Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 9 - Tiết 14 - Bài 15: Vật liệu cơ khí

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài dạy GV phải làm cho HS biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

2. Kĩ năng:

 Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.

 3. Thái độ:

 Có ý thức tìm hiểu về các loại vật liệu cơ khí.

 II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Vấn đáp, thuyết trình có minh hoạ và giải thích.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 9 - Tiết 14 - Bài 15: Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 19 Ngày soạn: 21/09/2009 Tuần:4 Lớp dạy: Khối 11 PHẦN HAI: CHẾ TẠO CƠ KHÍ Chương III: VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI Bài 15: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí. 2. Kĩ năng: Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về các loại vật liệu cơ khí. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp, thuyết trình có minh hoạ và giải thích. III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ bài 15 – SGK Công nghệ 11. - Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh. mẫu vật liên quan đến vật liệu cơ khí. - Xem lại bài 18, 19 SGK Công nghệ 8. - Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK, SGV. - Chuẩn bị mẫu vật một số vật liệu cơ khí như sắt, thép, đồng 2. Học sinh: Đọc trước bài 15. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: 3.1. Đặt vấn đề: Ở lớp 8 các em đã biết về một số loại vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và các tính chất của chúng. Để hiểu rõ hơn về tính chất của các loại vật liệu cơ khí, học bài 15. 3.2. Triển khai bài dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số tính chất đặc trưng của vật liệu - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Định nghĩa độ bền? + Độ bền có ý nghĩa gì đối với vật liệu cơ khí? - HS trả lời. - GV giải thích giới hạn bền. - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Định nghĩa độ dẻo? - HS trả lời. - GV hỏi: + Độ cứng là gì? + Có mấy đơn vị đo độ cứng? - HS trả lời. - HS ghi lời giải thích, kết luận của giáo viên và đọc thêm thông tin bổ sung. I. Một số tính chất cơ học của vật liệu 1. Độ bền - Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. - Kí hiệu: (N/mm2) - Độ bền kéo với đặc trưng bởi giới hạn bền. 2. Độ dẻo - Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. - Được đánh giá qua độ dãn dài tương đối của vật liệu, kí hiệu: 3. Độ cứng - Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao coi là không biến dạng. - Đơn vị đo độ cứng. + Brinen (HB) + Rocven (HRC) + Vicker (HV) Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng - GV giới thiệu một số công việc sau - GV giới thiệu sơ đồ phân loại vật liệu. - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bảng 15.1 SGK; trả lời các câu hỏi sau: + Nêu thành phần, tính chất và ứng dụng của vật liệu vô cơ? + Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng giống và khác nhau chỗ nào về thành phần và tính chất? + Trong thực tế, em biết những dụng cụ, đồ dùng nào được làm từ vật liệu vô cơ, vật liệu nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng? II. Một số loại vật liệu thông dụng 1. Vật liệu vô cơ 2. Vật liệu hữu cơ a. Nhựa nhiệt dẻo b. Nhựa nhiệt cứng 3. Vật liệu cômpzit a. Vật liệu cômpzit nền là kim loại b. Vật liệu cômpzit nền là vật liệu hữư cơ 4. Củng cố : GV đặt các câu hỏi ; 4.1. Qua bài giảng này chúng ta cần nắm được vấn đề gì ? 4.2. Vì sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu? 4.3. Nêu tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu? 4.4. Nêu các loại vật liệu cơ khí thông dụng ? 5. Dặn dò : Về nhà học bài cũ và xem trước bài học sau để chuẩn bị. Tiết: 20 + 21 Ngày soạn: 25/09/2009 Tuần: 5 + 6 Lớp dạy: Khối 11 Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. - Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. - Biết được bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. 2. Kĩ năng: Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát, gia công áp lực và hàn. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp, thuyết trình có minh hoạ và giải thích. III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ bài 16 SGK công nghệ 11 - Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, mẫu vật (một số sản phảm đúc) liên quan đến vật liệu cơ khí. - Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK, SGV. - Chuẩn bị tranh “Quy trình công nghệ chế tạo phôi” trong bộ thiết bị giáo dục do Bộ cung cấp. 2. Học sinh: Đọc trước bài 16. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Làm thế nào để biết gang có độ cứng hơn so với đồng. b. Các vật liệu gang, thép, đồng, nhôm, Compozit nền là kim loại độ dẻo, Compozit nền là hữu cơ. 3. Nội dung bài mới: 3.1. Đặt vấn đề vào bài: Trong cơ khí, để giảm thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động phải có phôi (phôi là hình dạng ban đầu của chi tiết khi chưa gia công). - GV đưa phôi đã chuẩn bị cho HS quan sát rồi hỏi: + Phôi được tạo ra do đâu? (Nhiều phương pháp gia công cơ khí như: rèn, đúc tạo ra phôi). Bài học hôm nay: Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi. 3.2. Triển khai bài dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc - Yêu cầu HS đọc nội dung tương ứng trong SGK; trả lời các vấn đề sau: + Bản chất của đúc là gì? + Chi tiết đúc và phôi đúc khác nhau như thế nào? - GV giải thích các thuật ngữ: khuôn đúc, gia công không phôi; + Vì sao đúc có thể chế tạo được vật phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp, kích thước và khối lượng lớn? + Ví sao đúc lại tốn kim loại, sản phẩm dễ bị khuyết tật? I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 1. Bản chất Đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm kim loại bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn đúc có hình dạng và kích thước xác định ; sau khi kim loại kết tinh, đông đặc và nguội, người ta tháo dỡ khuôn và thu được vật đúc co hình dạng kích thước theo yêu cầu. Như vậy đúc là phương pháp gia công không phoi. 2. Ưu, nhược điểm - Có thể tạo được vật phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp, kích thước và khối lượng lớn. - Tốn kim loại, sản phẩm dễ bị khuyết tật. Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát GV đặt câu hỏi: + Em hãy cho biết chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm mấy bước? - GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát để thấy rõ hình dạng, kích thước của mẫu và khuôn. + Mẫu được làm bằng vật liệu gì? Có hình dạng và kích thước thế nào? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi (chú ý hình dạng và kích thước). +Thành phần của khuôn cát gồm những chất gì? - HS đọc SGK và trả lời. + Vì sao phải có chất dính kết, chỉ có cát có làm được khuôn không? Có đúc được không? - HS trả lời. 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát Hình 16.1 SGK Bước 1: Chuẩn bị vật liệu làm khuôn + Cát: 70 – 80% + Chất dính kết: 10 – 20% + Nước - GV hỏi: + Để làm khuôn phải dùng dụng cụ gì? + Quy trình làm khuôn tiến hành thế nào? - HS trả lời theo gợi ý của GV. - Ghi kết luận của GV. Bước 2: Tiến hành làm khuôn (dùng tranh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung) - Mẫu và cát + đất sét - Đặt mẫu vào trong và chèn cát để khô, tháo khuôn, lấy vật mẫu ra được khuôn giống như mẫu. - GV hỏi: + Vật liệu nếu gồm các chất gì? - HS đọc SGK trả lời. - Ghi kết luận của GV. Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu (dùng tranh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung) + Gang, than đá, chất trợ dung (thường là đá vôi) + Theo tỉ lệ xác định. - GV hỏi: + Quá trình này được thực hiện như thế nào? Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn (dùng tranh hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung) + Kim loại được nấu chảy ¨ rót kim loại lỏng vào khuôn. + Khi kim loại kết tinh ¨ nguội, phá khuôn ¨ thu được vật đúc. Chú ý: Rót từ từ tránh hỏng khuôn, rỗ khí. - GV hỏi: + Vật có thể sử dụng ngay hay không?. + Vật đúc phải tiếp tục gia công gọi là gì? - HS trả lời. - Lấy VD. Kết luận: - Sử dụng ngay với những chi tiết không cần độ chính xác cao ¨ gọi là chi tiết đúc. - Phôi đúc (bánh răng, trục xe). Hoạt động 3: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực - Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, trả lời các