Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 33 - Bài 26: Hệ thống làm mát (Tiếp)

. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.

2. Kĩ năng

• Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Tranh hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 33 - Bài 26: Hệ thống làm mát (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33 Ngày soạn: 28/02/2009 BÀI 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát. 2. Kĩ năng Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức. 2. Học sinh: Đọc trước bài 26. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống bôi trơn. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Trong ĐCĐT, mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Hệ thống làm mát có nhiệm vụ rất quan trọng để ĐCĐT làm việc được. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo của nó ta sẽ học bài hôm nay. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát GV: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát? HS: Trả lời. GV: Phân loại hệ thống làm mát, lấy ví dụ. HS: Trả lời. I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI 1. Nhiệm vụ - Giữ nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. 2. Phân loại - Hệ thống làm mát bằng nước. - Hệ thống làm mát bằng không khí. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức GV: Hệ thống làm mát bằng nước gồm những loại nào? HS: Trả lời. GV: Treo tranh 26.1 lên bảng. HS: Quan sát tranh và trình bày cấu tạo của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức. GV: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi: - Nước được chứa ở đâu? - Bơm nước có tác dụng gì? - Quạt gió có tác dụng gì? - Két làm mát có tácdụng gì? - Tại sao lại phải có van hằng nhiệt. HS: Trả lời. GV: Rút ra các kết luận. GV: Yêu cầu quan sát tranh 26.1 và đọc sgk, trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức. Hãy chỉ đưỡng đi của nước làm mát trong các trường hợp: - Khi động cơ mới làm việc. - Khi nhiệt độ trong áo nước xấp xỉ giới hạn quy định. - Khi nhiệt độ trong áo nước vượt quá giới hạn quy định. HS: Trả lời. GV: Trình bày lại nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức. II. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC 1. Cấu tạo Hệ thống làm mát bằng nước chia làm 3 loại: bốc hơi, đối lưu, tuần hoàn cưỡng bức. Cấu tạo của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức: - Nước được chứa ở đường ống nước, bơm, két, áo nước. - Bơm nước: tạo sự tuần hoàn nước trong hệ thống. - Quạt gió: tăng tốc độ làm mát của nước. - Két làm mát: làm mát nước. - Van hằng nhiệt: tự động phân phối nước về két hoặc vê bơm hoặc theo cả hai đường tùy theo nhiệt độ của nước. 2. Nguyên lí làm việc Khi động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần: - Khi nhiệt độ trong áo nước thấp hơn giới hạn định trước: van (4) đóng cửa thông sang két, mở hoàn toàn cửa thông với đường nước (8)→ nước chảy thẳng về bơm → bơm cho áo nước → nhiệt độ trong áo nước tăng nhanh. - Khi nhiệt độ trong áo nước xấp xỉ giới hạn quy định: van (4) mở cả hai đường → nước chảy qua két (5) và đường nước (8) về bơm. - Khi nhiệt độ trong áo nước vượt quá giới hạn quy định: van (4) mở cửa thông với két (5) và đóng đường thông với đường nước (8) → nước qua két làm mát được làm mát → về bơm → bơm cho áo nước. Hoạt động 3:Tìm hiểu hệ thống làm mát bằng không khí GV: Động cơ nào được làm mát bằng không khí? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí gồm những bộ phận nào? HS: Trả lời. GV: Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí. HS: Trả lời. III. HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ 1. Cấu tạo - Đối với động cơ di chuyển: cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài thân xilanh và nắp máy. - Đối với động cơ tĩnh tại, nhiều xilanh: cấu tạo thêm quạt gió, tấm hướng gió, vỏ bọc 2. Nguyên lí làm việc - Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy → truyền tới các cánh tản nhiệt → ra ngoài không khí. Các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao. - Quạt gió: không chỉ tăng tốc độ làm mát mà đảm bảo hệ thống làm mát được đồng đều hơn. 4. Củng cố - Làm thế nào để phân biệt hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí? - Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Đọc bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng. + Nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng. + Phân loại hệ thống.

File đính kèm:

  • doctiet 33.doc
Giáo án liên quan