Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 21 - Tiết 62, 63 - Bài 24: Nuôi cá ruộng

Kiến thức:

- Hiểu được lợi ích của nuôi cá ruộng, ngoài việc nâng cao giá trị trên một đơn vị, nuôi cá ruộng còn là biện pháp canh tác an toàn lương thực, thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Biết cách chọn đối tượng cá nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của ruộng cấy lúa, không để lúa & cá ảnh hưởng với nhau.

- Biết cách kiến thiết ruộng nuôi cá hợp lí.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.

- Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 21 - Tiết 62, 63 - Bài 24: Nuôi cá ruộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết : 62 – 63 BÀI 24: NUÔI CÁ RUỘNG I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu được lợi ích của nuôi cá ruộng, ngoài việc nâng cao giá trị trên một đơn vị, nuôi cá ruộng còn là biện pháp canh tác an toàn lương thực, thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Biết cách chọn đối tượng cá nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của ruộng cấy lúa, không để lúa & cá ảnh hưởng với nhau. Biết cách kiến thiết ruộng nuôi cá hợp lí. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. - Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình. 3/ Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS: Đọc bài mới ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nuôi cá ruộng tuân theo nguyên tắc nào? Phân tích lợi ích kinh tế của hình thức nuôi cá ruộng. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (5’) : Các câu hỏi cuối bài SGK trang 148. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Tìm hiểu nguyên tắc của nuôi cá ruộng I. NGUYÊN TẮC 1/ Nguyên tắc của nuôi cá ruộng - Nguyên tắc thứ nhất : Thả đủ mật độ để cá có thể tận dụng TĂ tự nhiên trên ruộng. Các loài cá thả : cá chép, cá mè vinh, cá trắm cỏ (ruộng có mức nước sâu > 70 cm). - Nguyên tắc thứ hai : Có chỗ cho cá trú ẩn khi trời nóng hoặc khi phun thuốc hóa học BVTV bằng cách đào chuôm & mương. 2/ Lợi ích của nuôi cá ruộng - Khi nuôi cá ruộng, năng suất lúa tăng bù vào phần diện tích đào mương. Mặt khác, nuôi cá ruộng tiêu diệt các loài côn trùng gây hại lúa, hạn chế phun xịt thuốc hóa học, giảm chi phí SX, tăng lợi nhuận & bảo vệ mt. - Năng suất từ 300 – 600 kg/ha/vụ nếu nuôi cá chép, cá mè vinh. Nếu thả thêm cá trắm cỏ, ruộng sâu, năng suất đạt 1,2 tấn/ha/năm. HĐ 2 : Tìm hiểu các biện pháp nuôi cá ruộng. II. RUỘNG NUÔI CÁ 1/ Chọn ruộng nuôi cá đảm bảo các đk: - Cần có nguồn nước sạch, không nhiễm bẩn, chủ động cấp & thoát nước, giữ được mức nước sâu tối thiểu > 10 cm. - Đất ruộng là đất thịt, không phèn, không mặn. - Diện tích ruộng: rộng từ 200 – 3000 m2 (tùy đk). 