Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Chương VI - Lượng tử ánh sáng

1.Trong hiện tượng quang điện, khi chùm sáng kích thích có bước sóng thích hợp, thì dòng quang điện :

A. Chỉ xuất hiện, khi cường độ chùm sáng kích thích lớn hơn 1 giá trị giới hạn, xác định đối với mỗi KL

B. Chỉ xuất hiện, sau 1 thời gian rọi sáng xác định nào đó.

C. Nếu chùm sáng càng yếu, thì phải chiếu sáng càng lâu, dòng quang điện mới xuất hiện

D. Xuất hiện 1 cách tức thời, ngay khi rọi sáng, dẫu cường độ sáng rất nhỏ

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Chương VI - Lượng tử ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI- LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 1.Trong hiện tượng quang điện, khi chùm sáng kích thích có bước sóng thích hợp, thì dòng quang điện : A. Chỉ xuất hiện, khi cường độ chùm sáng kích thích lớn hơn 1 giá trị giới hạn, xác định đối với mỗi KL B. Chỉ xuất hiện, sau 1 thời gian rọi sáng xác định nào đó. C. Nếu chùm sáng càng yếu, thì phải chiếu sáng càng lâu, dòng quang điện mới xuất hiện D. Xuất hiện 1 cách tức thời, ngay khi rọi sáng, dẫu cường độ sáng rất nhỏ 2. Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hòa khi : A. Tất cả các electron bật ra từ catot trong mỗi giây khi catot được chiếu sáng đều đi về được anot B. Tất cả các electron bật ra từ catot khi catot được chiếu sáng đều quay trở về được catot C. Có sự cân bằng giữa số electron bật ra từ catot và số electron bị hút quay trở lại catot D. Số electron đi từ catot về anot không đổi theo thời gian 3. Theo giả thuyết của Plăng thì năng lượng : A. Của mọi electron phải luôn luôn bằng 1 số nguyên lần lượng tử năng lượng B. Của mọi nguyên tử phải luôn luôn bằng 1 số nguyên lần lượng tử năng lượng C. Của phân tử mọi chất phải luôn luôn bằng 1 số nguyên lần lượng tử năng lượng D. Của 1 chùm sáng đơn sắc phải luôn luôn bằng 1 số nguyên lần lượng tử năng lượng 4. Lượng tử năng lượng là năng lượng nhỏ nhất : A. Của 1 electron B. Mà 1 nguyên tử hoặc phân tử có thể trao đổi với 1 chùm bức xạ C. Mà 1 photon có thể cung cấp cho 1 electron D. Của 1 vật bất kì 5. Gọi f, lần lượt là tần số, bước sóng và vận tốc trong chân không của 1 bức xạ đơn sắc , và h là hằng số Plăng, thì lượng tử năng lượng tương ứng là : A. = hf B. = C. D. = 6. Công thức Anh- Xtanh về hiện tượng quang điện là: A. hf = B. hf = C. D. 7. Hiện tượng quang điện là hiện tượng : A. Một dây kim loại nóng, sáng khi có 1 dòng điện qua nó B. Bứt electron ra khỏi 1 KL, khi rọi vào KL 1 bức xạ điện từ thích hợp C. Cho 1 chùm electron bắn vào 1 kim loại, để KL phát ra tia X D. Cho 1 chùm sáng chiếu vào 1 vòng dây dẫn để tạo ra 1 dòng điện 8.Trường hợp nào sau đây là hiện tượng quang điện? A.Electron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng B.Electron bật ra khỏi KL khi có chùm electron vận tốc lớn đập vào C.Electron bật ra khỏi mặt KL khi chiếu tia tử ngoại vào KL D.Electron bị bật ra khỏi KL khi KL đặt trong điện trường mạnh 9. Khi chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì tấm kẽm : A. Mất dần điện tích dương B.Mất dần điện tích âm C.Trở nên trung hòa điện D. Có điện tích không đổi 10. Hiện tượng quang điện là hiện tượng khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào kim loại, thì sẽ làm bật ra: A. Các hạt proton B. Các photon C. Các notron D. Các electron 11. Trong thí nghiệm Hecxơ về hiện tượng quang điện, quả cầu KL đặt trên điện nghiệm trước khi chiếu sáng : A. Tích điện dương B. Tích điện âm C. Trung hòa điện D. Có thể tích điện tùy ý 12. Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra đối với : A. Kim loại B. Bán dẫn C. Điện môi D. Chất điện phân 13. Năng lượng photon của : A. Tia hồng ngoại lớn hơn của tia tử ngoại B. Tia X lớn hơn của tia tử ngoại C. Tia tử ngoại nhỏ hơn của ánh sáng thấy được D. Tia X nhỏ hơn của ánh sáng thấy được 14. Chiếu 1 ánh sáng đơn sắc vào 1 tấm KL. Cho giới hạn quang điện của KL đó là 0,6 m. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu vào tấm KL đó ánh sáng đơn sắc : A. Màu tím B. Màu lam C. Màu chàm D. Màu đỏ 15. Dùng bức xạ có năng lượng photon = 2,5 eV chiếu vào catốt của tế bào quang điện, có hiện tượng quang điện xảy ra. Khi chiếu vào catot ánh sáng đơn sắc màu tím có bước sóng = 0,4 m thì : A. Hiện tượng quang điện không thể xảy ra B. Hiện tượng quang điện chắc chắn xảy ra C. Tùy thuộc vào KL làm catot D. Không xác định được 16. Ánh sáng có bước sóng 0,75m có thể gây ra hiện tượng quang điện ở chất nào dưới đây ? A. Canxi B. Natri C. Kali D. Xêdi 17. Hiện tượng quang điện là hiện tượng các quang electron bứt ra khỏi bề mặt KL, khi chiếu vào KL A. Các photon có bước sóng thích hợp B. Các proton có bước sóng thích hợp C. Các electron có bước sóng thích hợp D. Các notron có bước sóng thích hợp 18. Quang electron bị bứt ra khỏi bề mặt KL khi bị chiếu ánh sáng, nếu : A. Cường độ của chùm sáng đủ lớn B. Năng lượng của chùm sáng đủ lớn C. Tần số của chùm sáng nhỏ D. Bước sóng của chùm ánh sáng nhỏ hơn hay bằng 1 giới hạn xác định 19. Để xảy ra hiện tượng quang điện thì : A. Năng lượng của photon kích thích phải lớn hơn công thoát A của electron B. Bước sóng của ánh sáng kích thích phải lớn hơn giới hạn quang điện C. Tần số của ánh sáng kích thích f phải nhỏ hơn tần số giới hạn f0 D. Cả A,B,C đều đúng 20. Để giải thích hiện tượng quang điện ta dựa vào : A. Thuyết sóng ánh sáng B. Thuyết lượng tử ánh sáng C. Giả thuyết của Macxoen D. Cả A,B,C không đúng 21. Giới hạn quang điện của mỗi KL là : A. Tần số của ánh sáng kích thích B. Bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với KL đó C. Công thoát của các electron ở bề mặt KL D. Động năng cực đại của quang electron 22. Giới hạn quang điện của 1 KL là : A. Bước sóng lớn nhất của bức xạ có thể gây hiện tượng quang điện B. Cường độ tối thiểu của chùm sáng có thể gây hiện tượng quang điện C. Thời gian rọi sáng tối thiểu cần thiết để gây hiện tượng quang điện D. Vận tốc lớn nhất của electron quang điện 23. Giới hạn quang điện của 1 KL được đo bằng : A. Oát B. Mét C. Jun D. Mét/giây 24. Để gây được hiệu ứng quang điện, bức xạ rọi vào KL phải có : A. Tần số lớn hơn giới hạn quang điện B. Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện 25. Với 1 bức xạ có bước sóng thích hợp, thì cường độ dòng quang điện bão hòa : A. Triệt tiêu, khi cường độ chùm sáng kích thích nhỏ hơn 1 giá trị giới hạn I0 B. Tỉ lệ bình phương cường độ chùm sáng C. Tỉ lệ với căn bậc 2 của cường độ ánh sáng D. Tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng 26. Khi xảy ra hiện tượng quang điện, thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron : A. Không phụ thuộc cường độ chùm sáng, mà phụ thuộc bước sóng ánh sáng kích thích B.Tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng kích thích C. Tỉ lệ với căn bậc 2 của cường độ ánh sáng D. Tỉ lệ với bình phương của cường độ ánh sáng kích thích 27 . Trong hiện tượng quang điện, nếu bước sóng của ánh sáng kích thích giảm 2 lần, thì động năng ban đầu cực đại của electron A. Tăng gấp đôi B. Tăng nhưng chưa tới 2 lần C. Tăng hơn 2 lần D. Không thay đổi 28. Chọn câu sai A. Trong chân không ánh sáng truyền với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ B. Ánh sáng có tính chất hạt; mỗi hạt ánh sáng được gọi là 1 photon C. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng D. Thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện 29. Khi ánh sáng truyền đi trong môi trường thì năng lượng của photon ánh sáng A. Không thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách giữa nguồn và điểm đến B. Thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng truyền trong môi trường nào C. Thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách từ nguồn đến điểm đến xa hay gần D. Chỉ không bị thay đổi khi ánh sáng truyền trong chân không 30. Thuyết sóng ánh sáng giải thích được : A. Định luật về cường độ dòng quang điện bão hòa B. Định luật về giới hạn quang điện C. Định luật về động năng ban đầu cực đại của electron quang điện D. Không giải thích được 31. Công thoát electron của KL là : A. Năng lượng tối thiểu để bứt nguyên tử ra khỏi KL B.Năng lượng tối thiểu ion hóa nguyên tử KL C. Năng lượng của photon cung cấp cho nguyên tử KL D. Năng lượng cần thiết để bứt electron trên quĩ đạo K khỏi nguyên tử KL 32. Chiếu cùng bức xạ điện từ lên 2 KL khác nhau. Giả sử hiện tượng quang điện xảy ra : A. Vận tốc cực đại ban đầu của các quang electron bằng nhau B. KL nào có giới hạn quang điện lớn hơn thì vận tốc ban đầu cực đại của quang electron sẽ lớn hơn C. KL nào có giới hạn quang điện lớn hơn thì vận tốc ban đầu cực đại của quang electron sẽ nhỏ hơn D. Không thể so sánh được với các vận tốc ban đầu cực đại của quang electron với nhau. 33. Theo thuyết photon của Anh- xtanh, thì năng lượng A. Của mọi photon đều bằng nhau B. Của 1 photon bằng 1 lượng tử năng lượng C. Giảm dần khi 1 photon càng rời xa nguồn D. Của photon không phụ thuộc vào bước sóng 34. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng A. 1 chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng B. Giảm điện trở của KL khi được chiếu sáng C. Giảm điện trở của chất bán dẫn khi được chiếu sáng D. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang học uốn cong 1 cách bất kì 35. Khi hiện tượng quang dẫn xảy ra, trong chất bán dẫn có hạt tham gia vào quá trình dẫn điện là : A. Electron và hạt nhân B. Electron và các ion dương C. Electron và lỗ trống mang điện âm D. Electron và lỗ trống mang điện dương 36. Theo định nghĩa, hiện tượng quang điện trong là : A. Hiện tượng quang điện xảy ra bên trong 1 khối KL B.Hiện tượng quang điện xảy ra bên trong 1 chất bán dẫn C. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn D. Sự giải phóng các electron liên kết để chúng trở thành electron dẫn nhờ tác dụng của 1 bức xạ điện từ 37. Chọn câu sai : Trong hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện : A. Đều có các bước sóng giới hạn B. Đều bứt được các electron bứt ra khỏi khối chất C. Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện bên trong có thể thuộc vùng hồng ngoại D. Năng lượng cần thiết để giải phóng electron trong khối bán dẫn nhỏ hơn công thoát của electron khỏi KL 38. Muốn 1 chất phát quang ra ánh sáng khả kiến có bước sóng lúc được chiếu sáng thì : A. Phải kích thích bằng ánh sáng có bước sóng B. Phải kích thích bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn C. Phải kích thích bằng ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn D. Phải kích thích bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn tùy thuộc vào chất phát quang 39. Ánh sáng huỳnh quang : A. Tồn tại 1 thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích D. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp 40. Chọn câu sai khi nói về sự phát quang A. Sự huỳnh quang của chất khí, chất lỏng và sự lân quang của các chất rắn gọi là sự phát quang B. Đèn huỳnh quang là việc áp dụng sự phát quang của các chất rắn C. Sự phát quang còn được gọi là sự phát sáng lạnh D. Khi chất khí được kích thích bởi ánh sáng có tần số f, sẽ phát ra ánh sáng có tần số f’ với f’ >f 41. Ánh sáng lân quang là : A. Được phát ra bởi cả chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích C. Có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích D.Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích 42. Phát biểu nào sai khi nói về hiện tượng lân quang A. Sự phát sáng của các tinh thể khi bị chiếu sáng thích hợp được gọi là hiện tượng lân quang B. Nguyên nhân chính của sự lân quang là do các tinh thể phản xạ ánh sáng chiếu vào nó C. Ánh sáng lân quang có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích D. Hiện tượng lân quang là hiện tượng phát quang của chất rắn 43. Pin quang điện là nguồn điện trong đó : A. Quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng B. Năng lượng mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện C. Một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện D. Một quang điện trở, khi được chiếu sáng thì trở thành 1 máy phát điện 44. Điện trở của 1 dây quang điện trở có đặc điểm nào dưới đây ? A. Có giá trị rất lớn B. Có giá trị rất nhỏ C. Có giá trị không đổi D. Có giá trị thay đổi được 45. Trạng thái dừng của 1 nguyên tử là A. Trạng thái đứng yên của nguyên tử B. Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử C. Trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân D. Một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại 46. Ở trạng thái dừng nguyên tử : A. Không bức xạ và không hấp thụ năng lượng B. Không bức xạ, nhưng có thể hấp thụ năng lượng C. Không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng D. Vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng 47. Quĩ đạo của electron trong nguyên tử hidro ứng với số lượng tử n có bán kính : A. Tỉ lệ thuận với n B. Tỉ lệ nghịch với n C. Tỉ lệ thuận với n2 D. Tỉ lệ nghịch với n2 48. Trong nguyên tử hidro bán kính các quỹ đạo dừng tăng theo A.Các số nguyên liên tiếp B. Căn bậc 2 của các số nguyên liên tiếp C. Bình phương của các số nguyên liên tiếp D. Lập phương các số nguyên liên tiếp 49. Các vạch quang phổ nằm trong vùng tử ngoại của nguyên tử hidro thuộc về dãy A. Dãy Lai-man B. Dãy Ban-me C. Dãy Pa-sen D. Dãy Lai-man và Dãy Ban-me 50. Các vạch quang phổ nằm trong vùng hồng ngoại của nguyên tử hidro thuộc về dãy A. Dãy Lai-man B. Dãy Ban-me C. Dãy Pa-sen D. Dãy Lai-man và Dãy Ban-me 51. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro, dãy Ban-me có A. 4 vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại B. 4 vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại C. Tất cả các vạch thuộc vùng hồng ngoại D. Tất cả các vạch thuộc vùng tử ngoại 52. Bốn vạch quang phổ của Hidro thuộc : A. Dãy Lai-man B. Dãy Ban-me C. Dãy Pa-sen D. Dãy Lai-man 1 vạch, Dãy Ban-me 2 vạch , Dãy Pa-sen 1 vạch 53. Để nguyên tử hidro hấp thụ 1 photon, thì photon đó phải có năng lượng : A. Bằng năng lượng của 1 trong các trạng thái dừng B. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất C.Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất ] D. Bằng hiệu năng lượng của năng lượng ở 2 trạng thái dừng bất kì 54. Dãy quang phổ Ban-me của nguyên tử Hidro chứa : A. Toàn các vạch trong miền tử ngoại B. Toàn các vạch trong miền khả kiến C. Toàn các vạch trong miền hồng ngoại D. 1 số vạch trong miền khả kiến và rất nhiều vạch trong miền tử ngoại 55. Laze là 1 nguồn sáng phát ra : A. Chùm sáng song song, kết hợp, cường độ lớn. B. Một số bức xạ đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn C. Chùm sáng đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn D. Chùm sáng trắng song song, kết hợp, cường độ lớn 56. Chùm ánh sáng do laze rubi phát ra có màu : A. Trắng B. Xanh C. Đỏ D. Vàng 57. Tia laze không có đặc tính nào dưới đây ? A. Độ đơn sắc cao B. Độ định hướng cao C. Cường độ lớn D. Công suất lớn 58. Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào ? A. Khí B. Lỏng C. Rắn D. Bán dẫn CHƯƠNG VII- HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ 1. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ A. Các proton B. Các notron C. Các nuclon D. Các electron 2. Lực hạt nhân là : A. Lực tĩnh điện B. Lực liên kết giữa các nuclon C. Lực liên kết giữa các proton D. Lực liên kết giữa các notron 3. Cho hạt nhân .Phát biểu nào sai ? A. Số notron : 5. B. Số prôton : 5 C. Số nuclon : 10 D. Điện tích hạt nhân : 15 4. Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là A. Lực tĩnh điện B. Lực hấp dẫn C. Lực điện từ D. Lực tương tác mạnh 5. Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố có cùng : A. Số proton B. Số notron C. Số nuclon D. Năng lượng liên kết 6. Đơn vị khối lượng nguyên tử là : A. Khối lượng của hạt nhân nguyên tử hidro B. Khối luợng của 1nguyên tử hidro C. Khối lượng bằng 1/16 lần khối lượng của đồng vị của nguyên tử oxi D. Khối lượng bằng 1/12 lần khối lượng của đồng vị của nguyên tử cacbon 7. Độ hụt khối của 1 hạt nhân  : A. Luôn có giá trị lớn hơn 1 B. Luôn có giá trị âm C. Có thể dương, có thể âm D. Được xác định bởi công thức 8. Năng lượng liên kết trên 1 nuclon : A. Lớn nhất với hạt nhân trung bình B. Lớn nhất với hạt nhân nhẹ C. Lớn nhất với hạt nhân nặng D. Giống nhau với mọi hạt nhân 9. Để so sánh độ bền vững giữa 2 hạt nhân ta dựa vào đại lượng : A. Năng lượng liên kết riêng hạt nhân B. Độ hụt khối hạt nhân C. Năng lượng liên kết hạt nhân D. Số khối A của hạt nhân 10. Năng lượng liên kết của 1 hạt nhân : A. Có thể âm hoặc dương và độ hụt khối có thể âm hoặc dương B. Càng lớn, thì hạt nhân càng bền C.Càng nhỏ, thì hạt nhân càng bền D. Có thể triệt tiêu, đối với 1 số hạt nhân đặc biệt 11. Phóng xạ là hiện tượng A. Hạt nhân tự động phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác . B. Hạt nhân bị vỡ ra thành 2 hay nhiều mảnh khi bị notron nhiệt bắn vào C. Hạt nhân phát tia phóng xạ sau khi bị kích thích D. Hạt nhân biến thành hạt nhân khác khi hấp thụ notron và phát ra tia beta, alpha hoặc gamma 12. Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt nhân phân hủy giảm đi so với thời gian t theo qui luật A. B. C. D. 13. Chu kì bán rã của 1chất phóng xạ là khoảng thời gian để : A. Quá trình phóng xạ lại lặp lại như lúc ban đầu B. Một nửa số nguyên tử chất ấy biến thành chất khác C. Khối lượng chất ấy giảm 1 nửa D. Một nửa số nguyên tử chất ấy hết khả năng phóng xạ 14. Nếu N0,N lần lượt là số nguyên tử ban đầu, và số nguyên tử ở thời điểm t, là hằng số phân rã (hay hằng số phóng xạ ), thì biểu thức của định luật phóng xạ là : A. N = No B. N = No C. N = No D. N0 = N 15. Với phương pháp dùng cacbon 14, có thể xác định tuổi của : A. Chỉ các di vật có nguồn gốc thực vật B. Các di vật khảo cổ, nguồn gốc hữu cơ, có tuổi đến hàng triệu năm C. Các cổ vật bằng gỗ hoặc xương động vật, có tuổi không quá vài vạn năm A. Mọi loại di vật khảo cổ 16. Phóng xạ là do : A. Proton trong hạt nhân bị phân rã phát ra B. Notron trong hạt nhân bị phân rã phát ra C. Do nuclon trong hạt nhân bị phân rã phát ra D. Cả A,B,C đều sai 17. Trong phân rã ngoài electron và hạ notron được phát ra còn có : A. Hạt B. Hạt proton C. Hạt D. Hạt notrino 18.Tia phóng xạ không bị lệch hướng trong điện trường là : A. Tia B. Tia C. Tia D. Cả 3 tia 19. Tia phóng xạ chuyển động chậm nhất là : A. Tia B. Tia C. Tia D. Cả 3 tia có vận tốc như nhau 20. Cho các tia ,, qua khoảng giữa 2 bản cực của 1 tụ điện thì : A. Tia bị lệch nhiều hơn cả, sau đó đến tia và C. Tia không bị lệch B. Tia lệch về bản dương, tia lệch về bản âm của tụ điện D. Tia không bị lệch 21. Tia phóng xạ đâm xuyên kém nhất là : A. Tia B. Tia C. Tia D. Cả 3 tia như nhau 22. Sự giống nhau giữa các tia ,, và là : A. Đều là tia phóng xạ, không nhìn thấy được, được phát ra từ các chất phóng xạ B. Vận tốc truyền trong chân không bằng c = 3.108 m/s C. Trong điện trường hay từ trường đều không bị lệch hướng D. Khả năng ion hóa chất khí và đâm xuyên rất mạnh 23. Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng, vì các hạt nhân của các nguyên tố khác nhau có : A. Khối lượng khác nhau B. Độ hụt khối khác nhau C. Điện tích khác nhau D. Số khối khác nhau 24. Trong phản ứng hạt nhân có sự bảo toàn : A. Số nuclon B. Số notron C. Số proton D. Khối lượng 25. Chọn câu sai A. Phản ứng hạt nhân có thể thu hoặc tỏa năng lượng B. Quá trình phóng xạ hạt nhân là quá trình thu hoặc tỏa năng lượng C. Năng lượng liên kết trong hạt nhân có được từ độ hụt khối D. Proton và nơtron được gọi tên chung là nuclon 26. Chọn câu sai : Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn : A. Điện tích B. Năng lượng C. Động lượng D. Khối lượng 27. Trong phản ứng hạt nhân : A. Có sự bảo toàn của tổng số các điện tích dương, và tổng các điện tích âm C. Không có sự bảo toàn năng lượng B. Chỉ có sự bảo toàn của tổng số các điện tích dương D. Có sự bảo toàn của tổng đại số các điện tích 28. Sự phân hạch là sự vỡ 1 hạt nhân nặng A. Thường xảy ra 1 cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn B. Thành 2 hạt nhân nhẹ hơn, do hấp thụ 1 nơtrôn C. Thành 2 hạt nhân nhẹ hơn vài nơtrôn, sau khi hấp thụ 1 nơtrôn chậm D. Thành 2 hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra tự phát 29. Điều kiện để có phản ứng dây chuyền là: A. Phải làm chậm nơtrôn B. Hệ số nhân nơtrôn phải nhỏ hơn hoặc bằng 1 C. Khối lượng phải lớn hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn D. Câu A, C đúng 30. So sánh sự giống nhau giữa hiện tượng phóng xạ với phản ứng dây chuyền: A. Đều là phản ứng hạt nhân toả năng lượng B. Đều phụ thuộc vào các điều kiện ngoài C. Đều là quá trình tự phát D. Có thể xảy ra ở các hạt nhân nặng hay nhẹ 31. Phản ứng phân rã phóng xạ là phản ứng : A. Luôn luôn tỏa năng lượng B. Luôn luôn thu năng lượng C. Toả, hoặc thu năng lượng , tùy theo nguyên tố D. Tự phát, nên không tỏa cũng không thu năng lượng thu năng lượng 32. Sự giống nhau và khác nhau giữa phản ứng hạt nhân trong lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử và trong bom nguyên tử là: A. Đều thuộc loại phản ứng dây chuyền B. Phản ứng hạt nhân trong nhà máy điện nguyên tử là phản ứng dây chuyền có hệ số nhân nơtrôn k<1 C. Phản ứng hạt nhân trong bom nguyên tử là phản ứng dây chuyền có hệ số nhân nơtrôn k1 D. Cả A, B, C đều đúng 33. Chọn câu trả lời sai: Phản ứng nhiệt hạch: A. Chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao ( hàng chục, hàng trăm triệu độ ). B. Trong lòng mặt trời và các ngôi sao xảy ra phản ứng nhiệt hạch C. Con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng kiểm soát được D. Được áp dụng để chế tạo bom khinh khí 34. Chọn câu trả lời sai: A. Phản ứng nhiệt hạch là sự tổng hợp các hạt nhân nhẹ thành hạt nhân trung bình B. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng kém bền vững C. Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng D. Sự phân hạch là hiện tượng 1 hạt nhân nặng hấp thụ 1 nơtrôn chậm và vỡ thành 2 hạt nhân trung bình 35. So sánh sự giống nhau giữa phản ứng phân hạch với phản ứng nhiệt hạch : A. Đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng B. Điều kiện xảy ra phản ứng ở nhiệt độ rất cao C. Đều là quá trình tự phát D.Năng lượng toả ra của phản ứng đều rất lớn 36. Hạt nhân có cấu tạo gồm A. 238p và 92n B. 92p và 238n C. 238p và 146n D. 92p và 146n 37. Cho phản ứng hạt nhân , hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây ? A. B. C. D. 38. Quá trình phóng xạ nào dưới đây không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân ? A. Phóng xạ B. Phóng xạ C. Phóng xạ D. Phóng xạ 39. Cho phản ứng hạt nhân : , X là hạt : A. B. p C. D. 40. Phương trình phóng xạ : .Trong đó Z, A là A. Z = 0; A = 1 B. Z = 1; A = 2 C. Z = 1; A = 1 D. Z = 2; A = 4 41.Phương trình phóng xạ : .Trong đó Z, A là A. Z = 1; A = 2 B. Z = 1; A = 1 C. Z = 2; A = 3 D. Z = 2; A = 4 42. Nguyên tử phóng xạ hạt biến thành chì . Nguyên tử đó là A. Urani B. Si C. Pôlôni D. Plutôni 43. