được khuếch đại được đưa qua đầu từ để ghi lên băng từ bằng phương pháp từ hóa gọi là quá trình ghi. * Ngược lại, quá trình nguồn tín hiệu âm thanh đã được từ hóa trên băng từ, làm cảm ứng lên đầu từ một sức điện động tạo nên dòng điện âm thanh, qua bộ khuếch đại ra loa gọi là quá trình phát. 3. Cấu tạo các bộ phận chính: Đầu từ: - là một bộ phận rất quan trọng quyết định chất lượng cũng như đặc tính của bộ khuếch đại. - Đầu từ được làm bằng pecmalôi hoặc ferit có quấn dây quanh lõi. Nó được đặt ở đầu vào của tăng âm phát và đầu ra của tăng âm ghi. - Đầu từ đòi hỏi lõi sắt có độ từ thẩm cao, cứng để ít bị mài mòn. - Khe từ phải thẳng, sắc góc và nhẵn ở mặt ngoài. Người ta đệm khe từ bằng một miếng đồng đỏ hoặc mica để tránh bụi và sai lệch do va chạm cơ học đồng thời làm giảm tổn hao trong khe từ. - Do có điện dung tạp tán và tổn hao do từ trễ trong lõi của đầu từ nên quan hệ giữa sức điện động cảm ứng trong đầu từ và tần số âm thanh không có quan hệ đường thẳng. ở vùng tần số cao sức điện động cảm ứng bị suy giảm. Băng từ (băng cassette): - được làm bằng vật liệu sắt từ cứng (ở dạng bột từ) có đặc điểm : độ từ dư lớn, độ từ thẩm nhỏ và lực kháng từ cao. Bột từ được trộn với một chất keo đặc biệt để phủ lên nền băng. - Nền băng làm bằng nhựa tổng hợp polyme chịu được sức kéo căng mà không bị co dãn, ít thay đổi theo nhiệt độ và thời gian. Chất liệu của bột sắt từ và bề dày của nó tùy thuộc vào chất lượng của mỗi loại băng từ và được chế tạo theo các yêu cầu khác nhau như tốc độ kéo băng, dải tần âm thanh, tạp âm nội bộ... - ở vùng tần số cao băng từ bị hiện tượng tự khử từ làm suy giảm sức điện động. Tần số càng cao, hiện tượng khử từ xuất hiện càng rõ rệt ở băng từ. Dòng từ thiên: - Khi ghi âm lên băng từ, ngoài tín hiệu âm thanh, trên đầu ghi còn có tín hiệu siêu âm để khử sự méo dạng sóng do đường từ trễ gây ra - Việc định thiên bằng từ này là uốn lại đoạn gãy ở khúc giữa của đường từ trễ bằng dòng siêu âm để tránh méo dạng giống như méo do hài bậc ba gây nên. Để xóa băng từ có thể đặt băng vào một từ trường xoay chiều có trị số lúc đầu rất mạnh rồi giảm dần, hoặc cho băng chạy lại gần rồi đưa ra xa khỏi một từ trường xoay chiều mạnh có biên độ không đổi. II. Sơ đồ khối tổng hợp của máy ghi âm: 1. Sơ đồ khối: Hình 5.46 là sơ đồ khối của máy ghi âm dân dụng loại mono. - ở chế độ ghi, nhờ nút ''Record" sẽ đóng kín mạch điện dòng xóa và từ thiên, mạch chỉ mức ghi và làm ngắt mạch âm sắc. - ở chế độ phát, nhờ ấn nút "Play" sẽ đóng mạch âm sắc, ngắt bộ dao động xóa và từ thiên, ngắt mạch chỉ thị mức. - ở chế độ cuốn trả băng "FF" và "Frewind" sẽ tự động ngắt bộ dao động xóa và từ thiên, băng sẽ được nhấc ra khỏi đầu từ để tránh mòn đầu từ và đảm bảo an toàn cho băng. Hình 5.47 là sơ đồ khối của máy ghi âm dân dụng loại stereo. - Máy ghi âm stereo gồm hai kênh mono có gắn thêm mạch kiểm tra và các mạch phụ khác. - Máy có từ 2 đến 4 đường ghi - phát. Có 2 bộ đầu từ, mỗi bộ được đấu vào một kênh. - Phần âm lượng có thêm núm cân bằng (Balance) để điều chỉnh âm thanh stereo theo ý muốn. Chiết áp balance có đầu chung nối masse, hai đầu còn lại nối với 2 kênh phát để khi điều chỉnh cho âm lượng kênh trái tăng thì kênh phải giảm và ngược lại. Phần lớn các máy ghi âm hiện nay có thể chọn một trong những chế độ làm việc sau : - Ghi stereo từ micro, từ radio..., hoặc pha trộn từ các nguồn tín hiệu khác nhau. - Phát stereo. - Ghi mono cho kênh trái. - Ghi mono cho kênh phải. 4. Củng cố: - nguyên lí chung của quá trình ghi phát âm trên bằng từ - Sơ đồ khối tổng hợp của máy ghi âm: 5. Bài tập: - tìm hiểu về máy ghi âm thường được sử dụng ở địa phương. Bài 52: mạch khuếch đại hỗn hợp Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh nắm được nhiệm vụ và tính năng cơ bản của mạch khuếch đại phát, khuếch đại ghi và khuếch đại hỗn hợp trong máy ghi âm. 2.Phân tích được sơ đồ nguyên lí thực hiện các mạch nêu trên dùng tranzito và IC. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 5.48 – 5.53 sgk một mạch tách sóng và tự động điều chỉnh độ khuếch đại. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 52 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? - nguyên lí chung của quá trình ghi phát âm trên bằng từ - Sơ đồ khối tổng hợp của máy ghi âm? 3.Nội dung bài mới: I. Bộ khuếch đại phát 1. Nhiệm vụ và tính năng cơ bản Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 15.5 sgk. Gv: trình bày nhiệm vụ của bộ khuếch đại phát? Hs: trả lời 2. Mạch tầng đầu tăng âm phát Gv: mô tả sơ đồ khối mạch tầng đầu tăng âm phát? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của máy? Hs: trả lời Gv: nhận xét về loại tín hiệu ra sau mỗi khối? Hs: trả lời Gv: nhận xét gì về vai trò của các tụ htoát cao tần? Hs: trả lời Gv: so sánh sự khác biệt về mặt cấu tạo của máy thu đổi tần so với máy thu khuếch đại thẳng? Hs: trả lời 3. Mạch hiệu chỉnh tần số Gv: Hình 5.50 là sơ đồ nguyên lí mạch hiệu chỉnh tần số kiểu phân áp. Gv: trình bày về sơ đồ kết cấu của mạch? Hs: trả lời GV: trình bày đặc diểm của mạch? Hs: trả lời Gv: Hình 5.51 là sơ đồ nguyên lí mạch hiệu chỉnh tần số kiểu song song Gv: trình bày về sơ đồ kết cấu của mạch? Hs: trả lời GV: trình bày đặc diểm của mạch? Hs: trả lời 4. Mạch tầng khuếch đại ra tăng âm phát: Gv: nhận xét về loại tín hiệu ra sau tầng đầu chỉ là tầng khuếch đại thông thường? Hs: trả lời Gv: nhận xét về loại tín hiệu ra sau tầng đầu chỉ là tầng khuếch đại thông thường? Hs: trả lời II. Bộ khuếch đại ghi: 1. Nhiệm vụ và tính chất cơ bản: Gv: trình bày về nhiệm vụ của bộ khuếch đại ghi? Hs: trả lời Gv: trình bày về tính chất của bộ khuếch đại ghi? Hs: trả lời Gv: trong các chế độ ghi, phát , cuốn băng, trả băng có gì cần lưu ý? Hs: trả lời 2. Tầng ra và mạch ra: a) Mắc nối tiếp: GV: trình bày đặc diểm của mạch? Hs: trả lời b) Mắc song song: Gv: Hình 5.54 là sơ đồ nguyên lí mạch tầng ra loại mắc song song. Gv: nêu vai trò của tụ ghép Cp? Hs: trả lời III. Bộ khuếch đại hỗn hợp 1. Khái niệm chung: Gv: trình bày kháI niệm chung của mạch khuếch đại hỗn hợp? Hs: trả lời 2. Tầng khuếch đại hỗn hợp dùng IC Hình 5.55 là sơ đồ nguyên lí tầng khuếch đại hỗn hợp của máy GF560 dùng IC M51521AL. Gv: trình bày về sơ đồ kết cấu của mạch? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời I. Bộ khuếch đại phát 1. Nhiệm vụ và tính năng cơ bản - Khuếch đại tín hiệu rất nhỏ được cảm ứng trên đầu từ đến mức đủ lớn cho việc kiểm tra, để nghe hoặc đưa đến đầu vào tầng khuếch đại công suất ra loa. - Sửa lại đặc tuyến tần số cho đầu phát. 2. Mạch tầng đầu tăng âm phát Hình 5.48 là sơ đồ nguyên lí mạch tầng đầu tăng âm phát dùng tranzito mắc theo sơ đồ emitơ chung. - Các điện trở R1, R2, R5 để ổn định điểm làm việc, R6 và C2 là bộ lọc để nâng cao tính ổn định của tầng khuếch đại. Điện trở phản hồi R4 quan hệ mật thiết với điện cảm đầu từ L. Trị số L lớn thì chọn R4 lớn. Hình 5.48. Mạch tầng đầu tăng âm phát. - Các tụ thoát cao tần C4, tụ nối tầng C1 và C2 được tính toán như trường hợp mạch khuếch đại thông thường. - Trong sơ đồ T2 làm nhiệm vụ ổn định cho T1. Khi nhiệt độ tăng làm tăng Ic1 của tranzito T1. Dòng Ic1 tăng làm điện áp trên cực bazơ của T2 giảm dẫn đến dòng cực colectơ của T2 là Ic2 giảm theo. Ic2 giảm tức dòng emitơ Ie2 cũng giảm làm giảm điện áp trên phân áp R6, R7 ở emitơ, thông qua R5 làm giảm điện áp trên bazơ của T1 và duy trì chế độ làm việc ổn định của T1. Dùng hai tầng khuếch đại có thuận lợi cho việc giảm tạp âm bằng mạch phản hồi theo tần số từ đầu ra về đầu vào, đồng thời dễ dàng phối hợp với trở kháng đầu vào. 3. Mạch hiệu chỉnh tần số Hình 5.50 là sơ đồ nguyên lí mạch hiệu chỉnh tần số kiểu phân áp. - Nhược điểm: không thể nâng đặc tính tần số lên cao ở vùng tần số thấp do mạch điện của tranzito T2 không hợp lí. Mặt khác, tín hiệu bị suy giảm nhiều trên mạch phân áp, sẽ phải tăng hệ số khuếch đại của T1 mà mức tín hiệu đặt vào bazơ T2 vẫn còn nhỏ, như vậy tạp âm riêng của T2 cộng với tạp âm T1 tăng lên. Mạch hiệu chỉnh tần số kiểu phản hồi song song: Hình 5.51 - Các phần tử trong mạch gồm R4C2L1R1C3. Khi tần số tăng thì trở kháng của tụ C2 giảm, làm tăng mức phản hồi âm, kéo theo giảm hệ số khuếch đại của tầng và dạng đặc tuyến đi xuống. - ở vùng tần số cộng hưởng của mạch vòng L1C3, lượng phản hồi âm giảm (do cộng hưởng song song) nên đặc tuyến sẽ được nâng lên. Mức hiệu chỉnh sẽ phụ thuộc vào hệ số khuếch đại của tranzito T1. - Ưu điểm của sơ đồ là đơn giản, không bị suy giảm tần số thấp do tụ ghép tầng, hệ số khuếch đại đủ lớn, dùng được với nguồn điện áp thấp và đặc tuyến tần số ít bị biến dạng khi thay thế tranzito vì có độ ổn định nhiệt cao. 4. Mạch tầng khuếch đại ra tăng âm phát: - Tầng cuối đưa đến tầng công suất của máy ghi âm hay radio. - Tầng cuối sẽ đưa ra đường line, có tải hàng trăm ôm. Trường hợp đầu chỉ là tầng khuếch đại điện áp thông thường gồm từ 1 đến 2 tầng khuếch đại. Điện áp ra phụ thuộc vào mức điện áp đầu vào tầng cuối của máy ghi âm, có trị số từ 50 mV đến 10 V. Tải của nó là điện trở vào của tầng cuối nên có trị số lớn. Trường hợp làm việc với đường line thì tầng cuối là tầng khuếch đại công suất không lớn hơn 0,1 W, chỉ để giảm méo không đường thẳng. II. Bộ khuếch đại ghi: 1. Nhiệm vụ và tính chất cơ bản: Nhiệm vụ chủ yếu là sửa méo trước cho đặc tuyến đầu ghi và cấp tín hiệu cho nó. T ính chất: - Tầng ra làm việc với phụ tải điện cảm là đầu từ ghi. - Có mạch sửa đáp tuyến tần số trong tầng khuếch đại. - Trộn tín hiệu với dòng từ thiên siêu âm để từ hóa dòng tín hiệu lên băng từ. - Khi đảo mạch chuyển các chế độ làm việc : dừng (Stop), phát (Play), quấn nhanh (FF - Fast Forword), trả nhanh (RW - Rewind) cần phải ngắt đầu từ ghi và ngắt cả bộ tạo sóng. - Khi mở máy ghi chương trình cần cấp nguồn điện trước cho bộ tạo sóng rồi mới ấn nút để nối đầu ghi vào mạch ra tăng âm ghi. 2. Tầng ra và mạch ra: a) Mắc nối tiếp: - nhược điểm: không dùng được với mắt lọc hạn chế phụ tải RC, khó điều chỉnh dòng từ thiên nên ít dùng trong thực tế. b) Mắc song song: Hình 5.54 - Dòng tín hiệu và dòng từ thiên chạy trong mạch theo chiều mũi tên trên hình vẽ. - Tụ Cp dùng để ghép dòng từ thiên lên đầu từ, thường là tụ tinh chỉnh để điều chỉnh độ ghép. - Mạch RC là mắt lọc để ổn định phụ tải. III. Bộ khuếch đại hỗn hợp 1. Khái niệm chung: Tầng khuếch đại hỗn hợp có hai loại: - mạch sửa đặc tuyến tần số ngay trong tầng khuếch đại và loại đặt ở mạch ra đầu ghi. 2. Tầng khuếch đại hỗn hợp dùng IC Hình 5.55 là sơ đồ nguyên lí tầng khuếch đại hỗn hợp của máy GF560 dùng IC M51521AL. - Tín hiệu băng từ cảm ứng qua đầu từ nhờ tụ C2 được đưa tới đầu vào không đảo của vi mạch. - Tụ C1 nối song song với cuộn cảm đầu từ tạo thành mạch cộng hưởng song song để nâng hiệu suất ở vùng tần số cao, bù lại tổn hao do lõi sắt. - Tín hiệu ra ở chân 3 qua tụ C5 để đưa đến tầng khuếch đại phía sau, đồng thời đưa lượng phản hồi âm về đầu vào đảo (chân 2 của IC) thông qua các linh kiện rời để hiệu chỉnh các đặc tuyến tần số phần ghi hoặc phát nhờ chuyển mạch Record - Play. 4. Củng cố: - Nhiệm vụ của mạch khuếch đại phát, khuếch đại ghi trong máy ghi âm. - Vẽ và phân tích sơ đồ một số mạch hiệu chỉnh tần số thường gặp trong các máy ghi âm dân dụng. - Vẽ và phân tích sơ đồ mạch cung cấp dòng thiên từ mắc song song. - Vẽ và phân tích sơ đồ nguyên lí một bộ khuếch đại hỗn hợp dùng IC. 5. Bài tập: - tìm hiểu về kết cấu máy ghi âm thường được sử dụng ở địa phương. Bài 53: các mạch phụ trợ trong cassette Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh nắm được nhiệm vụ của các mạch phụ trợ trong Cassette như mạch tự động điều chỉnh mức ghi, mạch tự động dừng, mạch tự động đảo chiều... 2. Hiểu được nguyên lí của một số mạch phụ trợ thông dụng trên. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 5.48 – 5.53 sgk 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 53 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? - Nhiệm vụ của mạch khuếch đại phát, khuếch đại ghi trong máy ghi âm. - Vẽ và phân tích sơ đồ một số mạch hiệu chỉnh tần số thường gặp trong các máy ghi âm dân dụng. 3.Nội dung bài mới: I. Mạch tự động điều chỉnh mức ghi: ALC (Automatic Level Control) 1. Nhiệm vụ: Gv: trình bày về nhiệm vụ của mạch tự động điều khiển mức ghi? Hs: trả lời Gv: tại sao cần có mạch tự động điều chỉnh mức ghi? Hs: trả lời 2. Phân loại: Gv: có những cách phân loại mạch ALC như thế nào? Hs: trả lời II. Mạch tự động dừng (Autostop) Hình 5.56 Gv: trình bày về nhiệm vụ của mạch tự động dừng? Hs: trả lời Gv: tại sao cần có mạch tự động dừng? Hs: trả lời Gv: trình bày về sơ đồ kết cấu của mạch? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời 1. Auto stop điều khiển bằng cơ khí Gv: nêu các cách phân loại mạch Auto stop? Hs: trả lời 2. Auto stop điều khiển bằng mạch điện tử: Gv: trình bày nguyên lí chung của mạch Auto stop điều khiển bằng mạch điện tử? Hs: trả lời a) Điều khiển bằng đĩa cam điện Gv giới thiệu sơ đồ nguyên lí: hình 5.59. Gv: mô tả về sơ đồ kết cấu của mạch? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời b) Điều khiển bằng quang trở Gv giới thiệu sơ đồ nguyên lí: hình 5.60. Gv: mô tả về sơ đồ kết cấu của mạch? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời GV: trình bày đặc diểm của mạch? Hs: trả lời III. Mạch tự động đổi chiều (Autoreverse) Gv: trình bày về nhiệm vụ của mạch tự động đổi chiều? Hs: trả lời Gv: tại sao cần có mạch tự động đổi chiều? Hs: trả lời Gv: Quá trình tự động đổi chiều quay được thực hiện như thế nào? Hs: trả lời I. Mạch tự động điều chỉnh mức ghi: ALC (Automatic Level Control) 1. Nhiệm vụ: - Trong quá trình ghi, để tín hiệu được ghi lên băng không vượt quá mức cực đại, làm méo dạng tín hiệu, giảm chất lượng âm thanh, người ta dùng mạch ALC. - khi tín hiệu vào quá mức quy định, sau khi khuếch đại, điện áp lối ra sẽ không lớn hơn mức cho phép (100%), giữ cho mức từ hóa trên băng không vượt quá mức cực đại. - Để thực hiện điều đó, tại lối ra có một đường qua mạch điều khiển trở về lối vào để làm suy giảm mức tín hiệu lối ra (tương tự như mạch tự điều lượng ở Radio). 2. Phân loại: * Tín hiệu đưa về được chỉnh lưu ra thành phần một chiều đưa về điều khiển cực bazơ của tầng đầu tiên, làm thay đổi độ khuếch đại của tầng này. * Tín hiệu đưa về được chỉnh lưu để điều khiển tranzito, làm biến đổi trở kháng của tranzito mắc vào cực bazơ tầng thứ hai. II. Mạch tự động dừng (Autostop) Hình 5.56 mô tả kết cấu cơ khí và nguyên tắc hoạt động của mạch tự động dừng băng từ. - Gồm thanh ngang và lò xo cân bằng, nút ấn PLAY và STOP. - Khi ấn nút PLAY (phát) sẽ đẩy thanh ngang về bên phải, lúc thôi ấn, móc gài được giữ lại nhờ lò xo đẩy ra giữ nguyên trạng thái PLAY. - Khi ấn nút STOP (dừng) sẽ đẩy nút PLAY ra khỏi móc gài để trở về vị trí ban đầu. - ở chế độ tự động dừng (auto stop) sẽ không dùng nút STOP mà thay vào đó là đòn bẩy, có tác dụng như một cái búa để khi cuộn băng chạy hết sẽ có hệ truyền động bằng cơ khí đẩy mạch cần gạt, có tác dụng như cái búa gõ vào một đầu thanh ngang, đủ để làm bật móc gài nút PLAY. 1. Auto stop điều khiển bằng cơ khí a) Dùng thanh đo lực căng băng - hình 5.57. - autostop dùng thanh đo lực căng băng. b) Dùng trục có hai bánh ép - hình 5.58 - Bộ autostop dùng trục có hai bánh ép. 2. Auto stop điều khiển bằng mạch điện tử: - Nguyên lí chung: khi trục quấn băng còn quay thì mạch điện không làm việc. Mạch điện này có nhiệm vụ điều khiển lõi nam châm điện (trong sơ đồ ghi là Selenoid hay Plunger) để mở móc gài nút PLAY. Khi trục quấn băng không quay (dấu hiệu báo hết băng), thì mạch điện bắt đầu làm việc, hút nam châm đẩy móc gài PLAY qua hệ truyền cơ học. a) Điều khiển bằng đĩa cam điện Sơ đồ nguyên lí: hình 5.59. - Đĩa cam điện được gắn liền với trục quấn băng, gồm có phần mạch đồng dẫn điện và các khoảng trống không dẫn điện. Ba lá nhíp bằng đồng thau đàn hồi tốt được tì vào bề mặt đĩa cam. - Khi ấn nút PLAY, khóa K đóng mạch nguồn, tụ C1 được nạp điện đưa tranzito T1 dẫn bão hòa, làm cho T2 khóa, nam châm không có điện. Lúc này trục quấn băng quay, đồng thời làm quay đĩa cam điện. Khi thanh 1 tiếp xúc thanh 2, tụ C1 phóng điện nạp cho tụ C2. Khi thanh 1 tiếp xúc với thanh 3, tụ C2 phóng điện qua cuộn dây của nam châm điện. – Khi hết băng, trục quấn băng dừng làm cho đĩa cam đứng yên, tụ C1 sẽ được nạp đầy làm T1 ngừng dẫn. Tranzito T1 khóa sẽ làm T2 dẫn bão hòa, nam châm có điện hút pit tông đẩy thanh truyền làm bật móc gài PLAY. b) Điều khiển bằng quang trở Sơ đồ nguyên lí: hình 5.60. - Quang trở SCd được mắc ở mạch cực bazơ của tranzito T1. Nguyên lí làm việc - Khi quang trở SCd được chiếu sáng, điện trở của nó giảm nhanh, tụ C2 phóng điện qua quang trở làm điện áp tại điểm A giảm. Sự giảm này thông qua tụ C1 làm điện áp tại điểm B giảm khiến cho tranzito T1 khóa. - Khi quang trở SCd bị che khuất ánh sáng, điện trở trong của nó tăng nhanh, tụ C2 được nạp một phần điện áp, điện áp tại điểm A tăng, qua tụ C1 làm điện áp tại điểm B tăng theo đến mức đủ làm cho T1 dẫn. - Mạch này có ưu điểm là có độ chính xác và tin cậy cao nên được dùng rộng rãi trong thực tế. III. Mạch tự động đổi chiều (Autoreverse) khi hết băng, máy tự động trả băng và chuyển qua chương trình khác đã ghi sẵn trong băng bằng cách quay đầu từ hoặc nâng lên, hạ xuống để phù hợp với đường ghi trên băng từ. Khi mạch dò bảo hết băng máy phải đồng thời thực hiện hai động tác : - Đổi chiều băng. - Quay hoặc dịch đầu từ. Quá trình tự động đổi chiều quay được thực hiện như sau : - Mạch dò báo băng đã hết. - Mạch điện tử điều khiển làm đẩy thanh truyền dùng cho Autoreverse vào tầm gạt của cái gờ gắn ở bánh đà. - Nhờ lực quán tính của bánh đà để tạo tác động tạo nên các quá trình kế tiếp sau : + Đưa đầu từ ra khỏi băng để quay 1800 hay nâng lên hạ xuống. + Đổi bánh ép tỳ băng. + Đổi cực động cơ bằng rơ le để đổi chiều quay. + Đưa đầu từ vào băng. Trong quá trình đang thực hiện, mạch điều khiển làm tắt loa tạm thời để tránh méo âm do quá trình chưa được ổn định. 4. Củng cố: - Em hãy nêu nhiệm vụ của mạch tự động điều chỉnh mức ghi trong máy ghi âm. - Phân tích nguyên lí làm việc của mạch tự động dừng băng dùng cơ khí trong máy ghi âm. - Phân tích nguyên lí làm việc của sơ đồ mạch điện tử điều khiển tự động dừng băng dùng cam điện và dùng quang điện trở. - Em hãy cho biết thứ tự các công việc phải thực hiện khi tự động đảo chiều quay của băng. 5. Bài tập: - tìm hiểu về kết cấu máy ghi âm thường được sử dụng ở địa phương. 1

File đính kèm:

  • docdien tu 11- 2.doc
Giáo án liên quan