Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 44: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy

A/ Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:

 Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng trên xe máy.

 Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên xe máy.

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng.

+ Tranh vẽ phóng to hình 34.1 đến 33.4 SGK .

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 44: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 44 Số giờ đã giảng: 43 Thực hiện ngày 30 tháng 3 năm 2008 CHƯƠNG 7: ỨNG DỤNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Tiết 44. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY. A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng trên xe máy. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên xe máy. B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng. + Tranh vẽ phóng to hình 34.1 đến 33.4 SGK . C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Hỏi: Em hãy trình nhiệm vụ của các bộ phận chính trên hệ thống truyền lực của ôtô? Học sinh trả lời theo nội dung SGK GV nhận xét và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 34phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 33 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I./ Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên xe máy. 1./ Đặc điểm ĐCĐT dung cho xe máy. + Là ĐC xăng hai kỳ hoặc bốn kỳ cao tốc. + ĐC, li hợp, hộp số bố trí trong một vỏ chung. + Số lưọng xi lanh ít. + ĐC có công suất nhỏ. + Cánh tản nhiệt ở trên thân và lắp máy dung để thoát nhiệt vào không khí làm mát ĐC. 2./ Bố trí động cơ trên xe máy. II./ Đặc điểm HTTL trên xe máy. Về nguyên tắc, hệ thống truyền lực của xe máy có nhứng đặc điểm giống ôtô. + ĐC, li hợp, hộp số thường bố trí trong một vỏ. + Li hợp trên xe máy thường là li hợp ma sát được điều khiển bằng tay hoặc tự động dựa vào lực li tâm theo tốc độ quay của ĐC. + Hộp số thưòng có ba bốn cấp tốc độ và không có số lùi. + Khi ĐC đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh xe sau thường là xích, khi ĐC đặt lệch về phía đuôi xe thì mômen quay từ hộp số được truyền cho bánh xe bằng trục các đăng. Nguyên lý làm việc cuả HTTL. 18 8 10 15 - Hỏi: Theo nhiên liệu và theo số kỳ thì ĐCĐT dung trên xe máy dùng những loại ĐC nào? - Gọi học sinh trả lời. - Yêu cầu học sinh xem hình 34.1 SGK sau đó GV đặt câu Hỏi: Em có nhận xét gì về cách bố trí li hợp, hộp số; số lượng xi lanh của ĐC;công suất của ĐC; phương pháp làm mát ĐC? - Cho học sinh trả lời và đưa ra KL: + ĐC, li hợp, hộp số bố trí trong một vỏ chung. + Số lưọng xi lanh ít. + ĐC có công suất nhỏ. + Cánh tản nhiệt ở trên thân và lắp máy dung để thoát nhiệt vào không khí làm mát ĐC. - Yêu cầu học sinh xem hình 34.2 SGK. - Hỏi: Quan sát hình 34.2 và cho biết ĐC được lắp ở vị trí nào trên xe máy? Ưu, nhược điểm của từng phương án bố trí trên? - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trả lời, tập trung vào các nội dung: Sự phân bố khối lượng xe, mức độ khó khăn khi sử dụng và bảo dưỡng, độ phức tạp của hệ thống truyền lực, ảnh hưởng của nhiệt thải đối với người lái, khả năng làm máy ĐC bằng không khí. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 34.3 và 34.4 SGK. - Hỏi: Cách bố trí hệ thống truyền lực trên xe máy có giống như trên ôtô không? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và kl: Về nguyên tắc, hệ thống truyền lực của xe máy có nhứng đặc điểm giống ôtô. - Hỏi: Theo cách bố trí ĐC, THTL từ động cơ đến bánh sau chủ động của xe máy có những đặc điểm gì? - Gọi học sinh trả lời. - NX và KL: + ĐC, li hợp, hộp số thường bố trí trong một vỏ. + Li hợp trên xe máy thường là li hợp ma sát được điều khiển bằng tay hoặc tự động dựa vào lực li tâm theo tốc độ quay của ĐC. + Hộp số thưòng có ba bốn cấp tốc độ và không có số lùi. + Khi ĐC đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh xe sau thường là xích, khi ĐC đặt lệch về phía đuôi xe thì mômen quay từ hộp số được truyền cho bánh xe bằng trục các đăng. - Hỏi: Dựa vào nguyên lý làm việc của HTTL trên ôtô, hãy nêu HTTL trên xe máy. - Gọi một học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Khi ĐC 1 làm việc, nếu li hợp 2 đóng thì mômen sẽ truyền sang hộp số 3, qua xích 4 để truyền cho bánh xe chủ động. +Gợi ý trả lời: Là ĐC xăng hai kỳ hoặc bốn kỳ cao tốc. - Xem hình 34.1 SGK, sau đó thảo luận, trả lời các câu hỏi đặt ra. - Gợi ý trả lời: + ĐC, li hợp, hộp số bố trí trong một vỏ chung. + Số lưọng xi lanh ít. + ĐC có công suất nhỏ. + Cánh tản nhiệt ở trên thân và lắp máy dung để thoát nhiệt vào không khí làm mát ĐC. - Gợi ý trả lời: + ĐC đặt ở giữa xe có ưu điểm phân bố đều khối lượng trên xe, ĐC được làm mát tốt khi xe chuyển động. Nhược điểm: Truyền mômen quay từ ĐC đến bánh sau xa nên HTTL phức tạp, nhiệt thải từ ĐC ảnh hưởng đến người lái xe. + ĐC đặt lệch ở đuôi xe có ưu điểm: HTTL gọn, nhgiệt thải từ ĐC không ảnh hưởng đến lái xe. NĐ: phân bố khối lượng trên xe không đều, làm mát ĐC không tốt. - Quan sát hình 34.3 và 34.4 theo yêu cầu của GV. - Gợi ý trả lời: hệ thống truyền lực của xe máy có những đặc điểm giống ôtô. - Gợi ý trả lời: + ĐC, li hợp, hộp số thường bố trí trong một vỏ. + Li hợp trên xe máy thường là li hợp ma sát được điều khiển bằng tay hoặc tự động dựa vào lực li tâm theo tốc độ quay của ĐC. + Hộp số thưòng có ba bốn cấp tốc độ và không có số lùi. + Khi ĐC đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh xe sau thường là xích, khi ĐC đặt lệch về phía đuôi xe thì mômen quay từ hộp số được truyền cho bánh xe bằng trục các đăng. - Gợi ý trả lời: : Khi ĐC 1 làm việc, nếu li hợp 2 đóng thì mômen sẽ truyền sang hộp số 3, qua xích 4 để truyền cho bánh xe chủ động. 3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút GV đặt câu hỏi: Đặc điểm của hệ động cơ đốt trong dung cho xe máy là gì? -Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét đánh giá và cho điểm. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh bằng câu hỏi: + Nguyên tắc chung về bố trí hệ thống truyền lực trên xe máy là gì? GV yêu cầu một học sinh trả lời, một số học sinh khác nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên đánh giá, cho điểm, tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài. V/.Giao bài. Học sinh về nhà đọc trướcnội dung của bài bài 35. Học câu 1 và câu 2 trong SGK. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày 12 tháng 4 năm 2008 Ngày 11 tháng 4 năm 2008 Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docBai 34 DCDT dung cho xe may.doc
Giáo án liên quan