Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 37 - Bài 30: Hệ thống khởi động (Tiếp)

Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động.

• Biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

2. Kĩ năng

• Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức, thuyết trình.

C. Chuẩn bị giáo cụ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 37 - Bài 30: Hệ thống khởi động (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Ngày soạn: 13/03/2009 BÀI 30: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động. Biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 2. Kĩ năng Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức, thuyết trình. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh vẽ 30.1. 2. Học sinh: Nghiên cứu bài 30. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa. Vì sao hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm lại được dùng phổ biến. Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Để động cơ làm việc được phải khởi động động cơ. Có nhiều cách để khởi động động cơ, hiện nay hệ thống khởi động bằng động cơ điện được dùng khá phổ biến vì hệ thống này có nhiều ưu điểm. Để hiểu rõ hệ thống này, ta học bài 30. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết trong thực tế có các cách khởi động nào? Vậy nhiệm vụ của hệ thống khởi động là gì? Để động cơ làm việc ta có những cách khởi động nào? Ứng với các loại động cơ công suất như thế nào? HS: Trả lời. I. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI 1. Nhiệm vụ Làm quay trục khuỷu của động cơ đén số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được. 2. Phân loại Có 4 loại: - Khởi động bằng tay: dùng cho động cơ công suất nhỏ. - Khởi động bằng động cơ điện: dùng cho động cơ công suất nhỏ và trung bình. - Khởi động bằng động cơ phụ: dùng cho động cơ điêzen cỡ trung bình. - Khởi động bằng khí nén: dùng cho động cơ điêzen cỡ lớn. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống khởi động bằng động cơ điện GV sử dụng hình vẽ trong SGK giới thiệu sơ đồ cấu tạo của hệ thống, trong đó nhấn mạnh và giới thiệu cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống: Động cơ điện một chiều, khớp truyền động, rơle và ắc quy Tại sao đ/c điện lại phải là đ/c điện một chiều? Khi không khởi động thì bánh răng ăn khớp truyền động có ăn khớp với vành răng trên bánh đà không? Thế nào gọi là khớp một chiều? Em hãy lấy ví dụ về khớp một chiều mà em biết? HS: Trả lời. GV giới thiệu sơ đồ nguyên lý và trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống. Trục động cơ điện quay khớp truyền động có quay không tại sao? Động cơ điện quay sẽ truyền chuyển động đến trục khuỷu như thế nào? Em hãy trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống? HS: Trả lời. GV: Trình bày lại nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động tương ứng với các giai đoạn. HS: Nghe và ghi nhớ. II. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1. Cấu tạo - Động cơ điện 1: làm việc nhờ dòng 1 chiều của acquy. - Rôto 7. - Khớp truyền động 6: bộ phận truyền động 1 chiều từ động cơ điện tới bánh đà 8. - Bộ phận điều khiển: thanh kéo 4, lõi thép 3, cần gạt 5, lò xo 2. 2. Nguyên lí làm việc * Khi chưa khởi động động cơ Khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo 2 đẩy lõi thép và thanh kéo sang phải, đầu dưới cần gạt 5 kéo khớp 6 sang trái, vành răng của khớp 6 tách khỏi vành răng của bánh đà 8. * Khi khởi động động cơ - Khi đóng kháo khởi động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái, qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 sẽ được đẩy sang phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bành đà 8. - Động cơ 1 cũng được đóng điện, mômen quay của nó sẽ được truyền qua khớp 6 để làm quay bánh đà của ĐCĐT. * Khi động cơ đã làm việc Khi động cơ đã làm việc, tắt khóa K khởi động, cuộn dây rơle bị mất điện, động cơ điện 1 không làm việc, lò xo 2 dãn ra, đưa các chi tiết của bộ phận điều khiển vầ truyền động trở về vị trí ban đầu. 4. Củng cố - Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi cuối sgk. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Đọc phần thông tin bổ sung. - Chuẩn bị bài mới: Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo động cơ đốt trong: + Xem lại các bài ở chương V, VI. + Chuẩn bị mẫu ghi chép.

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc
Giáo án liên quan