Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 42 - Bài 23: Cơ cấu trục khủy thanh truyền

I. MỤC TIÊU :

 Giúp cho học sinh biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

 Học sinh đọc hiểu được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị nội dung :

Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong.

Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 23.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 42 - Bài 23: Cơ cấu trục khủy thanh truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 : MỤC TIÊU : Giúp cho học sinh biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Học sinh đọc hiểu được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu. CHUẨN BỊ : Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong. Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 23. Sưu tầm một số thông tin về các loại trục khuỷu của động cơ. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Tranh vẽ hình 23.1, 23.2, 23.3 và 23.4 SGK. Chuẩn bị mô hình động cơ đốt trong. Một số chi tiết, trục khuỷu của các loại động cơ cũ. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1 : Tại sao nói Thân máy và nắp là “khung,xương” của động cơ ? . Câu hỏi 2 : Em hãy trình bày nhiệm vụ, đặc điểm cấu tạo của thân máy và nắp máy. . Câu hỏi 3 : Vị trí nắp máy nằm ở đâu? Tại sao trên nắp máy cũng có bộ phận làm mát?. Giáo viên nhận xét góp ý và đánh giá cho điểm học sinh. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Giới thiệu chung Pittông Thanh truyền Trục khuỷu Cấu trúc bài học : Bài giảng bao gồm 4 nội dung được giảng trong 1 tiết . NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm 3 nhóm: Nhóm pittông : pittông, xecmăng, chốt pittông, khoá hãm chốt pittông. Nhóm thanh truyền : thanh truyền, bulông thanh truyền, ổ bi hoặc bạc lót. Nhóm trục khuỷu : trục khuỷu, bánh đà ổ bi hoặc bạc lót. Hoạt động 1 : Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Gv sử dụng mô hình hay vật thật để mô ta cho Hs nhận biết. è Có 3 nhóm chính. Khi động cơ làm việc, pittông, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào ? [ Pittông tịnh tiến, thanh truyền ch.đ lắc còn trục khuỷu quay tròn.] II. PITTÔNG: Nhiệm vụ : Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành buồng cháy, truyền lực cho thanh truyền để sinh công và nhận lực từ thanh truyền để thực hiệncác quá trình nạp, nén và thải khí. Cấu tạo : Gồm 3 phần : Đỉnh pittông : Bằng, lồi hoặc lõm. Đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng khí và dầu, rãnh xecmăng dầu ở dưới và duới đáy thì có các lỗ nhỏ để thoát dầu. Thân pittônglàm nhiệm vụ dẫn hướng cho cho pittông ch.đ trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về pittông. Gv sử dụng mô hình hay tranh vẽ H23.1 và H23.2 để mô ta cho Hs nhận biết. - Đỉnh pittông có nhiệm vụ gì? Đỉnh pittông có mấy dạng? [Bằng, lõm, lồi]. - Đầu pittông có nhiệm vụ gì? [Bao kín buồng cháy nên có rãnh để lắp xecmăng]. - Thân pittông có nhiệm vụ gì? [dẫn hướng cho pittông ch.đ trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực] III. THANH TRUYỀN: Nhiệm vụ : Truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. Cấu tạo : Chia làm 3 phần : Đầu nhỏ 1, thân 3, đầu to 4. Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to, tiết diện ngang thường là chữ I . Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu.Có thể làm liền khối hoặc cắt làm 2 nữa. Hoạt động 3 :Tìm hiểu thanh truyền. Gv sử dụng mô hình hay tranh vẽ H23.3 để giới thiệu cấu tạo thanh truyền Đầu to? Đầu nhỏ? Thân thanh truyền? IV. TRỤC KHUỶU: Nhiệm vụ : Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác. Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. Cấu tạo : Tuỳ vào từng loại động cơ mà trục khuỷu có cấu tạo và hình dáng khác nhau, phần chính của trục khuỷu bao gồm: - Cổ khuỷu : (3) dùng làm trục quay cả trục khuỷu. - Chốt khuỷu : (2) dùng để lắp đầu to thanh truyền. - Má khuỷu : (4) dùng để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. Hoạt động 4 : Tìm hiểu trục khuỷu. Gv sử dụng mô hình hay tranh vẽ H23.4 để mô tả cho Hs nhận biết cấu tạo trục khuỷu. - Nhiệm vụ trục khuỷu để làm gì? TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : GV đặt câu hỏi cho học sinh để củng cố bài : Kể tên các nhóm và các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Trình bày nhiệm vụ của pittông, thanh truyền và trục khuỷu. GV dặn dò học sinh : Học sinh ngiên cứ thêm bài học trong sách giáo khoa, trả lờii các câu hỏi cuối bài 23 SGK và đọc trước bài 24 SGK. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docBAI 23.doc