Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài: 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế

- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật

2.Kĩ năng:

- Có thể nhận biết được các bản vẽ thiết kế

3. Tư tưởng: ý thức trong việc trình bày bản vẽ kĩ thuật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài: 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/07 Tuần: 05 Tiết: 10 Chương II VẼ KĨ THUẬT ỨNG DỤNG Bài: 8 THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật 2.Kĩ năng: Có thể nhận biết được các bản vẽ thiết kế 3. Tư tưởng: ý thức trong việc trình bày bản vẽ kĩ thuật. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Các hình ảnh ví dụ như hình ôtô, tàu thủy, nhà cửa Một vài bản vẽ chi tiết đơn giản 2.Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức:1’ Kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ: Không Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: Thiết kế là một bước không thể thiếu trong quá trình tạo ra sản phẩm mới. Vậy quá trình thiết kế được tiến hành như thế nào? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.(vào nội dung bài mới) TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết kế 14’ 10’ Trong sản xuất, muốn chế tạo một sản phẩm phục vụ cho công việc hay thi công một công trình xây dựng, trước tiên phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức năng của chúng. Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn. Cho hs nghiên cứu tài liệu sgk và một số tranh ảnh về nhà cao tầng, tàu vũ trụ.đã chuẩn bị. Hỏi: Để làm ra một công trình, đầu tiên người ta phải làm gì? Hỏi: Giải pháp đó là gì? Hỏi: Có bao nhiêu giai đoạn thiết kế? Giáo viên tổng hợp rút ra nội dung: Quá trình thiết kế có thể được tóm lược theo sơ đồ trên(hình 8.1, SGK). Ngày nay. Máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Thiết kế trợ giúp bằng máy tính đã mang lại hiệu quả rất to lớn. Dưới đây là ví dụ về quá trình thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập Hỏi: Muốn thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập trước tiên ta phải làm gì? Hỏi: Sau khi xác định mục đích ta phải làm gì? Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng như hình (8.3 SGK) Tiếp theo là làm mô hình chế tạo thử hộp đựng sau đó đặt sách, vở, đồ dùng học tập vào hộp xem có hợp lí không. Rồi phân tích đánh giá phương án thiết kế đã đề ra. Về kết cấu và kích thước, về hình dạng, màu sắc và vật liệu cần thay đổi, cải tiến. Cuối cùng ta sẽ có ngăn đựng hoàn chỉnh(hình 8.5). HS: Để làm ra một công trình, đầu tiên người ta phải xác định mục đích công trình và chọn giải pháp để thi công. HS: Thiết kế công trình HS: Có năm giai đoạn: (-Hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế. -Thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế. - Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử - Thẩm định, phân tích đánh giá phương án thiết kế. -Lập hồ sơ kĩ thuật.) HS: Xác định mục đích. Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, Nếu tất cả các đồ dùng này được bày trên bàn học thì vừa mất mĩ quan, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó cần thiết kế một chiếc hộp đựng các đồ dùng học tập. Chiếc hộp cần thỏa mãn các yêu cầu sau: - Hộp chứa được 1 số cuốn sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác - Hộp được đặt trên bàn học, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp, làm bằng vật liệu rẻ tiền. HS: Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên và qua sách báo, truyền hình thu thập các thông tin liên quan đến hộp đựng tương tự để từ đó hình thành phương án thiết kế, đồng thời phát họa sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập như (hình 8.2 SGK) Hộp có chiều dài 350mm, chiều rộng 220mm, gồm ba bộ phận: - Ống đựng bút - Ngăn để sách vở tài liệu - Ngăn để dụng cụI I. Thiết kế: 1. Các giai đoạn thiết kế: -Hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế. -Thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế. - Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử - Thẩm định, phân tích đánh giá phương án thiết kế. -Lập hồ sơ kĩ thuật. 2. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập: a. Căn cứ vào mục đích sử dụng b. Thu thập thông tin đưa ra kích thước, lập bản vẽ c. Làm mô hình chế tạo thử. d. Kiểm tra lại xem sản phẩm có dáp ứng mục đích và độ thẩm mĩ hay không e. Phân tích, đánh giá phương án thiết kế theo các yêu cầu thiết kế đã đề ra Hoạt động 2: Giới thiệu về bản vẽ kĩ thuật 5’ 10’ Bản vẽ kĩ thuật (gọi tắc là bản vẽ) là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo các qui tắc thống nhất. Trong sản xuất có nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản vẽ kĩ thuật của mỗi lĩnh vực kĩ thuật có đặc thù riêng. Song nói chung có 2 loại bản vẽ kĩ thuật thuộc 2 lĩnh vực quan trọng. Hỏi: Nêu tên 2 loại bản vẽ? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thiết kế và chế tạo sản phẩm. Trong quá trình thiết kế, từ khi hình thành ý tưởng đến việc lập hồ sơ kĩ thuật, người thiết kế thường xuyên sử dụng “ngôn ngữ” của kĩ thuật, đó là bản vẽ kĩ thuật để làm việc như: - Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế - Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng thiết kế - Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp . - Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm để chế tạo và kiểm tra sản phẩm. HS: Bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng. II. Bản vẽ kĩ thuật: 1. Các loại bản vẽ kĩ thuật: Bản vẽ cơ khí Bản vẽ xây dựng 2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật: - Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế. - Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế. - Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. - Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá. 5’ Hỏi: Em hãy nhận xét về cách thiết kế chiếc hộp đựng đồ dùng học tập nói trên và đề xuất ý kiến cải tiến? Hỏi: Hãy kể tên một số loại bản vẽ kĩ thuật mà em biết? Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi trong sgk. Nhắc nhở hs về nhà học bài và đọc trước nội dung bài mới. Học sinh nhận xét Học sinh nêu một số loại bản vẽ. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • doct10.doc
Giáo án liên quan