Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 13 - Tiết 39, 40, 41 - Bài 17: Thực hành: Cho cá ăn và bón phân cho ao

Kiến thức:

- Tính toán được lượng TĂ cho cá ăn.

- Tính được phân bón bón cho ao ương cá hương & cá giống.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN.

- Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học.

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường.

3/ Thái độ:

- Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN.

- Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 13 - Tiết 39, 40, 41 - Bài 17: Thực hành: Cho cá ăn và bón phân cho ao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 39, 40, 41. BÀI 17: THỰC HÀNH: CHO CÁ ĂN & BÓN PHÂN CHO AO I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Tính toán được lượng TĂ cho cá ăn. Tính được phân bón bón cho ao ương cá hương & cá giống. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc thông qua việc thực hành TN. Rèn luyện khả năng quan sát, làm việc có khoa học. Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động & vệ sinh môi trường. 3/ Thái độ: Hình thành cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo, thêm yêu thích các môn học có thực hành TN. Có ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: a/ Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thực hành TN. b/ Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Các dụng cụ, TĂ, phân bón dùng trong TN theo yêu cầu của SGK/ trang 108. 2/ HS: Đọc bài mới. Đọc kĩ lại bài 10, 11, 12: Cách bón phân & cho cá ăn TĂ. Giấy viết để ghi kết quả thực hành. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’). 2/ Kiểm tra bài cũ (4’): Nộp lại bài thực hành tiết trước. 3/ Nội dung bài mới: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Quy trình thực hành: 1/ Bước 1: Đo diện tích ao để tính lượng TĂ, phân bón. 2/ Bước 2: Làm giàn cho cá ăn TĂ tinh. - Giàn cho cá ăn có thể đóng bằng gỗ hoặc đan bằng tre nứa, thành khoảng 5 -7 cm, diện tích khoảng 1 m2 (để TĂ không ra ngoài). - Giàn đặt cách đáy ao 30 cm, giàn cho cá ăn nên có dây treo để có thể kéo lên kiểm tra TĂ. 3/ Bước 3: Nhận biết các loại các thành phần. TĂ phải được nghiền nhỏ, dạng bột. 4/ Bước 4: Bắt cá để xác định cấp độ cá đang nuôi. Xác định cấp độ cá đang nuôi dựa vào kích thước của cá: Cá giống cấp I: 4 – 6 cm, cá gống cấp II: 6 – 8 cm, cá giống cấp III: 8 – 10 cm. 5/ Bước 5: Xác định lượng TĂ cho cá. - Xác định lượng TĂ bằng công thức sau: X = Y x k (g hoặc kg). X: khối lượng TĂ mỗi ngày ( theo bảng 11.3). Không áp dụng cho ao ương cá mè, nếu ao ương nuôi ghép cũng không tính lượng cá mè trong ao. Y: Số lượng cá tính bằng vạn con (Nếu cá đã nuôi tỉ lệ sống ước tính khoảng 70 – 80 % lượng cá thả ban đầu). k: Lượng TĂ cho 1 vạn cá/ ngày. VD: Ao có S = 800 m2, ương cá trôi Ấn, lượng cá hương ban đầu thả với mật độ 4000 con/ 100 m2. Khi kiểm tra cá đạt bình quân 5,3 cm. Tỉ lệ hao hụt 20%. Lượng TĂ mỗi ngày là 3 kg/ 1 vạn cá. Cá giống đang nuôi là cá giống cấp mấy? Số lượng cá thả ban đầu là bao nhiêu? Tính lượng TĂ tiêu tốn trong 1 ngày. Giải Cá đạt kích thước bình quân 5,3 cm => cá giống cấp I. Số lượng cá giống thả ban đầu: 4 000 x 8 = 32 000 con. Với tỉ lệ hao hụt 20 % => còn lại 80%.Vậy số lượng cá còn lại sau khi nuôi cá giống đạt cá giống cấp I: con = 2,56 vạn con Lượng TĂ tiêu tốn trong 1 ngày: 2,56 x 3 = 7,68 kg TĂ/ ngày. - Cách cho cá ăn: Lúc cá còn nhỏ, rải đều TĂ cho cá ăn. Lúc cá lớn, cho cá ăn trong giàn TĂ. 6/ Bước 6: Xác định lượng phân bón - Xác định lượng phân bón & lá dầm (theo diện tích & màu nước trong ao). - Bón phân & lá dầm: Phân bón rải đều, lá dầm bó thành bó ngâm vào 1 góc ao, cần phải đảo phân dầm, khi phân hủy cần phải vớt lên bờ. Bước 7: Các hoạt động khác (bón vôi, phân hóa học) Nếu ao nhạt màu nước cần phải bón thêm phân hóa học. Phân hóa học cần phải hòa tan, té đều xuống ao vào buổi sáng ngày nắng. Không nên bón phân hóa học & bón vôi cùng 1 lượt. Vôi bón vào buổi chiều, té đều xuống ao. GV hướng dẫn HS cách đo diện tích ao nuôi cá. Từ đó, tính lượng phân bón cần bón, TĂ để cho cá ăn ở bước 5, 6, 7. GV hướng dẫn HS cách làm giàn cho cá ăn TĂ tinh. Cách đặt giàn cho cá ăn? GV y/c HS quan sát những mẫu TĂ có sẵn để nhận dạng các thành phần có trong hỗn hợp TĂ tinh. GV y/c HS nhắc lại cách xác định cấp độ cá giống dựa vào kích thước của cá ? GV y/c HS nêu công thức tính khối lượng TĂ của cá mỗi ngày. GV cho VD tính toán dựa trên bảng 10. 1 & bảng 11.1, bảng 11.3 để xác định mật độ cá thả, cấp độ cá đang nuôi, lượng TĂ cho cá ăn mỗi ngày. GV hướng dẫn HS tính toán dựa trên các CT đã học. Cá giống đạt kích thước bình quân 5,3 cm là cá giống cấp mấy? Mật độ cá thả ban đầu? Tính số lượng cá giống thả ban đầu? 100 m2 4 000 con. 800 m2 ? con. Tính số lượng cá còn lại khi tỉ lệ hao hụt 20%? 1 vạn con 3 kg/ngày 2,56 vạn con ? kg/ngày GV y/c HS tính lượng phân bón dựa vào lý thuyết đã học. Cách bón phân dầm. GV hướng dẫn HS bón vôi, bón phân hóa học khi cần thiết. HS chú ý cách đo & tính diện tích ao nuôi. HS được hướng dẫn cách làm giàn cho cá ăn TĂ tinh. Giàn đặt cách đáy ao 30 cm, giàn cho cá ăn nên có dây treo để có thể kéo lên kiểm tra TĂ. HS quan sát những mẫu TĂ & cho biết các thành phần có trong TĂ. HS nhắc lại cách xác định cấp độ cá giống dựa vào kích thước của cá: Cá giống cấp I: 4 – 6 cm, cá gống cấp II: 6 – 8 cm, cá giống cấp III: 8 – 10 cm. X = Y x k (g hoặc kg). HS tính toán & xác định được mật độ cá thả, cấp độ cá đang nuôi, lượng TĂ cho cá ăn mỗi ngày. Cá giống cấp I. Tra bảng 10.1 => Mật độ cá thả ban đầu là 4 000 con/m2=> Số lượng cá thả ban đầu là: 4 000 x 8 = 32 000 con. Khi tỉ lệ hao hụt 20%, số cá còn lại (80%): con = 2,56 vạn con 2,56 x 3= 7,68 kg TĂ/ngày HS tính lượng phân bón dựa vào lý thuyết đã học. Cách bón phân dầm. HS biết cách khi nào bón vôi, bón phân hóa học. Bảng (1) : Bảng đánh giá kết quả mỗi nhóm Chỉ tiêu đánh giá Tự đánh giá (hoặc đánh giá chéo) Người đánh giá Tốt Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành 4/ Thu hoạch : Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kết quả của bảng trên. Nhận xét chung buổi thực hành. 5/ Dặn dò (3’): - Thu báo cáo thực hành. - Thu dọn vệ sinh. Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ bài mới & xem lại cách quản lí ao ương. Chuẩn bị các dụng cụ theo nội dung yêu cầu của SGK / trang 110.

File đính kèm:

  • doct39-41ngnc11.doc
Giáo án liên quan