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng nhân tạo ? A. B. C. D. 44. Phương trình nào là phương trình phân rã phóng xạ A. B. C. D. 45. Trong 1 lò phản ứng hạt nhân, các thanh điều chỉnh được dùng để A. Bảo đảm an toàn B. Ngăn nổ C. Làm chậm notron D. Để hấp thu notron 46. Trong phản ứng hạt nhân .Chọn đáp án đúng ? A. x = 2; Z = 54 B. x =2; Z = 53 C. x = 53; Z =4 D. x = 52; Z = 1 47. Cho phản ứng phân rã hạt nhân : . X là hạt nhân : A. B. C. D. CHƯƠNG VIII- TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ 1. Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp ? A. Êlectrôn B. Prôtôn C. Nguyên tử D. Phôtôn 2. Hạt sơ cấp nào sau đây là phản hạt của chính nó ? A. Prôtôn B. Phôtôn C. Nơtrôn D. Pôzitrôn 3. Các loại hạt sơ cấp là : A. Phôtôn, leptôn, mêzôn, hađrôn B. Phôtôn, leptôn, mêzôn, barion C. Phôtôn, leptôn, barion, hađrôn D. Phôtôn, leptôn, nuclôn, hipêron 4. Hạt sơ cấp nào sau đây không phải là hạt fermiôn ? A. Pôzitrôn B. C. Nơtrôn D. 5. Tương tác nào sau đây là tương tác mạnh ? A. Tương tác giữa trái đất với mặt trăng B. Tương tác giữa 2 điện tích C. Tương tác giữa 2 dòng điện D. Tương tác giữa các nuclôn 6. Người ta dựa vào những đặc điểm nào dưới đây để phân các hành tinh trong hệ Mặt trời thành 2 nhóm A. A. Khoảng cách đến mặt trời B. Nhiệt độ bề mặt hành tinh C.Số vệ tinh nhiều hay ít D. Khối lượng 7. Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của 1 thiên hà : A. Sao siêu mới B. Quaza C. Lỗ đen D. Punxa 8. Tính từ Mặt trời ra Trái Đất là hành tinh thứ A.1 B. 3 C. 5 D. 7 9. Mặt trời thuộc loại sao nào sau đây ? A. Sao chất trắng B. Sao nơtrôn C. Sao khổng lồ (hay sao kềnh đỏ) D. Sao trung bình giữa sao chất trắng và sao khổng lồ 10. Năng lượng phát ra từ các ngôi sao là do A. Các phản ứng hóa học giữa các phân tử phát ra B. Phản ứng phân hạch C. Phản ứng nhiệt hạch D. Do sự va chạm giữa các nguyên tử 11. Gọi khối lượng của sao là m, khối lượng của mặt trời là ms . Muốn cuối quá trình tiến hóa của sao để trở thành 1 lỗ đen thì A. m vào cỡ 0,1ms B. m vào cỡ 0,1m C. m vào cỡ 10ms D. m vào cỡ 100ms 12. Nếu tính từ Mặt Trời ra xa dần thì thứ tự các sao nằm đúng là : A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, và Hải vương tinh B.Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh, Hỏa tinh ,Trái đất, Mộc tinh. C. Mộc tinh, Thổ tinh,Trái đất, Hỏa tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh, Hải vương tinh, Thiên vương tinh D.Thiên vương tinh, Hải vương tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh 13. Tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là : A. Tương tác điện từ B. Tương tác yếu C. Tương tác hấp dẫn D. Tương tác mạnh 14. Chọn phát biểu sai về hệ Mặt Trời A. Mặt trời ở trung tâm và là thiên thể duy nhất nóng sáng B. Có 8 hành tinh lớn quay quanh Mặt trời C. Ngoài ra còn

File đính kèm:

  • docDai cuong 12.doc
Giáo án liên quan