Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 3 - Bài 2: Đặc điểm môi trường sống của cá

Kiến thức:

- Hiểu được môi trường sống của cá & ảnh hưởng mt đến đời sống của cá.

- Biết được cách đảm bảo vệ sinh môi trường cho ao nuôi cá.

- Biết cách điều chỉnh 1 số yếu tố cơ bản của mt nước sao cho có lợi cho sự st & phát triển của cá.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.

3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, bước đầu vận dụng kiến thức được vào thực tiễn SX ở gia đình. Lòng say mê môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 3 - Bài 2: Đặc điểm môi trường sống của cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết : 3 NS: 21/09/07 CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG NUÔI CÁ. BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu được môi trường sống của cá & ảnh hưởng mt đến đời sống của cá. Biết được cách đảm bảo vệ sinh môi trường cho ao nuôi cá. Biết cách điều chỉnh 1 số yếu tố cơ bản của mt nước sao cho có lợi cho sự st & phát triển của cá. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. 3/ Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu lao động, bước đầu vận dụng kiến thức được vào thực tiễn SX ở gia đình. Lòng say mê môn học. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:-SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. - Đĩa secchi, nhiệt kế, giấy đo pH, mẫu nước để đo pH. 2/ HS: - Đọc bài mới ở nhà. -Tìm hiểu mt ao nuôi cá thực tế ở địa phương.Chuẩn bị một số nội dung đã dặn ở tiết trước. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : Nêu vị trí – vai trò của nghề nuôi cá. Tính ưu việt của nghề nuôi cá so với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dùng câu hỏi 1 – 8 trang 31 trong ngân hàng đề để KT. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Giới thiệu bài học  - Môi trường sống của cá là nước. Nước có khả năng hoà tan các chất, cung cấp oxi, TĂ cho cá, mang đi chất bài tiết của SV => Mt sống vô cùng thuận lợi cho cá. HĐ 2 : Tìm hiểu đặc điểm lí học của nước. II. ĐẶC ĐIỂM LÍ HỌC 1/ Nhiệt độ : - Nước có nhiệt dung cao, dẫn nhiệt kém => Cá ít chịu tác động do sự thay đổi của t0 mt so với ĐV ở cạn. - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho nước là NL ASMT. - Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá là 200 – 300C. Ở nhiệt độ thấp hơn 150C, quá trình TĐC giảm. 2/ Độ trong : - Độ trong là độ sâu mà có thể nhìn xuyên qua nước bằng mắt thường. Đo bằng đĩa secchi hoặc đo « án chừng ». - Nước đục làm hạn chế khả năng quan sát, bắt mồi, lẫn tránh kẻ thù của cá ; làm giảm khả năng quang hợp của tảo. - Độ trong tốt cho ao cá là 10 – 20 cm. 3/ Màu sắc của nước: - Màu sắc của nước do các chất hữu cơ, vô cơ hoà tan & các SV phù du. - Màu nước tốt nhất cho ao nuôi cá là màu xanh lá chuối non. HĐ 3: Tìm hiểu đặc điểm hoá học của nước. III. ĐẶC ĐIỂM HOÁ HỌC: 1/ Độ pH: - Là trị số xác định độ chua hay độ kiềm của nước, biến thiên từ 1 – 14. - Giá trị pH thích hợp cho ao nuôi cá từ 6,5 – 8,5. 2/ Các chất khí hòa tan: Ôxi hòa tan: - Nguồn ôxi trong nước do: + Quang hợp của tảo (chủ yếu). + Khuếch tán từ không khí. - Hàm lượng ôxi thích hợp cho ao nuôi cá là 3 – 8 mg/l nước. - Mức ôxi cho các SV khác nhau là khác nhau. b) Khí CO2 hoà tan: - Giới hạn CO2 thích hợp cho cá từ 0 – 40 mg/ l. Ở mức thích hợp nhất là 3 -10 mg/l. Khí hidrô sunfua & mêtan: - Là những khí độc. - Cách loại trừ: phơi ao, nạo vét bùn thối, thay nước sạnh, quấy dẻo. 3/ Các muối hoà tan: Đạm: - Muối dd có chứa đạm hoà tan dưới dạng NH+4, NO3-, NO2-. - Hàm lượng đạm ( NH+4 ) trong nước đạt đến 1mg/l: ao giàu dd; > 1mg/l: ao ô nhiễm; << 1mg/l: nghèo dd. b) Lân: - Dạng tồn tại: HPO42-, HPO4-. - Hàm lượng lân thích hợp cho ao nuôi: 0,5 mg/l. c) Sắt: - Dạng tồn tại: Fe2+, Fe3+. - Hàm lượng sắt 1mg/l: ao bẩn. - Biện pháp làm giảm sắt trong ao nuôi: tạo mt thoáng khí, tăng pH. d) Độ cứng: - Do có mặt Ca2+, Mg2+ trong ao nuôi. - Ca tham gia tạo xương ở ĐV, Mg tham gia cấu tạo diệp lục. - Độ cứng thích hợp 5 – 10 0H (1 0H = 18 mg/l) HĐ 4: Tìm hiểu việc đảm bảo vệ sinh môi trường ao cá cho ao cá nuôi & nguồn nước ao thải ra ngoài: IV. ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG AO CÁ CHO AO CÁ NUÔI & NGUỒN NƯỚC AO THẢI RA NGOÀI: - Nước ao ô nhiễm do: bón phân, TĂ, chất thải của cá. - Cách đảm bảo vệ sinh ao nuôi: + Bón phân đúng & đủ lượng, bón vôi. + Không thải nguồn nước ao có cá bệnh ra ngoài. Đồng thời, khi cho nước vào ao phải được xử lí & đảm bảo sạch, không có mầm bệnh. ? Môi trường sống của cá là gì? Môi trường này có đặc điểm lí hoá ra sao? (Dẫn dắt vào bài) Nước có t/c vật lí gì ? T/c đó có ý nghĩa gì đối với cá ? Nhiệt độ của nước do nguồn NL nào cung cấp ? Cá st & pt tốt ở nhiệt độ nào? Khi nhiệt độ giảm, quá trình TĐC ở cá diễn ra như thế nào ? Tại sao ? Độ trong của nước là gì ? Cách xác định độ trong của nước. Nước đục có ảnh hưởng gì cho ao nuôi cá ? Nước có độ trong cao có tốt không ? Tại sao ? Khi xem xét độ sâu cần chú ý đến điều gì ? Màu sắc của nước do yếu tố nào quyết định ? Màu sắc nước ao nuôi cá như thế nào mới tốt ? Tại sao ? Độ pH của nước cho ta biết được điều gì ? Khi nào nước có tính chua, kiềm, trung tính ? Độ pH thích hợp cho cá là bao nhiêu ? Tính acid trong nước do những nguyên nhân nào ? Ôxi hoà tan trong nước có được là do đâu mà có? Lượng ôxi hoà tan trong ao nuôi cá bị tiêu hao là do đâu? Nêu VD CM : “Mức ôxi cho các SV khác nhau là khác nhau”. CO2  hoà tan trong nước có được do đâu? Khí hidrô sunfua & mêtan là ngững khí có lợi hay có hại? Cách loại trừ. Đạm trong ao nuôi tồn tại dạng nào ? Hàm lượng như thế nào thì ao nuôi tốt? Ô nhiễm? Nghèo dd? Lân tồn tại trong ao nuôi dạng nào? Hàm lượng thích hợp? Dạng tồn tại của sắt trong ao nuôi? Hàm lượng sắt thích hợp? - Nước ao cứng do đâu ? - Vai trò Ca & Mg. Độ cứng thích hợp? Nước trong ao nuôi cá bị ô nhiễm là do đâu? Cách chống ô nhiễm ao nuôi cá. Nước. Nước có nhiệt dung cao, dẫn nhiệt kém => Cá ít chịu tác động do sự thay đổi của t0 mt. NL ASMT. 200 – 300C. Khi Khi nhiệt độ giảm, quá trình TĐC ở cá diễn ra chậm lại. Do enzim trong cơ thể hoạt động yếu. HS dựa vào nội dung SGK để trả lời. Nước đục làm hạn chế khả năng quan sát, bắt mồi, lẫn tránh kẻ thù của cá ; làm giảm khả năng quang hợp của tảo. Nước trong quá cũng không tốt. Bởi vì ánh sáng chiếu xuống sâu thì không có tảo sử dụng NL ánh sáng đó. Kết hợp quan sát màu nước. HS dựa vào nội dung SGK trả lời. - Màu xanh lá chuối non. Vì có nhiều SV phù du. Tính chua hay kiềm của nước ao. HS quan sát thang pH trong SGK để trả lời. pH = 6,5 – 8,5. - Do các thành phần trong đất ao gây nên. Nếu ao tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ, làm cho nước bị chua. HS dựa vào nội dung SGK trả lời. Lượng ôxi hoà tan trong ao nuôi cá bị tiêu hao là do quá trình TĐC ở cá & SV phù du. HS trình bày VD dựa theo nội dung có sẵn trong SGK. - Có được do sự phân huỷ chất hữu cơ & hô hấp của TV thuỷ sinh. - Khí hidrô sunfua & mêtan là khí độc có hại cho cá. Cách loại trừ:phơi ao, nạo vét bùn thối, thay nước sạnh, quấy dẻo. - Dạng NH+4, NO3-, NO2-. - Hàm lượng đạm ( NH+4 ) trong nước đạt đến 1mg/l: ao giàu dd; > 1mg/l: ao ô nhiễm; << 1mg/l: nghèo dd. - HPO42-, HPO4-. - 0,5 mg/l. - Dạng tồn tại: Fe2+, Fe3+. - Hàm lượng sắt thích hợp < 0,1 mg/l. HS dựa vào SGK trả lời. Do bón phân thừa, TA thừaÊ, chất thải của cá. HS dựa vào SGK để trả lời. 4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng đề thi để củng cố. 5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ – Đọc trước bài mới. Tìm hiểu đặc điểm 1 số loại cá phổ biến ở địa phương.

File đính kèm:

  • doct3ngnc11.doc