2) Kiến thiết ruộng nuôi cá - Ruộng có bờ vững chắc, cao hơn mức nước cao nhất 20 cm. - Trên bờ có làm lải tràn, đáy lải tràn cao bằng mực nước ruộng, rộng 20 – 30 cm. - Cống cấp & thoát nước: Tùy diện tích ruộng, khẩu độ & số lượng cống thích hợp. Ruộng nuôi 1000 m2 làm 1 - 2 cống, khẩu độ 10 – 15 cm. - Chuôm & mương: Nơi tránh nóng của cá, nơi cá bơi lên kiếm ăn hoặc trú ẩn khi sử dụng thuốc hóa học BVTV. Tổng dt chiếm 6 – 10 % tổng dt ruộng. Chuôm làm ở nơi gốc ao hoặc chính giữa ruộng, nơi trũng nhất. Mương làm xung quanh ruộng, hình chữ L, chữ T, chữ thập (tùy đk). Chuôm sâu 0,5 - 0,6 m. Mương sâu 0,3 – 0,4 m, rộng 0,4 – 0,5 m. Chuôm & mương ngăn với nhau bằng những bờ nhỏ. Trên mặêt chuôm mương cần có giàn che, thả các gốc & cành cây để cá trú ẩn. 3/ Chuẩn bị ruộng - Dùng vôi bột 10 – 12 kg/ 100 m2 để khử chua & diệt cá tạp. Ruộng chua thì dùng lượng gấp đôi. - Bón lót: + Rơm rạ + phân xanh: 100 – 150 kg/ 100 m2 hoặc phân chuồng 100 – 120 kg/ 100 m2. + Phân vô cơ: đạm + lân + kali : 2 kg – 3 kg – 1 kg / 100 m2. 4/ Cấy lúa Cấy các loại lúa cứng cây, mật độ cấy 40 – 45 khóm/ 100 m2, mỗi khóm 2 – 3 dảnh. Khi phun thuốc, cần gom cá xuống chuôm mương, sau 7 – 10 ngày mới dâng nước cao cho cá lên ruộng trở lại. 5/ Mùa vụ & thời gian thả cá: - Nuôi xen canh lúa – cá: Cá vụ chiêm lưu lại, sau khi cấy 7 – 10 ngày thì dâng nước thả cá lên ruộng. Thu hoạch lúa thì thu hoạch cá hoặc lưu lại thả vụ sau. Nuôi 1 vụ thả vào tháng 5 – 6. - Nuôi cá luân canh lúa – cá: Nuôi cá vụ mùa, cấy lúa vụ xuân. Thời gian thả tháng 5 – 6. 6/ Loại cá & quy cỡ cá thả: - Thả các loài cá có sức chịu đựng tốt với mt nước nông, t0 cao, ăn tạp: cá chép, Rôhu, Mrigan, rô phi, diếc, - Cỡ cá: cá chép – rô phi - diếc (4 – 6 cm), cá Rhôhu – Mrigan (8 – 12 cm), cá mè vinh (5 – 7 cm), cá trắm cỏ (15 – 20 cm). 7) Mật độ cá thả ( Bảng 24.1/ SGK trang 152 ) 8/ Chăm sóc & quản lí - Kiểm tra bờ, đăng, cống, tình hình hoạt động của cá & sâu để có bp phòng trừ kịp thời. - Điều tiết nước theo y/c của lúa. Khi lúa trổ & đẻ nhánh dâng nước 20 – 30 cm để cá kiếm mồi. - Bón phân & cho ăn: * Cho lúa: + Bón đợt 1:(7 – 9 ngày) sau khi cấy, bón đạm 1 kg + kali 0,8 kg/ 100 m2. + Bón đợt 2: 18 – 20 ngày sau khi cấy, bón phân urea 0,5 kg + kali 0,5 kg/ 100 m2 + Bón đón đòng: 40 – 45 ngày sau khi cấy, bón urea 0,2 kg + kali 0,3 kg/ 100 m2. * Cho cá: phân chuồng ủ 2 – 3 kg/ 100 m2/1 tuần/ 1 ngày.TĂ tinh 0,1 - 0,2 kg/ 100 m2/ ngày (cám, gạo, ngô ngâm mềm nhuyễn ). Cho TĂ vào chuôm, mương. 