Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 45: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thuỷ

A/ Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:

 Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ.

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng.

+ Tranh vẽ phóng to hình 35.1 đến 35.3 SGK .

C/Các bước lên lớp.

 I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 45: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 44 Số giờ đã giảng: 43 Thực hiện ngày 30 tháng 3 năm 2008 CHƯƠNG 7: ỨNG DỤNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Tiết 45. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO TÀU THUỶ. A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ. B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng. + Tranh vẽ phóng to hình 35.1 đến 35.3 SGK . C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Hỏi: Em hãy trình đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy. Học sinh trả lời theo nội dung SGK GV nhận xét và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 34phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 33 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I./ Đặc điểm của động cơ đốt trong trên tàu thuỷ. - Thường trên tàu thuỷ người ta sử dụng động cơ điêzen. - Đối với tàu thuỷ cỡ nhỏ, cỡ trung, thường sử dụng ĐC có tốc độ quay trung bình và cao. Tàu thuỷ cỡ lớn thường sử dụng động cơ điêzen có tốc độ quay thấp và có khả năng đảo chiều quay. Công suất ĐC trên tàu thuỷ có thể đạt trên 50000KW. - Số lượng xi lanh nhiều có thể tới 42 xilanh. - ĐC trên tàu thuỷ thường được làm mát cưỡng bức bằng nước. II./ Đặc điểm hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ. Khoảng cách truyền mômen quay từ ĐC tới chân vịt rất lớn. Lực đẩy do chân vịt tạo ra tác động lên vở tàu thông qua ổ chặn. Một chân vịt có thể nhận mômen từ nhiều ĐC. Khi đó cần coa bộ phận hoà công suất cho phù hợp. Một ĐC có thể truyền mômen cho hao hoặc ba chân vịt. Khi đó cần có bộ phận phân phối công suất. Khi cần giảm vận tốc đột ngột, người ta cho chân vịt thay đổi chiều quay bằng cách đảo chiều quay của ĐC hoặc dung hộp số có số lùi. - Đối với HTTL có hai chân vịt trở lên, chân vịt có thể giúp cho quá trình lái mau lẹ. - Một phần trục lắp chân vịt ngập trong nước do đó vấn đề chống ăn mòn và tránh nước lọt vào khoang tàu rất quan trọng. - Hệ trục trên tàu thuỷ gồm nhiều đoạn và ghép nối với nhau bằng khớp nối 16 17 - Hỏi: Theo nhiên liệu, động cơ sử dụng trên tàu thuỷ là loại động cơ nào? - Nhận xét và KL: Thường trên tàu thuỷ người ta sử dụng động cơ điêzen. - Hỏi: Theo tốc độ quay của trục khuỷu, động cơ sử dụng trên tàu thuỷ là động cơ nào? - NX và KL: Đối với tàu thuỷ cỡ nhỏ, cỡ trung, thường sử dụng ĐC có tốc độ quay trung bình và cao. Tàu thuỷ cỡ lớn thường sử dụng động cơ điêzen có tốc độ quay thấp và có khả năng đảo chiều quay. - Hỏi: Theo công suất ĐCĐT sử dụng trên tàu thuỷ là loại ĐC nào? - NX và KL: Công suất ĐC trên tàu thuỷ có thể đạt trên 50000KW. -Hỏi: Theo số lượng xilanh , ĐC sử dụng trên tàu thuỷ là loại ĐC nào? - NX và KL: Số lượng xi lanh nhiều có thể tới 42 xilanh. - Hỏi: Theo cách làm mát, ĐC sử dụng trên tàu thuỷ là loại ĐC nào? - NX và KL: ĐC trên tàu thuỷ thường được làm