Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 11, 12 - Tiết 22, 23 - Bài: 17: Công nghệ cắt gọt kim loại

1.Kiến thức: Hs biết được:

 + Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.

 + Biết được nguyên lý cắt và dao cắt.

+ Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện

2.Kỹ năng:

+ Lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện

3.Thái độ:

+ Làm việc theo quy trình.

+ Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 11, 12 - Tiết 22, 23 - Bài: 17: Công nghệ cắt gọt kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2007 Tuần: 11,12 Tiết: 22,23 Chương 4 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Bài: 17 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI I. MỤC TÊU: 1.Kiến thức: Hs biết được: + Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. + Biết được nguyên lý cắt và dao cắt. + Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện 2.Kỹ năng: + Lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện 3.Thái độ: + Làm việc theo quy trình. + Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Giáo viên: + Tranh vẽ phóng to hình 17.1 đến hình 17.4 sgk. + Chuẩn bị mô hình 17.2 a sgk. 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài 17 SGK trước khi đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 22: 1.Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số . 2.Kiểm tra bài cũ: (3’). + Câu hỏi: Trình bày bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn? + Trả lời: 1. Bản chất: Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. 2. Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: - Tiết kiệm kim loại và có thể nối được các kim loại có tính chất khác nhau - Mối hàn có độ bền cao và kín. - Có thể thực hiện được các chi tiết có hình dạng và kết cấu phức tạp. + Nhược điểm: Chi tiết hàn dễ bị cong, vênh, nứt. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài:2’ GV: Sản phẩm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc có thể sử dựng được ngay không? HS: Chi tiết đúc sử dụng được ngay còn phôi đúc không thể sử dụng được. GV: Phôi đúc phải trải qua phương pháp gia công mới có thể sử dụng được. Vậy phương pháp gia công này là phương pháp gì? Quá trình gia công diễn ra như thế nào? Nội dung của bài học số 17 sẽ trả lời cho chúng ta những vấn đề này. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. 10’ GV cho HS quan sát một phôi của một chi tiết và đặt câu hỏi : + Hỏi: Để tạo ra chi tiết phải làm thế nào? ( Cắt bỏ phần kim loại thừa) + Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì ? - GV trình bày bản chất của gia công KL bằng cắt gọt. + Hỏi: Công nghệ gia công KL bằng cắt gọt có những điểm gì khác so với các phương pháp đã học? + Gv mời đại diện một nhóm trả lời câu hỏi, đại diện nhóm khác nhận xét. GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm. (- Các phương pháp gia công đã học là các phương pháp gia công không có phoi, còn gia công cắt gọt là phương pháp gia công có phoi. - Gia công KL bằng cắt gọt chế tạo được các chi tiết có độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn các phương pháp gia công đã học.) + Chú ý lắng nghe + HS trả lời. + HS đọc SGK trả lời. + Ghi nội dung. + HS đọc SGK, liên hệ nội dung bài trước, tổ chức thảo luận nhóm tìm câu trả lời. + Đại diện một nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét.. + HS lắng nghe. I. Nguyên lý cắt và dao cắt. 1. Bản chất của gia công kim loại(KL) bằng cắt gọt. + Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt là lấy đi một phần KL của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt ( dao cắt) để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt. 10’ 15’ + Hỏi: Cho HS quan sát tranh vẽ phóng to hình 17.1 sgk. + Yêu cầu 1 hs chỉ rỏ các bộ phận trên hình vẽ. + GV giải thích quá trình hình thành phoi. + Hỏi: Khi nào phoi được tạo ra? (Giữa phôi và dao cần có sự chuyển động tương đối) + GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức. + Hỏi: Dao cắt được tạo thành từ các mặt nào? + GV sử dụng tranh vẽ hình 17.2 a và b để chỉ cho hs thấy rỏ từng mặt của dao. + Hỏi: Trên dao tiện cắt đứt có các loại góc nào? Aûnh hưởng của từng góc đối với công nghệ cắt gọt như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung những thiếu sot. + Hỏi: Muốn cắt được, dao phải có độ cứng như thế nào so với độ cứng của phôi? + GV trình bày vật liệu chế tạo dao. + HS quan sát tranh vẽ. + HS đọc thông tin sgk, chỉ rỏ các bộ phận trên hình vẽ. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS đọc thông tin sgk. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời. - Một hs đại diện nhóm mình đứng lên trả lời. - Một hs nhóm khác đứng lên nhận xét. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS trả lời( Dao phải có độ cứng cao hơn độ cứng của phôi.) + HS lắng nghe và ghi nội dung. 2. Nguyên lí cắt. + Quá trình hình thành phoi. Dưới tác dụng của lực do máy tạo ra, dao tiến vào phôi làm lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi. + Chuyển động cắt. - Để cắt được vật liệu, giữa phôi và dao cần có sự chuyển động tương đối với nhau. - Thông thường phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt. 3. Dao cắt. a. Các mặt của dao. + Mặt trước là mặt tiếp xúc với phoi. + Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. + Lưởi cắt chính là giao tuyến của mặt trước và mặt sau. + Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b. Các góc của dao. + Góc trước càng lớn thì phoi thoát càng dễ. + Góc sau càng lớn ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm. + Góc sắc càng nhỏ dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. c. Vật liệu làm dao. + Thân dao làm bằng thép tốt. + Bộ phận cắt của dao thường làm bằng thép gió, hợp kim cứng, Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá 4’ + GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 1; 2 và 3 ở cuối bài 17 sgk . + Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs. + Gv yêu cầu hs về nhà học bài và đọc trước nội dung còn lại của bài 17. + Làm theo lời hướng dẫn của gv. + Lắng nghe lơì nhận xét của gv. + HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv. Tiết 23 1.Ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số . 2.Kiểm tra bài cũ: (3’). + Câu hỏi: 1. Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? 2. Kể tên các mặt và các góc của dao tiện cắt đứt? + Trả lời: 1. Bản chất: Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt là lấy đi một phần KL của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt ( dao cắt) để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. 2. Dao tiện cắt đứt a. Các mặt của dao. + Mặt trước là mặt tiếp xúc với phoi. + Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. + Lưởi cắt chính là giao tuyến của mặt trước và mặt sau. + Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b. Các góc của dao. + Góc trước càng lớn thì phoi thoát càng dễ. + Góc sau càng lớn ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm. + Góc sắc càng nhỏ dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài: 1’ Quá trình gia công trên máy tiện diễn ra như thế nào? Khả năng gia công của tiện ra sao? Nôi dung tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận chính của máy tiện. 10’ + GV sử dụng hình vẽ 17.3 để giới thiệu cấu tạo bên ngoài của máy tiện. + Chú ý lắng nghe + HS trả lời. II. Gia Công Trên Máy Tiện: 1. Máy tiện: 1. Ụ trước và hộp trục chính. 2. Mâm cặp. 3. Đài gá dao. 4. Bàn dao dọc trên. 5. Ụ động. 6. Bàn dao ngang. 7. Bàn xe dao. 8. Thân máy. 9. Hộp bước tiến dao. Hoạt động 2: Tìm hiểu các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. 15’ 10’ + Hỏi: Các chuyển động chính khi tiện? + GV giới thiệu có 2 loại chuyển động chính.. + GV giải thích quá trình chuyển động dao ngang, chuyển động dao dọc và chuyển động dao phối hợp. + Hỏi: Chuyển động dao ngang dùng để gia công gì? (Dùng để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu.) + Hỏi: Chuyển động dao dọc dùng để gia công gì? (Dùng để gia công theo chiều dài chi tiết) + Hỏi: Chuyển động dao phối hợp dùng để gia công gì? (Dùng để gia công các mặt côn hay mặt định hình) + GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức. + Hỏi: Tiện có những ưu điểm gì? + GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức. + HS đọc thông tin sgk trả lời. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS lắng nghe. + HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. + HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. + HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. + HS lắng nghe và ghi nội dung. + HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. + HS lắng nghe và ghi nội dung. 2. Các chuyển động khi tiện + Chyển động quay tròn của phôi. + Chuyển động tiến dao. - Chuyển động tiến dao ngang SNg: dùng để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu. - Chuyển động tiến dao dọc Sd: Dùng để gia công theo chiều dài chi tiết. - Chuyển động tiến dao phối hợp: Dùng để gia công các mặt côn hay mặt định hình. 3. Khả năng gia công của tiện: Gia công được các mặt: + Mặt tròn xoay ngoài và trong. + Các mặt đầu. + Các mặt côn ngoài và trong. + Các mặt tròn xoay định hình. + Các loại ren ngoài và ren trong. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá 5’ + GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi 4 và 5 ở cuối bài 17 sgk. + Đánh giá tinh thần học tập, thái độ học tập của hs. + Gv yêu cầu hs về nhà học bài và đọc trước nội dung còn lại của bài 18. + Làm theo lời hướng dẫn của gv. + Lắng nghe lơì nhận xét của gv. + HS Thực hiện theo lời nhắc nhở của gv. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doctiet 22, 23.doc
Giáo án liên quan