Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở bắc trung bộ

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức

- Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng có lãnh thổ tương đối rộng giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh.

- Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông - lâm – ngư nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 30/03/ 2009 TiÕt - Bµi 35 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng có lãnh thổ tương đối rộng giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh. - Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông - lâm – ngư nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng. - Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẻ có bước phát triển đột phá. 2. Về kĩ năng Phân tích các bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat Địa lí Việt nam. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam. - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Lát cắt (phóng to hình 35.1 trong SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Hỏi bài củ. Không hỏi vì mới học bài thực hành 2. Định hướng bài học. GV đặt vấn đề: " So với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy các thế mạnh tự nhiên, kinh tế - xã hội và vai trò của các trung tâm kinh tế”. 3. Bài mới 1. Khái quát chung Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ Hình thức: Cá nhân GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 1 và bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam, hãy: + Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ. + Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? HS: Xác định trên bản đồ. GV: Chuẩn kiến thức đung, bổ sung. Bắc Trung Bộ: - Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế. - Diện tích: 51,5 nghìn km2 (chiếm 15% diện tích cả nước). - Dân số: 10,6 triệu người (năm 2006, chiếm 12,7% dân số cả nước). a. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Đặc điểm: + Bắc trung Bộ là vùng có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. + Phía bắc giáp với ĐBSH, phía nam giáp DHNTB, phía tây giáp CHDCND Lào, phía Đông hướng ra biển Đông. + Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt và nhiều tuyến đường ngay đông tây từ cảng biển đến nước bạn Lào), gần tuyến đường hàng hải quốc tế. - Ý nghĩa: Vị trí của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta, giữa Lào với biển Đông à có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở rộng mới giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan. b. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng Hoạt động 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng Bắc Trung Bộ Hình thức: Nhóm GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 1, tiến hành làm việc theo nhóm với nhiệm vụ sau: Các nhóm lẽ: Nêu tóm tắt các đặc điểm thế mạnh của vùng. Các nhóm chẵn: Nêu tóm tắt các đặc điểm hạn chế của vùng. HS: Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiện vụ được giao và trình bày kết quả trước lớp. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Thế mạnh Hạn chế Về mặt tự nhiên + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng. + Đất đai: ở trung du miền núi có đất feralit, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp đối với cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. + Diện tích rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên, rừng có nhiều loài gỗ quí, ngoài gỗ còn có nhiều đặc sản dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (như song, mây, trầm, các loại dược liệu quí, hươu, nai, khỉ...). + Bắc Trung bộ có đường bờ biển dài 670 km với 23 cữa sông, trong đó có nhiều cữa sông có thể xây dựng cảng phục vụ vận tải, đánh cá, ngoài ra có nhiều bải ngang và đầm phá. Vùng biển có thềm lục địa rộng và nhiều tài nguyên khoáng sản biển. + Bắc Trung Bộ còn có nguồn khoảng sản phong phú, đa dạng mà nổi bật là một só loại khoảng sản có trữ lượng khá lớn như: crômit, sắt, đá vôi, cát thủy tinh, ti tan... + Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó có nhiều bãi tắm mổi tiếng, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế... - Về điều kiện tự nhiên: + Có địa hình phức tạp, chia cắt lớn, hẹp ngang và lại kéo dài. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn đông có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt, sông suối dốc, chảy xiết, thường gây lũ lụt bất ngờ. + Đây là vùng khắc nghiệt nhất so với các vùng trong cả nước. Hàng năm thường xẩy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, gió lào.. gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. + Có diện tích đất cát, đất bạc màu, đất trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ lớn. Về mặt kinh tế - xã hội + Dân cư giàu truyền thống cách mạng, cần cù, chịu khó. + Là mãnh đất địa linh nhân kiệt. + Là vùng chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh, nhất là ở vùng rừng núi. + Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế. 2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp Hoạt động 3: Tìm hiểu hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp Hình thức: Nhóm GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2, tiến hành làm việc theo nhóm với các nội dung sau: Nhóm 1: Dựa vào hình 35.1 và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết Tại sao phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ? Nhóm 2: Dựa vào thông tin ở mục 2a, hãy cho biết: + Duyên hải miền Trung có những tiềm năng gì để phát triển lâm nghiệp? + Hạn chế trong phát lâm nghiệp của vùng? + Phương hướng phát triển lâm nghiệp hợp lí ở đây là gì? Nhóm 3: Dựa vào thông tin ở mục 2b, hãy cho biết: + Vùng trung du, đồng bằng và ven biển có những tiềm năng gì để phát triển nông nghiệp? + Tình hình phát triển nông nghiệp của vùng? + Phương hướng đề phát triển nông nghiệp hợp lí ở đây là gì? Nhóm 4: Dựa vào thông tin ở mục 2c, hãy cho biết: + Bắc Trung Bộ có những tiềm năng gì để phát triển ngư nghiệp? + Tình hình phát triển? + Phương hướng phát triển ngư nghiệp của vùng? HS: Tiến hành trao đổi thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả trước lớp. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung. