Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn

Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:

+Kiến thức: - Phát biểu đúng khái niệm về sửa chữa và bảo dưỡng ôtô

 - Phát biểu đúng k/niệm về các PPSC và công nghệ phục hồi chi máy bị mài mòn.

 +Kỹ năng: Nhận biết được các phương pháp và công nghệ ôtô

 +Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:

 - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động.

 - Thói quen đúng giờ.

 - Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 3 Thời gian thực hiện: Lớp: CN ÔTÔ 08 - 2n Số giờ đã giảng: Thời gian: 45phút x 5= 225’ Thực hiện ngày tháng năm 2008 TÊN BÀI: PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI CHI TIẾT BỊ MÀI MÒN Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: +Kiến thức: - Phát biểu đúng khái niệm về sửa chữa và bảo dưỡng ôtô - Phát biểu đúng k/niệm về các PPSC và công nghệ phục hồi chi máy bị mài mòn. +Kỹ năng: Nhận biết được các phương pháp và công nghệ ôtô +Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự: - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 4’ - Số học sinh vắng:.Tên: . ... ... II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 4’ Câu hỏi kiểm tra: Dự kiến học sinh kiểm tra: Tên Điểm III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: Đồ dùng và phương tiện dạy học: Hồ sơ chuyên môn: Phấn, Giáo án,. Nội dung, phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích, đàm thoại. TT NỘI DUNG GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thời gian Giáo viên Học sinh 1 Khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa -Bảo dưỡng ôtô gồm các công việc chăm sóc, tra dầu mỡ, làm theo lịch bảo dưỡng, phát hiện hư hỏng để sửa chữa hoặc tìm phương pháp sửa chữa Nhiệm vụ của việc bảo dưỡng: + Đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ xe. + Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các cơ cấu và hệ thống. + Phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời, tránh được các hư hỏng nặng và bất thường, tăng thời hạn sử dụng xe máy. + Giảm tiêu hao nhiên liệu, chi phí cho người sử dụng và ô nhiễm môi trường. Công tác bảo dưỡng máy có 2 hình thức: C Bảo dưỡng tổng quát – thường xuyên: -Ngừa ngoại chất xâmnhập vào máy. -Đảm bảo điều kiện bôi trơn máy. -Kiện toàn hệ thống nhiên liệu. -Kiểm tra hệ thống làm mát. -Bảo tồn máy, chống rỉ sét. -Đảm bảo điều kiện thông hơi -Giới hạn vận tốc và sức tải của động cơ. -Nắm vững và theo dõi tình trạng máy -Kế hoạch hoá công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy. -Cập nhật hoá công tác bảo dưỡng định kỳ C Bảo dưỡng định kỳ kết hợp công tác kiểm tra sửa chữa: ( Theo thời gian máy hoặc xe hoạt động) - Sau khi máy vận hành 8 giờ. - Trước khi phát hành và sau mỗi ngày hoạt động - Sau mỗi 4000Km hoặc 100 giờ máy hoạt động. - Sau mỗi 20125Km hoặc 500 giờ máy hoạt động. - Sau mỗi 40500Km hoặc 1000 giờ máy hoạt động - Sau mỗi 80500Km hoặc 2000 giờ máy hoạt động - Sau mỗi 161000Km hoặc 4000 giờ máy hoạt động Những công tác trên thuộc diện bảo dưỡng động cơ theo định kỳ. Trường hợp máy hư hỏng đột xuất nên sửa ngay dù chưa đến thời hạn C Khái niệm và phân cấp bảo dưỡng kỹ thuật Khái niệm và phân cấp: + Bảo dưỡng kỹ thuật: Những công việc cần thiết để đảm bảo ôtô thường xuyên trong tình trạng kỹ thuật tốt, giảm độ mài mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và kịp thời phát hiện các hưu hỏng để khắc phục. Nó bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, siết chặt, làm sạch, bôi trơn và điều chỉnh. + Sửa chữa: Những công việc để khôi phục lại khả năng hoạt động của ôtô bằng cách phục hồi, thay thế các chi tiết, bộ phận máy. Công tác này được làm theo yêu cầu của các thông số kỹ thuật ôtô, sau khi đã kiểm tra, chẩn đoán và giám định kỹ thuật. + Phân cấp bảo dưỡng: Dựa vào quảng đường xe chạy hoặc giờ máy hoạt động ta phân làm các cấp bảo dưỡng 1h 2 Khái niệm về các phương pháp sửa chữa và phục hồi chi tiết bị mài mòn. + Để đạt được mục đích đó người ta thường dùng hàn, phun kim loại, mạ điện phân, biến dạng để khôi phục lại kích thước. + Để làm bền vững bề mặt của chi tiết máy người ta thường dùng phương pháp gia công nhiệt, nhiệt hóa, tôi bằng dòng điện cao tần, mạ điện phân hoặc dùng phương pháp điện – cơ. + Để khôi phục lại hình dáng ban đầu của chi tiết máy đã hao mòn, người ta thường tiến hành gia công cơ. Tuỳ theo nhiệm vụ điều kiện làm việc, đặc điểm cấu tạo và hiệu quả kinh tế mà mỗi phương pháp có thể dùng để khôi phục cho một chi tiết máy nhất định của các cơ cấu máy. Khi giá thành không vượt quá 50-60% giá thành chi tiết mới chế tạo thì phương pháp khôi phục có thể xem là hợp lý về mặt kinh tế: Sau đây ta lần lượt nghiên cứu từng vấn đề: -Phương pháp gia công theo kích thước sửa chữa: là đem gia công một chi tiết trong các chi tiết lắp ghép (Thường chọn chi tiết quan trọng) cho đạt được kích thước sửa chữa nhất định, đạt được độ chính xác về hình dạng và yêu cầu kỹ thuật đề ra. Các chi tiết còn lại thường là thay mới có kích thước tương ứng. Lúc này kích thước của chi tiết lắp ghép khác với kích thước ban đầu, nhưng vì đảm bảo được các điều kiện kỹ thuật và yêu cầu lăp ghép(độ hở và độ găng) nên khả năng làm việc của chi tiết lắp ghép được khôi phục. + Phương pháp kích thước sửa chữa có thể dùng để sửa chữa những chi tiết có mặt lắp ghép hình trụ tròn, lắp ghép bằng ren ốc và lắp ghép bằng then. Phương pháp kích thước sửa chữa được dùng rộng rãi nhất vì: ? Quá trình công nghệ sửa chữa tương đối đơn giản ? Không những phục hồi được sự lắp ghép của chi tiết, mà còn phục hồi hình dạng ban đầu ? Chất lượng sửa chữa khá cao Khuyết điểm: ? Sửa chữa quá nhiều sẽ hạn chế đến tính lắp lẫn của phụ tùng(Phụ tùng không bán được) -Phương pháp tăng thêm chi tiết:Là thêm các chi tiết (Ống lót, vòng lót, tấm đệm) vào các chi tiết phức tạp, các chi tiết còn lại sẽ thay mới co kích thước tương ứng, hoặc gia công chi tiết cho đạt kích thước tương ứng. Sau khi gia công xong, kích thước của chi tiết phụ thêm bằng kích thước sửa chữa hoặc bằng kích thước ban đầu, chi tiết phụ thêm thường được ghép ép với chi tiết cơ bản với độ chính xác gấp 2-3 hoặc có thể lắp ghép bằng ren ốc. Để tránh cho chi tiết phụ thêm khi làm việc khỏi bị lỏng rời, có thể dùng hàn hoặc tán để gắn chặt. Phương pháp phụ thêm chi tiết thường dùng để sửa chữa chỗ bị mòn cục bộ trên những chi tiết quan trọng. Ví dụ: xilanh của động cơ bị mòn đén mức độ nhất định thì có thể gia công cho tăng đường kính lỗ rồi ép ống lót xilanh vào Trong thực tế, rất nhiều chi tiết có thể sửa chữa theo nguyên lý này. -Phương pháp điều chỉnh: Đây là một phương pháp rất phổ biến: Ở các cặp lắp ghép không quan trọng, không kín, trong quá trình sử dụng, có thể tiến hành điều chỉnh bằng cách bớt đệm hoặc xiết chặt thêm bạc lót vào. Đối với cặp lắp quan trọng phải làm việc trong điều kiên ma sát ướt thì phương pháp này ít phổ biến. Vì rằng, sau khi điều chỉnh, tuy khe hở lắp ghép giảm từ trị số giới hạn lớn nhất cho phép, xuống trị số có lợi nhất, song vùng hao mòn của ổ đỡ không thay đổi. Vùng này quyết định sự hình thành chêm dầu – cái khả năng nâng trục lên khỏi vị trí tiếp xúc trực tiếp đó không hề thay đổi, nói một cách khác, điều kiện ma sát ướt không được khôi phục. Rõ ràng xét về mặt này, phép điều chỉnh không đạt yêu cầu. Việc điều chỉnh làm cho bạc lót có hình bầu dục, do đó bị hao mòn nhanh. Sự hao mòn này xảy ra cho đến khi bạc lót có hìng tròn xoay thì thôi. Song trước khi điều này xảy ra thì khe hở đã vượt quá giới hạn lớn nhất cho phép, cần phải điều chỉnh lại. Điều này giải thích vì sao trong các động cơ hiện đại, ổ đỡ cổ trục khuỷu người ta không chế tạo đệm điều chỉnh. -Phương pháp thay đổi một phần chi tiết: Một số chi tiết ôtô có tới mấy mặt làm việc, các mặt đó có mức độ mài mòn khác nhau: có mặt bị mài mòn ít, có mặt mài mòn nhiều. Cắt bỏ đi phần hỏng va tìm chi tiết giống như phần vừa cắt bỏ, sau đó điều chỉnh trục rồi tiến hành gia công phần mới được hàn hoặc gia công lại và được mài bóng trước khi sử dụng. -Phương pháp phục hồi. -Phục hồi khe hở lắp ghép đồng thời hồi phục kích thước ban đầu của chi tiết: Sau khi phục hồi kích thước ban đầu của chi tiết ( bao gồm phục hồi hình dạng hình học ban đầu) thì sựu lắp ghép của chi tiết sẽ có thể trở lại trạng thái lắp ghép bình thường. Trong thực tế sản xuất, để phục hồi kích thước ban đầu của chi tiết bị mài mòn ta có thể dùng phương pháp phụ thêm chi tiết và phương pháp hàn đắp bề mặt, hoặc có thể lợi dụng tính biến dạng dẻo của chi tiết kim loại để gia công làm cho tổ chức bên trong của kim loại được sắp xếp lại(nong rộng, chồn, vuốt) để khôi phục kích thước ban đầu. Khi dùng phương pháp hàn đắp đê phục hồi kích thước ban đầu cần chú ý tính chất cơ học và vật lý của lớp kim loại hàn đắp, cường độ dính kết giữa kim loại hàn với kim loại gốc và ảnh hưởng của phương pháp hàn đắp đối với vật liệu của chi tiết sửa chữanhững yếu tố này có tính chất quyết định đến chất lượng sửa chữa. + Khi sửa chữa động cơ ôtô ngoài việc thay thế các chi tiết đã bị hao mòn hư hỏng bằng các chi tiết mới người ta thường dùng các phương pháp khôi phục các CTM nhằm lấy lại kích thước và hình dáng, tính chất ban đầu của chúng Ví dụ:Phục hồi sự lắp ghép giữa trục khuỷu với gỗ đỡ chính thường là mài cổ trục khuỷu theo kích thước sửa chữa nhất định để đạt được yêu cầu kỹ thuật sau đó thay miếng lót tương ứng với kích thước sửa chữa Để dễ lắp các chi tiết phụ thêm, khi ép thêm ống lót vào trong lỗ, một đầu mép ngoài của ống lótnên vát một góc 30 – 450 . Đối với các chi tiết phụ thêm làm việc trong điều kiện nhiệt nhiệt độ cao, để tăng tích tản nhiệt thì hệ số gản nở nhiệt của chi tiết phụ thêm và chi tiết cơ bản nên bằng nhau. Khi ép tốt nhất là dùng phương pháp ép nóng tới 150 – 2000C Trục khuỷu ôtô (ổ đỡ cố định, trục quay) Đối với cặp lắp ghép, trục khuỷu – ổ đỡ, người ta cũng ngăn ngừa và đập bằng phương pháp đệm điều chỉnh như thế. Mặc dầu vậy, các cổ trục vẫn chịu tải trọng do lực li tâm gây ra. Đó là chỗ khác nhau với cặp lắp ghép chịu va đạp có chu kỳ. Cho nên sau khi điều chỉnh, sự làm việc của cặp lắp ghép không được khôi phục hoàn toàn. 2h 3 Khái niệm về các công nghệ sửa chữa và phục hồi chi tiết bị mài mòn. Để đạt được mục đích cơ bản và yêu càu của việc sửa chữa chi tiết láp ghép bị mài mòn , hiện nay công nghệ sửa chữa cơ bản chi tiết ôtô bị mài mòn có các phương pháp phổ biến sau đây: 2h PP kích thước sửa chữa CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA CHI TIẾT BỊ MÀI MÒN Gia công cắt gọt Gia công áp lực Mạ điện Mạ phun k/ loại Hàn nối và hàn đắp Đúc lại hợp kim đỡ sát G/công bằng tia lửa điện PP phụ thêm chi tiết PP thay đổi một phần chi tiết Hàn điện Hàn hơi Gia công bằng tia lửa điện Mạ Crôm Mạ thép Chồn Nông Túp Đàn vút Khía nhám Hàn đắp bằng tia lửa điện Hàn đắp bằng chán động Đúc hợp kim Papít Đúc hợp kim đồng chì Mạ thép Công nghệ gia công áp lực: Khi sửa chữa chi tiết bằng phương pháp gia công áp lực, có thể căn cứ vào phương của lực tác dụng và tình hình biến dạng mà chia làm các loại: chồn, nóng, tóp, vuốt, nắn, làm chai cứng và lăn nhám Công nghệ gia công nguội: + Như doa lỗ nhỏ( 0,01 – 0,05 ) + Cạo (nạo) là một loại công nghệ gia công bằng tay dùng để gia công các mặt trong của các lỗ lắp ghép chính xác với trục, hoặc để cạo mặt phẳng trên thân của máy. +Mài rà và mài doa Dùng dụng cụ cắt gọt bỏ những phần kim loại thừa trên chi tiết, làm cho chi tiết đạt được độ chính xác nhất định gọi là gia công cắt gọt có thể tiến hành bằng gia công nguội hoặc gia công cơ khí. Công nghệ gia công cơ khí. Phương pháp gia công cắt gọt có thể tiến hành bằng gia công nguội hoặc gia công cơ khí + Ứng dụng gia công cắt gọt trong sửa chữa:page60SCOTO -Đặc điểm của gia công cắt gọt trong sửa chữa: -Chọn mặt chuẩn gia công: + Vài loại gia công nguội ứng dụng trong sửa chữa: -Doa lỗ: -Cạo: -Mài rà và mài doa: Công nghệ mạ phun kim loại: Trong một số sửa chữa ôtô người ta đã dùng phương pháp phun kim loại một cách có kết quả. Phun kim loại không nung nóng vật cần phun dắp cho nên không phát sinh ứng suất nhiệt trong lòng nó, cũng không làm thay đổi cấu trúc vật liệu. Phun kim loại có giá thành rẻ hơn hàn đắp 10 ÷ 12% được diễn ra như sau: Kim loại được nung nóng chảy do ngọn lửa hồ quang, nhờ luồng không khí nén thổi tơi ra và đến bám vào chi tiết máy cần đắp. Kích thước các hạt kim loại phun ra tuỳ thuộc vào áp suất không khí nén, thông thường là 50 – 100 micrômét. Hiện nay, người ta áp dụng rộng rãi hai cách đốt chảy kim loại(dây kim loại) bằng hơi hàn(O2 và C2H2) và bằng hồ quang điện. Do đó chúng có tên là phương pháp mạ phun bằng hơi và mạ phun bằng điện. Thực chất của phương pháp này là dùng một luồng khí nén thổi mạnh vào kim loại nóng chảy, làm cho kim loại tan thành bụi và bay với một tốc độ 130m/s và bám lên bề mặt chi tiết cần sửa chữa, hình thành mọt lớp kim loại mới cho chi tiết. Công nghệ gia công bằng tia lửa điện: Tia lửa điện khác với hồ quang điện. Hồ quang phóng điện sinh ra hiện tượng hồ quang cháy liên tục làm chảy kim loại trên chi tiết hàn, nó thuộc về nguyên lý hàn nỏng chảy. Còn phóng tia lửa điện là phát ra nhiệt độ cao cục bộ giữa hai cực điện(Xuất hiện điểm cháy sáng trắng) , nhiệt độ đạt tới6000-110000C làm cho bề mặt kim loại của cực dương bị điện tử va đập, hình thành tổn thất cục bộ. Gia công bằng tia lửa điện được dùng trong các trường hợp sửa chữa sau: + Phủ đắp bề mặt làm việc của chi tiết bị mài mòn. + Gia công chi tiết. Đặc điểm của gia công bằng tia lửa điện như sau: C Quá trình công nghệ rất đơn giản, dễ thao tác, thiết bị đơn giản, có thể dùng kim loại mềm để gia công kim loại cứng. C Sức dính kết của lớp kim loại phủ lên kim loại gốc tương đối cao, hơn nữa không cần xử lý bề mặt chi tiết trước khi gia công. C Không ảnh tới tính năng của vật liệu chế tạo chi tiết. Do lớp kim loại phủ bị oxy hoá và nitơ hoá nên cho đến nay cũng chưa có cách nào tốt để làm tăng độ dày của lớp kim loại phủ. Nói chung chiều dày của lớp kim loại phủ chỉ nắm trong phạm vi từ 0,01÷0,2mm. Trong sửa chữa thường gia công bằng tia lửa điện để khôi phục lại những bề mặt lắp ghép chặt bị mài mòn. (Như mặt lắp ghép của ổ bi) - Sửa chữa chi tiết bằng phương pháp hàn: Hàn nối và hàn đắp được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sửa chữa. Các chi tiết của ôtô bị mài mòn có tới 65÷75% có thể dùng hàn nối và hàn đắp để sửa chữa. Lượng tiêu hao lao động của loại công nghệ này rất thấp thông thường chỉ chiếm khoảng12÷15% tổng thời gian sửa chữa(bao gồm cả việc lắp ráp) hoặc ít hơn. Hàn nối và hàn đắp có những ưu điểm sau: + Có thể sửa chữa những chi tiết bị mài mòn hoặc hư hỏng một cách nhanh chóng và ít phí tổn thất. + Thiết bị đơn giản, quá trình công nghệ không phức tạp, thậm chí ở ngay bãi xe cũng có thể tiến hành được. + Thích hợp với việc sửa chữa những chi tiết bằng kim loại bịmòn. + Áp dụng để sửa chữa những bề mặt làm việc bị mài mòn rất tốt, độ dày lớp hàn và tính chịu mài mòn đều có thể đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. + Mối hàn có sức bền cao. Tuy nhiên, do khi hàn nối hay hàn đắp ảnh hưởng nhiệt đối với chi tiết cao hơn so với một số loại công nghệ khác, đo đó nếu không nắm vững quy phạm hàn thì dễ làm cho chi tiết bị biến dạng, gây nên ứng suất bên trong, chất lượng kỹ thuật bề mặt làm việc sẽ giảm đi. Vì vậy, một số chi tiết tương đối phức tạp, thể tích không lớn và là loại quý, nếu dùng hàn để sửa chữa thì khó bảo đảm chất lượng, hoặc đòi hỏi kỹ thuật hàn rất cao nên cũng bị hàn chế. Nguyên tắc áp dụng hàn điẹn và hàn hơi(page – 13-SCOTO) Sửa chữa chi tiết bằng phương pháp mạ: Khi hòa tan trong nước, các muối, kiềm, axítphân li thành các phân tử mang điên tích trái dấu và chuyển động theo mọi hướng. Các phân tử mang điện tích dương là ion dương, các phân tử mang điện tích âm là ion âm. Nếu có dòng điện một chiều chạy qua thì lập tức cácion chuyển động theo những hướng nhất định. Các ion âm đi về dương cực, các ion âm đi về âm cực. Nếu chất điện phân và muối kim loại thì ion dương là nguyên tử kim loại đó đã mất đi một hoặc nhiều electron, ion âm thường là gôc axít nào đó. Nguyên lý của mạ điện là quá trình điện phân khi dòng điện chạy qua dung dịch điện phân. Chi tiết cần mạ được nhúng vào dung dịch điện phân (Thường là dung dịch muối kim loại cần mạ) và được nối với cực âm. Cực dương là thanh kim loại đồng chất với lớp mạ. Sau khi dòng điện chạy qua, những ion kim loại của cực dương hoà tan trong dung dịch điện phân hoặc những ion dương kim loại của dung dịch điện phân sẽ bám len bề mặt chi tiết cần mạ. Sửa chữa chi tiết bị mài mòn bằng phương pháp mạ điện có đặc điểm sau: + Lớp mạ có sức bám rất chắt có thể chủ động tạo ra các tính chất cơ lý của lớp mạ và đảm bảo chất lượng. Thông qua việc chọn vật liệu mạ và quy phạm điện phân để đạt những lớp mạ ứng với những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. + Kim loại gốc(chi tiết) không chịu ảnh hưởng của nhiệt, do đó tính chất cơ học và hình dáng không bị thay đổi. Khuyết điểm của mạ điện: là khi lớp mạ dày thì thời gian mạ quá dài, hơn nữa khi lớp mạ dày thì chính chất của nó cũng kém đi. Do những đặc điểm trên, nên mạ điện rất thích hợp với việc sửa chữa các chi tiết có độ chính xác cao, cần phải sửa chữa ngay, dù nó mới bị mòn rất ít: thích hợp với những chi tiết mà nếu dùng phương pháp sửa chữa khác thì sẽ ảnh hưởng tới tính chất của kim loại gốc, tới hình dạng, kích thước và sức bám của lớp kimloại đắp lên chi tiết(Ví dụ: chốt Piston, trục chữ thập, Piston của bơm cao áp .v.v.) Trong cơ sở sửa chữa cũng dùng mạ điện để cải thiện bề mặt các chi tiết, giúp cho chúng đạt được những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Ví dụ: để dễ bôi trơn mặt ngoài, tăng sức chịu mài mòn tăng độ bóng, tăng tính chống ăn mòn.v.v Mạ Crôm, mạ đồng, mạ sắt ( còn gọi là mạ thép) là mấy loại mạ điện được dùng rộng rãi trong cơ sở sửa chữa ôtô, Mục đích chính xác của việc ứng dụng các loại mạ này trong công nghệ sửa chữa là: + Sửa lại các mặt làm việc bị mài mòn: Ví dụ: Mạ Crôm, mạ thép chốt Piston trong bơm cao áp. + Cải thiện tích tiếp xúc của các bề mặt chi tiết: Ví dụ: Mạ thiết, mạ Crôm phủ kín các lỗ rỗ của xilanh và Xécmăng.v.v. + Khôi phục các mặt lắp ghép chặt của các chi tiết: Ví dụ: Mạ Crôm, mạ sắt (mạ thép), mạ đồng ở mặt lắp các loại ống lót và các ổ bi. + Mạ lớp bảo vệ, chống gỉ, mòn bằng cách phủ lên chi tiết một lớp Crôm, đồng hoặc thiếc. Sửa chữa chi tiết bằng phương pháp mạ Crôm:page 29 SCOTO § Tính chất cơ lý của lớp mạ crôm: § Quá trình công nghệ mạ crôm: -Công việc chuẩn bị trước khi mạ: Mài Đánh bóng Khử dầu Cách điện Lắp giá treo Khử dầu bằng điện phân Rửa chi tiết Cho Axít ăn mòn -Mạ Crôm -Mạ Crôm rỗ Mạthép: Mạ đồng: IV. TỔNG KẾT BÀI: Thời gian: 7’ Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian V. CÂU HỎI, BÀI TẬP: Thời gian: 4’ Nội dung Phương pháp thực hiện Thời gian VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM ( Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện ) . . . TRƯỞNG BAN/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày.. tháng.. năm2008 Ký duyệt Chữ ký giáo viên «»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»

File đính kèm:

  • docCONG NGHE O TO.doc