mát cưỡng bức bằng nước. - Yêu cầu học sinh xem hình 35.1 SGK sau đó GV kết luận: Tàu thuỷ có rất nhiều loại, song về cấu tạo chung chúng có những điểm giống nhau.Hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ cũng tuân thủ theo những nguyên tắc chung. - Yêu cầu học sinh xem hình 35.2 và 35.3 SGK. - Hỏi: Khoảng cách truyền mômen từ động cơ đến chân vịt như thế nào? - NX và KL: Khoảng cách truyền mômen quay từ ĐC tới chân vịt rất lớn. - Hỏi: Lực đẩy do chân vịt tạo ra sẽ tác dụng vào vị trí nào của vở tàu để tàu thuỷ chuyển động? - NX và KL: Lực đẩy do chân vịt tạo ra tác động lên vở tàu thông qua ổ chặn. - Hỏi: Có thể dung hai hoặc ba động cơ truyền mômen cho một hệ trục chân vịt được không? - NX và KL: Một chân vịt có thể nhận mômen từ nhiều ĐC. Khi đó cần có bộ phận hoà công suất cho phù hợp. - Hỏi: Có thể dung một ĐC để truyền mômen cho hai hoặc ba chân vịt được không? - NX và KL: Một ĐC có thể truyền mômen cho hao hoặc ba chân vịt. Khi đó cần có bộ phận phân phối công suất. - Hỏi: Trên tàu thuỷ người ta giảm vận tốc bằng cách nào? - NX và KL: Khi cần giảm vận tốc đột ngột, người ta cho chân vịt thay đổi chiều quay bằng cách đảo chiều quay của ĐC hoặc dung hộp số có số lùi. - Gợi ý trả lời: Thường trên tàu thuỷ người ta sử dụng động cơ điêzen. - Gợi ý trả lời: Đối với tàu thuỷ cỡ nhỏ, cỡ trung, thường sử dụng ĐC có tốc độ quay trung bình và cao. Tàu thuỷ cỡ lớn thường sử dụng động cơ điêzen có tốc độ quay thấp và có khả năng đảo chiều quay. - Gợi ý trả lời: Công suất ĐC trên tàu thuỷ có thể đạt trên 50000KW. - Gợi ý trả lời: Số lượng xi lanh nhiều có thể tới 42 xilanh. - Gợi ý trả lời: ĐC trên tàu thuỷ thường được làm mát cưỡng bức bằng nước. - Xem và phân tích hình 35.1 SGK. - Xem và phân tích hình 35.2 và 35.3 SGK. - Gợi ý trả lời: Khoảng cách truyền mômen quay từ ĐC tới chân vịt rất lớn. - Gợi ý trả lời: Lực đẩy do chân vịt tạo ra tác động lên vở tàu thông qua ổ chặn. - Gợi ý trả lời: Một chân vịt có thể nhận mômen từ nhiều ĐC. Khi đó cần có bộ phận hoà công suất cho phù hợp. - Gợi ý trả lời: Một ĐC có thể truyền mômen cho hao hoặc ba chân vịt. Khi đó cần có bộ phận phân phối công suất. - Gợi ý trả lời: Khi cần giảm vận tốc đột ngột, người ta cho chân vịt thay đổi chiều quay bằng cách đảo chiều quay của ĐC hoặc dung hộp số có số lùi. 3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút GV đặt câu hỏi: Nêu cách lái tàu thuỷ thong qua hệ thống truyền lực? -Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét đánh giá và cho điểm. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh bằng câu hỏi: + Nêu các bộ phận chung nhất của tàu thuỷ. + Đặc điểm của ĐC dung trên tàu thuỷ là gì? + Đặc điểm HTTL trên tàu thuỷ như thế nào? + Hãy nêu các chi tiết cụ thể trên tàu thuỷ. GV yêu cầu một học sinh trả lời, một số học sinh khác nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên đánh giá, cho điểm, tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài. V/.Giao bài. Học sinh về nhà đọc trướcnội dung của bài bài 36. Học câu 1 và câu 2 trong SGK. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày 12 tháng 4 năm 2008 Ngày 11 tháng 4 năm 2008 Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docbai 35 DCDT dung cho tau thuy.doc
Giáo án liên quan