Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Giới thiệu nghề nuôi cá

MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Giới thiệu vị trí, vai trò & triển vọng của Nghề nuôi cá.

- Mục tiêu, nội dung chương trình học nghề.

- Biết được công việc của nghề nuôi cá.

- Biết cách an toàn lao động trong khi hành nghề.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.

3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, bước đầu có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Lòng say mê môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Giới thiệu nghề nuôi cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết : 1 &2. NS: 21/09/07 BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ NUÔI CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Giới thiệu vị trí, vai trò & triển vọng của Nghề nuôi cá. - Mục tiêu, nội dung chương trình học nghề. - Biết được công việc của nghề nuôi cá. - Biết cách an toàn lao động trong khi hành nghề. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. 3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, bước đầu có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Lòng say mê môn học. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:-SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. - Tìm hiểu một số ưu điểm nghề nuôi cá, tìm hiểu giá trị thực phẩm của cá, sự phát triển nghề nuôi cá ở nước ta. Sưu tầm 1 số câu ca dao tục ngữ nói về nghề nuôi cá. 2/ HS: - Đọc bài mới ở nhà. -Tìm hiểu về tình hình nuôi cá ở địa phương. Tìm hiểu một số ưu điểm của nghề nuôi cá. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (4’) : Thay bằng : Giới thiệu chương trình học nghề nuôi cá. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS I. Vị trí – vai trò của nghề nuôi cá trong nền kinh tế quốc dân - Đến năm 2006: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đứng ở vị trí thứ 2 ( sau dầu khí). - Cho đến nay (2007), lực lượng lao động nông nghiệp chiếm trên 60% dân số mà hầu hết người dân ven biển sống bằng nghề thủy sản trong đó bộ phận quan trọng làm nghề nuôi thuỷ sản => có vai trò quan trọng trong nền KT quốc dân. - Cung cấp thực phẩm tươi sống cho nhân dân. II. Tính ưu việt của nghề nuôi cá so với chăn nuôi gia súc, gia cầm: - Gia súc, gia cầm là ĐV đẳng nhiệt (thân nhiệt ổn định) => NL dành cho việc điều hoà thân nhiệt nhiều hơn. Đối với cá, là ĐV biến nhiệt nên NL đư ợc dành trọn cho sinh trưởng & phát triển. - Không đòi hỏi vốn lớn hay trình độ công nghệ cao. Mọi lứa tuổi, tình trạng sức khỏe đều có thể tham gia lao động. - Đối với mô hình VAC: ao nuôi cá cung cấp nước tưới & chất đạm cho cây trồng. III. Giá trị thực phẩm của cá so với gia súc, gia cầm: - Xét ở góc độ hàm lượng prô thì hàm lượng prô trong cá thấp hơn ở gia cầm, gia súc. - Cá có giá trị dd tốt hơn cho sức khoẻ so với thịt gia súc, gia cầm. IV. Sự phát triển nghề nuôi cá ở nước ta: - Nghề nuôi cá đã có lâu đời & đang được phát triển nhờ áp dụng thành công nhờ áp dụng thành công trong công nghệ & kĩ thuật: SX giống nhân tạo, gia hoá những loài cá hoang dã, SX TĂ tổng hợp & các chế phẩm sinh học. - Cho năng suất cao hơn gia súc, gia cầm. - Là nghề ít vốn, thời gian thu hồi vốn ngắn, không dòi hỏi kĩ thuật cao => là nghành nghề hữu hiệu góp phần xóa đói giảm nghèo. Dự đoán đến năm 2010, cá sẽ đóng góp 50% nhu cầu prôtêin ĐV cho con người. V. An toàn lao động & vệ sinh môi trường trong nghề nuôi cá: 1/ Nội dung công việc của nghề nuôi cá: gồm các bước: - Đào ao (hay cải tạo ao) . - Tẩy dọn ao trước khi thả cá nuôi. - Tạo cho môi trường tốt nhất cho cá phát triển. 