Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Đề cương môn động cơ đốt trong

Câu1: Công dụng, vật liệu, cấu tạo pittông

*Công dụng:

Tiếp nhận lực khí thể và truyền lưc ấy cho thanh truyền trong (quá trình cháy) để làm quay trục khuỷu, nén khí trong quá trình nén, đẩy khí thải ra khỏi xi lanh trong quá trình thải và hút khí nạp mới vào buồng cháy trong quá trình nạp.

*Vật liệu chế tạo:

 Gang: dùng chế tạo pít tông động cơ tốc độ thấp.

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Đề cương môn động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn động cơ đốt trong Câu1: Công dụng, vật liệu, cấu tạo pittông *Công dụng: Tiếp nhận lực khí thể và truyền lưc ấy cho thanh truyền trong (quá trình cháy) để làm quay trục khuỷu, nén khí trong quá trình nén, đẩy khí thải ra khỏi xi lanh trong quá trình thải và hút khí nạp mới vào buồng cháy trong quá trình nạp. *Vật liệu chế tạo: Gang: dùng chế tạo pít tông động cơ tốc độ thấp. Gồm các loai: + Gang xám ( СЧ 24 – 44, СЧ 28– 48, СЧ 32 – 52, ưu điểm: Sức bền cơ học khá cao, ở nhiệt độ cao sức bền giảm ít, tính đúc và gia công cơ tương đối tốt, rẻ tiền Nhược điểm: Trọng lượng riêng lớn (không dùng cho động cơ cao tốc) Khi t0 > 7230C dễ bị rạn nứt + Gang rèn có sức bền cao hơn gang xám, thường dùng chế tạo pít tông động cơ có phụ tải nhiệt lớn (Điêzen 2 kỳ) + Gang gpa phít cầu: Có sức bền cao, chịu nhiệt độ cao, chịu mòn tốt nhưng có tính đúc và gia công cơ kém nên chỉ đúc phần đỉnh pít tông tổ hợp động cơ thấp tốc Hợp kim nhôm: Được dùng rộng rãi trong động cơ tốc độ trung bình và cao tốc Ưu điểm: Nhẹ, thích hợp động cơ cao tốc Dẫn nhiệt tốt, nên nhiệt độ pít tông thấp, ít kích nổ, ít sinh muỗi than Tổn thất ma sát với xi lanh ít Tính công nghệ đúc và gia công cơ tốt Nhược điểm: Hệ số giãn dài lớn , phải để khe hở lớn Ơ nhệt độ cao sức bền giảm nhiều Chịu mòn kém Đắt tiền *Cấu tạo: Gồm 3 phần: Đỉnh, đầu và thân + Đỉnh là bề mặt trên cùng của pít tông hợp với nắp xi lanh tạo thành buồng cháy. + Đầu gồm đỉnh và vùng đai lắp xéc măng làm nhiệm vụ bao kín. + Thân: phần dưới rãnh xéc măng dầu cuôi cùng của đầu pít tông làm nhiệm vụ dẫn hướng và chịu lực ngang. Hình 13: Pít tông Đỉnh pít tông : Có nhiều dạng + Đỉnh bằng dùng phổ biến nhất kết cấu đơn giản dễ chế tạo, diện tích chịu nhiệt bé nhất, thường dùng cho động cơ xăng và động cơ Điêzen có buồng cháy phụ Đỉnh bằng Đỉnh lồi Đỉnh lồi chỏm cầu Đỉnh lõm chỏm cầu Đỉnh lõm Đỉnh lồi gù Hình 14: Các loại đỉnh pít tông + Các đỉnh lồi: Có độ cứng vững cao, ít kết muỗi than, diện tích chịu nhiệt lớn nên ảnh hướng xấu đến quá trình làm việc. Loai này thường dùng trong động cơ xăng có buồng cháy chỏm cầu dùng su páp treo và động cơ xăng 2 kỳ cỡ nhỏ + Đỉnh lõm chỏm cầu: Loại này có diện tích chịu nhiệt lớn, phần lõm có thể là toàn đỉnh hoặc một vùng đỉnh, chỏm cầu lõm có thể đồng tâm hoăc lệch tâm, có thể tạo ra xoáy lốc nhẹ trong quá trình nén, đỉnh này dùng cho động cơ xăng có buồng cháy chỏm cầu và động cơ Điêzen có buồng cháy phụ. + Các dạng đỉnh lõm hình . tạo xoáy lốc mạnh được dùng trong động cơ Điêzen 2 kỳ và 4 kỳ có buồng cháy trực tiếp trên đỉnh pít tông , tuy điện tích chịu nhiệt lớn nhưng đạt chỉ tiêu kinh tế cao. Đầu pít tông: Để tản nhiệt tốt các pít tông nhôm phải có đỉnh dày, bán kính góc lượn lớn hoặc chế tạo đỉnh mỏng nhưng có gân tản nhiệt phía dưới đỉnh, đỉnh được gia công bóng loáng, một số động cơ có đường dầu làm mát đỉnh pít tông. - Để bao kín tốt dùng xéc măng, chọn số lượng xéc măng theo nguyên tắc sau: áp suất khí thể càng cao, vận tốc trượt của pít tông càng nhỏ, đường kính xi lanh càng lớn thì số xéc măng càng nhiều. Rãnh xéc măng khí bố trí phía trên rãnh xéc măng dầu. Khe hở giữa đầu pít tông và xi lanh, giữa rãnh xéc măng với xéc măng chọn theo thực nghiệm để tránh bó kẹt hoặc va đập. - Để đủ sức bền phải kết cấu các gân ngang dưới đỉnh và các gân dọc nối với bệ chốt pít tông. Thân pít tông: Chiều dài thân pít tông động cơ Điêzen dài hơn pít tông động cơ xăng. Vị trí tâm lỗ chốt đặt cao hơn trọng tâm phần thân pít tông để áp suất lực ngang N và lực ma sát gây ra đều hơn. Tiết diện ngang thân là ô van (có đường kính ngắn theo đường tâm chốt) hoặc tròn nhưng vát ở 2 đầu bệ chốt để chống bó kẹt khi làm việc. Để rãnh phòng nhiệt hình chữ T hoặc chữ trên thân. Chân pít tông thường có vành đai để tăng độ cứng vững và để điều chỉnh trọng lượng pít tông. Câu 2: Công dụng, vật liệu, cấu tạo thanh truyền: *Công dụng: Truyền lực của pít tông cho trục khuỷu làm quay trục khuỷu ở kỳ nổ, truyền lực từ trục khuỷu đến pít tông làm pít tông chuyển động tĩnh tiến trong các kỳ hút, nén, xả. *Vật liệu: Thanh truyền được chế tạo bằng thép cácbon và thép hợp kim. Thanh truyền của động cơ Ô tô máy kéo thường làm bằng thép các bon: 40, 45 và thép hợp kim 40XH, 40 M, Động cơ cao tốc, cường hóa công suất, thường dùng thép hợp kim 18XHMA, 18XHBA,

File đính kèm:

  • docDe cuong mon dong co dot trong cuc hay.doc
Giáo án liên quan