vấn đề sau: + Bản chất của phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực? + Thế nào là kim loại biến dạng ở trạng thái dẻo? + Rèn tự do khác với dập ở chỗ nào? + Em có nhận xét gì về thành phần và khối lượng của vật liệu khi gai công áp lực? + Khi gia công áp lực dùng dụng cụ gì? + Kể tên các sản phẩm của gia công áp lực? - HS tham khảo SGK và gợi ý của GV để trả lời. II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực 1. Bản chất Rèn, dập là các dạng cụ thể của nhóm các phương pháp gia công kim loại bằng áp lực với bản chất là dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ thiết bị làm cho kim loại biến dạng ở trạng thái dẻo theo hướng định trước nhằm tạo ra vật phẩm có hình dang và kích thước theo yêu cầu. 2. Ưu, nhược điểm - Có cơ tính cao, có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước và tiết kiệm được kim loại, giảm chi phí cho gia công. - Không chế tạo được những sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp, sản phẩm quá lớn hoặc từ những vật liệu có độ dẻo kém( như: gang , gốm, sứ...). Hoạt động 4: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn - GV hỏi: + Quan sát khi hàn kim loại các em thấy chỗ hàn kim loại ở trạng thái nào? + Sau khi hàn kim loại có kết tinh và nguội không? + Sau khi kim loại nguội hai vật cần hàn có dính với nhau không? + Bản chất của hàn là gì? - HS trả lời. - HS ghi kết luận của GV. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và hướng dẫn tìm hiểu nội dung các phương pháp hàn. + Bản chất phương pháp hàn hồ quang tay? + Khi hàn cần dụng cụ, vật liệu gì? + Kể tên các ứng dụng thường gặp của hàn hồ quang trong đời sống, sản xuất? + Bản chất của hàn hơi? + Khi hàn cần dụng cụ, vật liệu gì? + Hãy kể tên các ứng dụng thường gặp của hàn hơi trong đời sống và sản xuất? III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn 1. Bản chất - Nối các chi tiết lại với nhau. - Phương pháp: nung chảy chỗ mối hàn. - Kim loại kết tinh tạo thành mối hàn. 2. Ưu, nhược điểm - Tiết kiệm vật liệu - Tạo được chi tiết có hình dạng kết cấu phức tạp. - Có độ bền cao, kín - Nối được kim loại có tính chất khác nhau. 3. Một số phương pháp hàn a. Hàn hồ quang tay - Bản chất: Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn ¨ tạo thành mối hàn. - Dụng cụ, vật liệu: Kim hàn, que hàn, vật hàn. - Ứng dụng: Dùng trong ngành chế tạo máy, ôtô, xây dựng, cầu... b. Hàn hơi: - Bản chất: Dùng nhiệt phản ứng cháy của khí axêtilen (C2H2) với O2 làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn ¨ tạo thành mối hàn. - Dụng cụ, vật liệu: Kim hàn, mỏ hàn, ống dẫn khí C2H2 và O2, vật hàn. - Ứng dụng: Các chi tiết có chiều dày nhỏ. 4. Củng cố: GV đặt các câu hỏi: 4.1. Qua bài học này chúng ta cần nắm được những vấn đề gì? 4.2. Hãy cho biết bản chất và ưu nhược điểm của phương pháp gia công bằng phương pháp đúc? 4.3. Hãy cho biết bản chất và ưu nhược điểm của phương pháp gia công bằng phương pháp dập và hàn? 5. Dặn dò: HS ề nhà học bài cũ, đọc trước và chuẩn bị cho bài tiếp theo. Tiết: 22 + 23 Ngày soạn: 05/10/2009 Tuần: 7 + 8 Lớp dạy: Khối 11 Chương IV: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Bài 17: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt. - Nguyên lý cắt bằng dao cắt. - Các chuyển động tịnh tiến. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được cấu tạo của dao. - Các chuyển động của dao. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về công nghệ cắt gọt kim loại. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp, thuyết trình có minh hoạ và giải thích. III.CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị mẫu vật hoặc vật thật. - Đọc nội dung có liên quan ở SGK Công nghệ 8. - Xem lại những kiến thức Vật lí liên quan, là những khái niệm về chuyển động tịnh tiến, tròn. - Bài dạy này GV có thể soạn bài giảng bằng máy tính điện tử, sử dụng phần mềm Power Point. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức bài 15 và 16. - Sưu tầm các loại phôi của các máy cắt gọt kim loại khác nhau. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Nêu bản chất ưu nhược điểm của phương pháp đúc? b. Trình bày các bước tiến hành của phương pháp đúc trong khuôn cát? c. Nêu bản chất và ưu nhựoc điểm của gia công áp lực và hàn? 3. Nội dung bài mới: 3.1. Đặt vấn đề: Ở lớp 8 các em đã được học về các tính chất của vật liệu cơ khí, một số phương pháp gia công cơ khí như khoan, dũa đục kim loại; trong bài trước các em đã được biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi. Em hãy cho biết có những phương pháp nào và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp đó? - HS trả lời, GV kết luận. - GV hỏi: Kể tên các sản phẩm được chế tạo từ phương pháp gia công đó? - GV kết luận: Các phương pháp gia công trên tạo ra sản phẩm không có độ chính xác cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo máy. Trong thực tế một số sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác, độ bóng như trục động cơ, bánh răng Vì vậy, cần phải có phương pháp gia công khác sử dụng máy có nhiều tính năng và hiện đại để đáp ứng được các yêu cầu trong thực tế sản xuất. 3.2. Triển khai bài dạy: Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt - Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, trả lời câu hỏi sau: + Gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? - GV bổ sung, giải thích và kết luận. - GV giải thích: Sau khi cắt, gọt đi phần kim loại dư của phôi dưới dạng phoi, người ta thu được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. + Hãy so sánh phương pháp gia công bằng cắt gọt và phương pháp gia công khác đã học? I. Nguyên lí cắt và dao cắt 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt - Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. - Kết luận: + Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. + Phương pháp này tạo ra sản phẩm có độ chính xác cao, độ bóng bề mặt. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt - GV đặt câu hỏi: + Phoi kim loại được hình thành như thế nào? + Dao cắt được kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi? - HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. - HS ghi chép các kết luận của GV. - GV cho HS quan sát hình 17.2 và hỏi: + Để dao cắt được vật liệu phải có điều kiện gì? + Chuyển động của phôi là chuyển động gì? Chuyển động của dao là chuyển động gì? *Tiện trục xe đạp: + Phôi quay tròn. + Dao chuyển động tịnh tiến. (Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt) *Bào kim loại: + Phôi cố định ngang. + Dao tịnh tiến dọc. (Dao chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt) * Khoan: + Phôi cố định. + Mũi khoan vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến. (Mũi khoan chuyển động với tốc độ lớn so với phôi tạo ra chuyển động cắt) - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.2 và trả lời câu hỏi: + Em hãy chỉ đâu là mặt trước của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện? + Em hãy chỉ đâu là mặt sau của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện? + Em hãy chỉ đâu là lưỡi cắt chính của dao tiện? Được tạo ra nhờ các mặt nào? Có tác dụng gì khi tiện? + Tại sao dụng cụ cắt phải cứng hơn dụng cụ gia công? - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.2b và hỏi: + Góc trước được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc trước khi tiện? + Góc sau được tạo ra như thế nào?Vai trò của góc sau khi tiện? + Góc sắc được tạo ra như thế nào? Ý nghĩa của góc sắc khi tiện? - HS trả lời và ghi chép. - GV hỏi: + Thân dao có hình dạng như thế nào? Tại sao? + Bộ phận cắt làm việc trong điều kiện như thế nào? + Em hãy nêu tên một vật liệu để chế tạo vật liệu cắt? - HS trả lời. - HS ghi chép kết luận và giải thích của GV. 2. Nguyên lí cắt a. Quá trình hình thành phoi - Dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi. - Độ cứng dao > Độ cứng phôi b. Chuyển động cắt - Chuyển động tương đối với nhau. - Ví dụ: - Tốc độ cắt là đường dịch chuyển tương đối giữa dụng cụ cắt đối với phôi trong một đơn vị thời gian. V= πdn/1000 ( m/phút) - Chuyển động chính là chuyển động làm việc và thường có tốc độ lớn hơn các chuyển động phụ ( tiến dao, lùi dao, lùi dao về vị trí ban đầu). Tốc độ của chuyển động này gọi là tốc độ cắt. 3. Dao cắt a. Các mặt của dao - Mỗi loại dao cắt ( tiện , phay, bào, mài, khoan...) có thể có dạng hình học khác nhau. - Dao tiện