9/ Thu hoạch Tháo cạn nước khi lúa chín, gom cá vào chuôm hoặc mương để thu hoạch hoặc lưu giữ nuôi vụ sau. HĐ3: Tìm hiểu biện pháp kĩ thuật nuôi cá ruộng trũng III. KĨ THUẬT NUÔI CÁ RUỘNG TRŨNG 1/ Ruộng nuôi cá - Ruộng trũng là ruộng giữ được mức nước > 30 cm, ngập úng vào mùa hè thu, nên cấy lúa vào vụ xuân, thả cá vụ hè thu. Ở miền núi, ruộng ở giữa 2 dãy đồi núi, có nguồn nước mạch, tạo nên bờ cao có tính chất như ruộng trũng. - Điểm khác biệt giữa nuôi cá ruộng trũng & nuôi cá ruộng nông: + Diện tích ruộng trũng lớn hơn ruộng nông, thời gian nuôi lâu hơn (8 – 10 tháng/ vụ). + Có thể nuôi ghép nhiều loài cá hơn bao gồm các loài cá ăn TV bậc cao: cá trắm cỏ, cá mè vinh, trôi, Mrigan, với cá chép & cá mè vinh là chính. 2/ Kiến thiết ruộng nuôi cá - Có nguồn nước sạch, chủ động cấp & tiêu nước. - Diện tích thích hợp: 1000 – 5000 m2. - Bờ vùng vững chắc, mặt bờ 1,5 – 2 m, chiều cao bờ cao hơn mức nước cao nhất 0,4 – 0,5 m. - Cống cấp thoát nước có đường kính 0,3 – 0,4 m, có đăng chắn cá. Lải tràn làm ở phía bờ vững chắc, chiều rộng dài 2 – 3 m (tùy dt ruộng), trên mặt lãi tràn có cắm đăng vào mùa lũ. 3/ Chuẩn bị ruộng nuôi cá tương tự như nuôi cá ruộng nông. 4/ Cấy lúa: Chọn loại lúa có năng suất cao, cứng cây. Ruộng lầy, nhiều bùn nên tiến hành gieo vãi 1,2 – 1,5 kg lúa/ 100 m2. 5/ Thả cá - Giống như nuôi cá ruộng nông. - Loại cá & quy cỡ cá thả theo bảng 24.2/ SGK trang 55. 6/ Cho cá ăn: -Thời gian lúa xuân: Chăm sóc tương tự như nuôi cá ruộng nông. - Sau khi thu hoạch lúa xuân, dưỡng chét lúa làm TĂ cho cá, tăng lượng TĂ có sẵn trên ruộng, khoảng 2 – 3 tháng mới cho cá ăn TĂ nhân tạo lại. - Bón phân & cho cá ăn: + Phân chuồng (7 – 10 kg/ 100 m2/ 1 tuần/ 1 lần. + TĂ xanh: theo mức cá ăn hết (1 – 3 kg/ 100 m2/ ngày) + TĂ tinh: 0,1 – 0,2 kg/ 100 m2/ngày. + Bón vôi: 2kg/ 100m2/ 15 ngày/ 1 lần. 7/ Chăm sóc, quản lí, thu hoạch tương tự như nuôi cá ruộng nông. GV y/c HS đọc kĩ phần I/ SGK trang 149 – 150 để trả lời câu hỏi : Trình bày nguyên tắc nuôi cá ruộng. Phân tích lợi ích của nuôi cá ruộng. GV y/c HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau : Chọn ruộng nuôi cá cần chú ý những đặc điểm gì ? Thiết kế ao nuôi cá ruộng ra sao ? - Lải tràn rãnh liên thông giữa ruộng & chuôm (mương), đáy lải tràn cao bằng mực nước ruộng. Cống cấp thoát nước thiết kế ra sao ? Cách thiết kế chuôm & mương trong ruộng nuôi cá. Chuôm & mương có tác dụng gì ? Cần làm gì để chuôm mương bảo đảm tác dụng đó ? - Trình bày cách chuẩn bị ruộng nuôi cá. Đối tượng cá nào được nuôi kết hợp với chăn nuôi gà ? - Cần chú ý gieo sạ, cấy những loại lúa như thế nào ? - Thời vụ nuôi cá. Chọn những loại cá nào để nuôi cá ruộng ? Cần chú ý gì khi chăm sóc & quản lí ruộng nuôi cá ? Cách thu hoạch cá ruộng. GV y/c HS đọc phần III/ SGK trang 153 – 155 để trả lời câu hỏi : Thế nào là ruộng trũng ? Nêu điểm khác biệt giữa nuôi cá ruộng trũng & nuôi cá ruộng nông. Cách thiết kế ao nuôi cá ruộng. HS trình bày cách chuẩn bị ruộng, cấy lúa. Loại cá thả & quy cỡ cá. Cách cho cá ăn. Cách chăm sóc, quản lí, thu hoạch tương tự như nuôi cá ruộng nông. - Tận dụng nguồn TĂ tự nhiên có sẵn trên ruộng. - Phải đảm bảo có nơi trú ẩn cho cá: chuôm & mương. Tăng năng suất lúa, tiêu diệt các côn trùng gây hại cho lúa & hạn chế sử dung thuốc hóa học bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm mt, tăng lợi nhuận. - Nguồn nước sạch, chủ động cấp thoát nước, giữ nước sâu > 10 cm. - Đất canh tác là đất thịt. - Diện tích thay đổi tùy đk thực tế. - Bờ vững chắc, cao hơn mức nước cao nhất 20 cm. - Có làm lải tràn rộng 20 – 30 cm. - Cần có cống & thoát nước, khẩu độ & số lượng cống thay đổi tùy đk ao nuôi. - Chuôm : nơi gốc ao hoặc chính giữa ruộng, nơi trũng nhất, sâu 0,5 - 0,6 m. - Mương làm xung quanh ruộng, hình chữ L, chữ T, chữ thập (tùy đk), sâu 0,3 – 0,4 m, rộng 0,4 – 0,5 m. - Nơi tránh nóng của cá, nơi cá bơi lên kiếm ăn hoặc trú ẩn khi sử dụng thuốc hóa học BVTV. cần có giàn che, thả các gốc & cành cây để cá trú ẩn. - Bón vôi : 10 – 12 kg/ 100 m2 để khử chua & diệt cá tạp. - Bón lót: Phân xanh: 100 – 150 kg/ 100 m2 hoặc phân chuồng 100 – 120 kg/ 100 m2. + Phân vô cơ: đạm + lân + kali : 2 kg – 3 kg – 1 kg / 100 m2. Cấy các loại lúa cứng cây, mật độ cấy 40 – 45 khóm/ 100 m2, mỗi khóm 2 – 3 dảnh (tép). - Nuôi xen canh lúa – cá: Thả cá vụ chiêm lưu lại, thu hoạch lúa thì thu hoạch cá. Nuôi 1 vụ thả vào tháng 5 – 6. - Nuôi cá luân canh lúa – cá: Nuôi cá vụ mùa, cấy lúa vụ xuân. - Thả các loài cá có sức chịu đựng tốt với mt nước nông, t0 cao, ăn tạp: cá chép, Rhôhu, Mrigan, rô phi, diếc, - Kiểm tra bờ, đăng, cống, thường xuyên, tình hình của cá & lúa để có bp xử lí kịp thời. - Chú ý lượng nước trong ruộng & bón phân theo y/c của lúa. - Cần phải bón phân thêm cho ruộng nuôi cá & bổ sung thêm TĂ tinh cho cá. - Tháo cạn nước khi lúa chín, gom cá vào chuôm hoặc mương để thu hoạch hoặc lưu giữ nuôi vụ sau. Ruộng giữ được mức nước > 30 cm, ngập úng vào mùa hè thu, nên cấy lúa vào vụ xuân, thả cá vụ hè thu. - Diện tích ruộng trũng lớn hơn ruộng nông, thời gian nuôi lâu hơn (8 – 10 tháng/ vụ). - Có thể nuôi ghép nhiều loài cá hơn. HS trình bày tương tự như ruộng nông, chỉ khác là dt lớn hơn (1000 – 5000 m2). Lải tràn rộng & dài hơn, chuôm & mương cũng nhiều hơn. Chuẩn bị ruộng nuôi cá tương tự như nuôi cá ruộng nông. Chọn loại lúa có năng suất cao, cứng cây. HS dựa vào bảng 24.2/ SGK trang 55 để trả lời. Thời gian còn lúa thì tương tự như nuôi cá ruộng nông, sau khi cắt lúa cần dưỡng chét để có TĂ cho cá. HS trình bày lại cách chăm sóc, quản lí, thu hoạch nuôi cá ruộng nông. 4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Nêu 1 số kĩ thuật nuôi cá ruộng. 5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ –Đọc trước bài mới. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nuôi cá nước chảy tuân theo nguyên tắc nào? Lợi ích của nuôi cá nước chảy.

File đính kèm:

  • doct62-63ngnc11.doc