2/ Công cụ lao động: cuốc, xẻng, lưới, vợt, dụng cụ vận chuyển, máy bơm nước, máy quạt nước, máy sục khí, giấy đo pH, máy nghiền, đùn TĂ, 3/ Điều kiện lao động: - Do thường xuyên lao động ngoài trời, tiếp xúc với nước nên dễ bị cảm, viêm họng, bệnh xưng khớp, ung thư da. Khi vận hành máy có nguy cơ bị điện giật, chấn thương do va đập. - Dễ bị nhiễm bụi hoá chất, nhiễm khuẩn, ho, viêm niêm mạc, thậm chí ung thư. V. Đảm bảo an toàn lao động: - Người không biết bơi, mắc bệnh xưng khớp, bệnh tâm thần không nên tham gia lao động. - Khi bón phân, bón vôi phải đeo khẩu trang, mang găng tay. - Đề phòng bệnh Leptospina. - Đề phòng 1 số bệnh: + Bệnh do ấu trùng sán vịt. + Bệnh viêm da do ấu trùng giun móc. + Bệnh nước ăn chân. - Đề phòng rắn. - Khi cho cá ăn, đối với cá nuôi trong bè, hồ, biển, luôn phải mang phao cứu sinh. - Trước & sau khi lội xuống ao phải tắm bằng nước sạch. - Không bón phân tươi cho ao nuôi cá. ? Nghề nuôi cá có vị trí như thế nào trong nền kinh tế quốc dân? Tại sao nghề nuôi cá có được vị trí đó ? Cứ đầu tư nuôi trồng thuỷ sản 1 USD sau 1 năm ta được bao nhiêu USD? Chính vì lẽ đó , người ta thường nói: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”. ? Tính ưu việt của nghề nuôi cá so với chăn nuôi gia súc, gia cầm là gì? ? Còn có những ưu điểm gì mà ở nông thôn gần như hầu như nhà nào cũng có ao nuôi cá? -Xét ở góc độ hàm lượng prô thì thịt cá như thế nào so với thịt gia súc, gia cầm? Nhưng ăn cá & ăn thịt gia súc, gia cầm thì loại nào tốt hơn cho sức khoẻ? Vì sao? Hãy CM ăn cá có lợi cho sức khoẻ hơn ăn thịt. VD: Ở Nhật, có 2 bà cụ sinh đôi sống đến 105 tuổi bởi vì 2 cụ này có thói quen thích ăn cá sống (Cần chú ý bệnh sán lá gan khi ăn cá sống). Hãy cho biết nghề nuôi cá xuất hiện gần đây hay đã có từ lâu? Tình hình phát triển ra sao? Ở nước ta, hàng năm nghề nuôi cá cho năng suất bao nhiêu? ? Nêu những thuận lợi & những đóng góp của nghề nuôi cá. Để phát triển nhanh nghề nuôi cá, chính phủ đã có những chương trình gì? Có thể sử dụng nguồn nào làm TĂ cho cá? Công việc của nghề nuôi cá gồm những bước nào? Công cụ lao động liên quan đến nghề nuôi cá? Điều kiện lao động của người nuôi cá ra sao? Để đảm bảo an toàn lao động cho người nuôi cá cần chú ý những gì? (GV cho HS đọc SGK & thảo luận nhóm) Bệnh Leptospina là gì? Tại sao không dùng phân tươi các loại bón cho ao? Quan trọng vì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đứng ở vị trí thứ 2 ( sau dầu khí). Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm trên 60% dân số mà hầu hết người dân ven biển sống bằng nghề thủy sản trong đó bộ phận quan trọng làm nghề nuôi thuỷ sản. 3 USD. - NL được dùng trọn cho sinh trưởng & phát triển. Tức là để có khối lượng 1 kg cá thịt cần NL ít hơn gia súc, gia cầm khi gia tăng khối lượng thịt tương tự. Tận dụng được chất thải: phân chuồng, phân bắc, ăn TĂ tự nhiên như tảo, cỏ,=> giảm ô nhiễm môi trường. - Thấp hơn. - Cá sẽ tốt hơn. Vì thành phần dd trong cá ít độc hại. VD mỡ cá có hàm lượng cholesterol thấp hơn rất nhiều => Thích hợp cho những người bị bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của người Nhật Bản với Châu Âu, Bắc Mỹ cho thấy : Người Nhật có tuổi thọ cao hơn, ít bị bệnh tim mạch hơn do có thói quen ăn cá nhiều hơn. Có từ lâu. Hiệân nay, đang được phát triển nhờ áp dụng thành công nhờ áp dụng thành công trong công nghệ & kĩ thuật: SX giống nhân tạo, gia hoá những loài cá hoang dã, SX TĂ tổng hợp & các chế phẩm sinh học. Ao nước tĩnh: 25 tấn/ ha/ năm(Cá biệt có nơi 200 tấn/ ha/ năm). Cá lồng (bè) 150 – 170 kg/ m3. Đọc đoạn thứ 3 của IV trong SGK. Đọc đoạn cuối của IV trong SGK. Phân chuồng, lá xanh, cỏ, rau bèo, Gồm 3 bước: Đào ao, tẩy dọn ao, tạo mt nuôi. Cuốc, xẻng, lưới, vợt, dụng cụ vận chuyển, máy bơm nước, máy quạt nước, máy sục khí, HS đọc SGK để trả lời. HS đọc SGK & thảo luận nhóm. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospina do gia súc gây ra lây sang người (bón phân chuồng cho ao cá). Ô nhiễm môi trường. Dễ xuất hiện các loại bệnh liên quan đến nghề cá. 4/ Củng cố: (4’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng đề thi để củng cố. 5/ Dặn dò: (1’) Học bài cũ – Đọc trước bài mới. Tìm hiểu thực tế đất ao ở địa phương. Tìm hiểu các yếu tố của ao ảnh hưởng đến đời sống của cá.

File đính kèm:

  • doct1,2nghnc11.doc