là loại tương đối điển hình. Cấu tạo chung của dao tiện gồm: + Các mặt ( mặt trước, mặt sau, mặt đáy). + Các lưỡi cắt ( lưỡi cắt chính, lưỡi cắt phụ). + Mũi dao. b. Các góc của dao tiện - Góc trước - Góc sau - Góc sắc c. Vật liệu làm dao - Thân dao được làm từ thép tốt như thép 45. - Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các laọi vật liệu có độ cứng cao, chống mài mòn tốt như thép gió, hợp kim cứng... Hình 17.2 a – Dao tiện cắt đứt Hình 17.2 b – Các góc của dao Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của máy tiện - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.3 SGK và đặt câu hỏi: + Hãy chỉ ụ trước và hộp trục chính của máy tiện? Nêu tác dụng? + Hãy chỉ đài gá dao của máy tiện?Nêu tác dụng? + Hãy chỉ bàn dao dọc trên của máy tiện? Nêu tác dụng? + Hãy chỉ ụ động của máy tiện? Nêu tác dụng? + Hãy chỉ bàn dao ngang của máy tiện? Nêu tác dụng? + Hãy chỉ bàn xe dao của máy tiện? Nêu tác dụng? + Hãy chỉ thân máy của máy tiện? Nêu tác dụng? + Hãy chỉ hộp bước tiến dao của máy tiện? Nêu tác dụng? - HS tham khảo SGK và qua gợi ý của GV để trả lời. - GV tổng kết câu trả lời của HS và kết luận. - HS ghi kết luận. II. Gia công trên máy tiện 1. Máy tiện Các bộ phận chính của máy tiện: - Ụ trước và hộp trục chính có tác dụng để gá các trục chính, bàn xe dao của máy tiện. - Đài gá dao có tác dụng để gá dao, điều chỉnh dao khi tiện. - Bàn dao dọc trên có tác dụng để tịnh tiến dọc trục chính khi tiện. - Ụ động có tác dụng cùng với mâm cặp để cố định phôi khi tiện mặt ngoài phôi. - Bàn dao ngang của máy tiện có tác dụng để tịnh tiến ngang khi tiện mặt đầu của phôi. - Bàn xe dao có tác dụng để kết hợp tạo ra tịnh tiến ngang của bàn dao ngang và tịnh tiến dọc của bàn dao dọc khi tiện. - Thân máy có tác dụng để gá lắp các bộ phận trên và động cơ điện của máy tiện. - Hộp bước tiến dao có tác dụng để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện. Hoạt động 4: Tìm hiểu các chuyển động của máy tiện - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.4 SGK và đặt câu hỏi: + Quan sát hình17.4 a em hãy cho biết trong chuyển động cắt phôi và dao chuyển động như thế nào? + Có mấy chuyển động tịnh tiến khi tiện? + Quan sát hình 17.4 b, em hãy cho biết trong chuyển động tịnh tiến dao ngang, phôi và dao chuyển động như thế nào? + Quan sát hình 17.4 c em hãy cho biết trong chuyển động tịnh tiến dao dọc, phôi và dao chuyển động như thế nào? - HS tham khảo SGK và qua gợi ý của GV để trả lời. - GV tổng kết câu trả lời của HS và kết luận. - HS ghi kết luận. 2. Các chuyển động khi tiện - Chuyển động cắt: + Phôi quay tròn. + Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang. - Chuyển động tịnh tiến: + Chuyển động tịnh tiến dao ngang. + Chuyển động tịnh tiến dao dọc. - Sng + Phôi quay tròn. + Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang. - Sd + Phôi quay tròn. + Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao dọc. - Chuyển động tiến dao phối hợp Máy tiện hoạt động được là nhờ có động cơ điện không đồng bộ ba pha (hoặc1 pha) nối với trục chính của máy tiện qua hệ thống dây đai, Puli và bộ điều khiển tốc độ là hệ thống bánh răng số. Hình 17.4. Các chuyển động khi tiện Hoạt động 5: Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện - GV hỏi: + Em hãy cho biết công dụng của các phương pháp gia công kim loại đã học? + Tiện có thể gia công được những loại gì? - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi. - GV kết luận và HS ghi bài. 3. Khả năng gia công của máy tiện Dùng gia công các chi tiết có dạng mặt tròn xoay, mặt côn, ren...( ngoài và trong ). 4. Củng cố: GV đưa ra các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng trong các câu sau: 4.1. Khi cắt kim loại bằng máy tiện có các chuyển động nào? A. Chuyển động quay. B. Chuyển động tịnh tiến. C. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. D. Không có chuyển động nào. 4.2. Tiện mặt ngoài của phôi bằng máy tiện có các chuyển động nào của bàn xe dao và phôi? A. Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. B. Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc. C. Chuyển động tiến của bàn dao dọc và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. D. Chuyển động quay của phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc, chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. 4.3. Tiện mặt đầu của phôi bằng máy tiện có các chuyển động nào của các bàn xe dao và phôi? A.Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. B. Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc. C. Chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. D. Chuyển động quay của phôi và chuyển động tịnh tiến phối hợp. 5. Dặn dò: HS về nhà học bài cũ, đọc trước và chuẩn bị cho bài tiếp theo. Tiết: 23 + 24 Ngày soạn: 12/10/2009 Tuần: 9 + 10 Lớp dạy: Khối 11 Bài 18: THỰC HÀNH: lẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT CHI TIẾT ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY TIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp, kèm theo giải thích có minh hoạ. III.CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ bài 18 – SGK Công nghệ 11. - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết. - Xem lại bài 17. - Nghiên cứu SGK Công nghệ 8 những kiến thức có liên quan. - Bài dạy này GV có thể soạn bài giảng bằng máy tính điện tử, sử dụng phần mềm Power Point. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức bài 17. - Sưu tầm một số chi tiết khác có hình dạng đơn giản, kích thước phù hợp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt và quá trình hình thành phoi? b. Trình bày các chuyển động khi tiện? 3. Nội dung bài mới: 3.1. Đặt vấn đề: - Các em đã được học những kiến thức Vẽ kĩ thuật, kiến thức cơ bản nhất của cơ khí lớp ở 8 và lớp 11. Hãy cho biết muốn có một sản phẩm cơ khí ta phải qua các bước nào? - HS trả lời. - GV kết luận: Để chế tạo một sản phẩm cơ khí ta phải tuân theo một quy trình công nghệ, việc làm này rất cần thiết vì hiện nay các sản phẩm cơ khí cũng như các sản phẩm khác đều tuân theo một quy trình công nghệ. Đánh giá một sản phẩm chỉ cần đánh giá quy trình công nghệ. - Để làm quen với quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm ta học bài 18. 3.2. Triển khai bài dạy: Thời gian Hoạt động của GV và HS Nôi dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của chi tiết - Yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và quan sát vật mẫu để trả lời các vấn đề sau: + Chốt được dùng để làm gì? Trong thực tế em thấy chốt được dùng ở đâu? + Nêu các yêu cầu đối với chốt cho hình vẽ? - GV bổ sung và kết luận. I. Phân tích chi tiết - Công dụng: Dùng để định vị các chi tiết nối ghép với nhau. - Yêu cầu: Vật liệu bằng thép trụ tròn, kích thước 28 x 45. Hình 18.1 – Bản vẽ chốt cửa Hoạt động 2: Xây dựng qui trình công nghệ chế tạo chi tiết - GV đặt các câu hỏi để HS trả lời : + Chọn phôi theo nguyên tắc nào ? + Phôi được gá vào bộ phận nào và theo nguyên tắc nào? + Dao được lắp vào bộ phận nào ? + Vì sao không lắp dao xa phôi quá hoặc quá sát với phôi ? + Thế nào là tiện (khỏa) mặt đầu ? Mục đích ? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV gợi ý để HS có thể trả lời được. II. Lập qui trình công nghệ chế tạo chi tiết - Bước 1: Chọn phôi dạng trụ tròn có đường kính lớn hơn 25, dài hơn 45. - Bước 2: Lắp phôi lên mâm cặp của máy tiện. - Bước 3: Lắp dao lên đài gá dao của máy tiện. - Bước 4: Tiện khỏa mặt đầu ( hình 18.2). Mục đích: Làm một đầu của chi tiết có độ nhẵn, phẳng theo yêu cầu. Hình 18.2 - GV yêu cầu HS quan sát hình 18.3 và trả lời câu hỏi. + Tại sao không tiện phần trụ có đường kính 20, dài 25 trước ? - Bước 5: Tiện phần trụ 25, dài 45 ( hình 18.3). Nguyên tắc : Tiện từ ngoài vào trong, các phần có kích thước lớn trước rồi đến kích nhỏ. Hình 18.3 - GV yêu cầu HS quan sát hình 18.4 và trả lời câu hỏi. + Tại sao không tiện phần trụ có đường kính 20, dài 25 trước ? - Bước 6: Tiện phần trụ 20, dài 25 ( hình 18.4) Hình 18.4 - GV yêu cầu HS quan sát góc lưỡi dao tạo với đường trục của phôi. + Góc tạo bởi đường trục và lưỡi dao là bao nhiêu độ ? - Bước 7: Vát mép 1 x 450 ( hình 18.5) Hình 18.5 - GV : Tùy thuộc vào đường kính mà rãnh cắt rộng hay hẹp. - Bước 8: Cắt đứt đủ chiều dài 40 (hình 18.6) Hình 18.6 - Bước 9: Đảo đầu, vát mép 1 x 450 ( hình 18

File đính kèm:

  • docGA CN 11 CHUONG III IV.doc
Giáo án liên quan