Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 63 - Bài 35: Động cơ dùng cho tàu thuyền

I. MỤC TIÊU :

 Giúp cho học sinh biết được cấu tạo chung của các phương tiên giao thông đường thủy.

 Biết được đặc điểm của động cơ và hệ thống truyền lực.

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị nội dung :

Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong.

Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 35.

Sưu tầm một số thông tin về các loại động cơ tàu thuyền.

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 63 - Bài 35: Động cơ dùng cho tàu thuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 : MỤC TIÊU : Giúp cho học sinh biết được cấu tạo chung của các phương tiên giao thông đường thủy. Biết được đặc điểm của động cơ và hệ thống truyền lực. CHUẨN BỊ : Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong. Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 35. Sưu tầm một số thông tin về các loại động cơ tàu thuyền. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Tranh vẽ hình 35.1, 35.2, và 35.3 SGK. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1 : Đặc điểm động cơ dùng trên xe máy là gì? Câu hỏi 2 : Nguyên tắc chung về bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô là gì? Cấu trúc bài học : Bài giảng gồm 3 nội dung chính được giảng trong 1 tiết theo sơ đồ sau : Động cơ đốt trong dùng cho tàu, thuyền. Đặc điểm của động cơ. Hộp số. Giới thiệu chung. Đặc điểm của hệ thống truyền lực. Hộp số. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG: Các phương tiện giao thông đường thủy chạy trên kêng lạch, sông biển rất đa dạng về hình dáng, kích thước, trọng tải và cách bố trí máy móc, thiết bị, Tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng, có nhiều điểm giống nhau. Hoạt động 1 : Giới thiệu chung về tàu thuyền . + Cấu tạo chung giống nhau. + Những bộ phận chính của đc trên tàu thủy cũng giống như trên các phương tiện giao thông vận tải trên bộ chỉ khác là có hệ trục chân vịt. II. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ: - Thường cũng là động xăng hoặc điezen. - Có thể dùng một hoặc nhiều động cơ để làm nguồn động lực cho một tàu, thuyền. - Tàu thuyền cỡ nhỏ và trung thường dùng động cơ có có tốc độ quay tung bình và cao. - Trên tàu thủy cỡ lớn dùng dùng đc diezen có tốc độ quay thấp. Loại đc này có khả năng đảo chiều quay nhờ hệ thống thay đổi pha khí phối khí. - Công suất đc tàu thủy có thể đạt tới 20000 – 50000 kW. - Số lượng xilanh có thể rất lớn ; + 12 xilanh dành cho đc thấp tốc. + 18 xilanh dành cho đc trung tốc. + 42 xilanh dành cho đc cao tốc. - Thông thường hệ thống làm mát ở đc trên tàu thuyền là bằng nước. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đặc điểm đc cơ dùng cho tàu thuyền. - Theo em biết thì đc ở tàu thuyền sử dụng nhiên liệu là gì? - Tốc độ quay của trục khuỷu, đc sử dụng trên tàu truyền là loại đc nào? - Theo công suất, đc sử dụng trên tàu thuyền là loại đc gì? - Theo số lượng xilanh, đc sử dụng trên tàu thuyền là loại đc nào? - Theo cách làm mát, đc sử dụng trên tàu thuyền là loại đc nào? III. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC: Nguyên tắc chung : Động cơ Li hợp Hộp số Hệ trục Chân vịt Đặc điểm hệ thống truyền lực: - Khoảng cách truyền mônen quay từ đc đến chân vịt rất lớn. - Một đc có thể truyền mômen quay cho nhiều chân vịt hoặc ngược lại, một chân vịt sẽ nhận mômen quay từ nhiều đc. - Tàu thuỷ không hệ thống phanh mặc dù quán tính ch.đ của tàu thủy là rất lớn. - Khi cần giảm tốc đột ngột thì người ta đảo chiều mômen quay đến chân vịt thông qua hộp số. - Để quá trình lái được mau lẹ đối với đc có 2 chân vịt trở lên, người ta điều khiển bánh lái kết hợp với điều khiển chân vịt . - Hệ thống truyền lực thường nằm ở ngoài tàu, do đó tiếp xúc với môi trường nước nên dễ bị ăn mòn do đó vấn đề chống ăn mòn được chú trọng đặc biệt là ở tàu biển. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đặc điểm hệ thống truyền lực. Gv sử dụng hình vẽ 35.2 và 35.3 SGK để trình bày các nội dung: + Các bộ phận của hệ thống truyền lực trên tàu thủy? + Động cơ được bố trí như thế nào so với vỏ tàu? [ Dọc theo vỏ tàu, gần đường tâm dọc teho tàu càng tốt] + Khoảng cách truyền mômen từ đc đến chân vịt là như thế nào? + Lực đẩy đ chân vịt tạo ra sẽ tác dụng vào vị trí nào của vỏ tàu để thuyền ch.đ? [ Tác dụng vào ổ chặn 3 gắn chặt với vỏ tàu để đẩy tàu ch.đ] + Có thể dùng 2 hoặc 3,4 động cơ để truyền mômen quay cho một hệ trục chân vịt được không? [Phải bố trí thêm một đc, một li hợp, một bánh răng đối xứng với đc, dọc theo tâm tàu thủy] + Có thể dùng một đc để truyền mômen quay cho 2 hoặc 3,4 chân vịt được không? + Trên tàu thủy người ta giảm vận tốc đột ngột bằng cách nào? + Nêu cách lái tàu qua hệ thống truyền lực TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : GV đặt câu hỏi cho học sinh để củng cố bài : Nêu các bộ phân chung nhất của thuyền. Đặc điểm của đc dùng cho tàu thuyền là gì? Đặc điểm của hệ thống truyền lực cho tàu thuyền là gì? Hãy nêu các chi tiết cụ thể của hệ thống truyền lực trên tàu thủy. GV dặn dò học sinh : Học sinh nghiên cứu thêm bài học trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài 25 SGK và đọc trước bài 36 SGK. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docBAI 35.doc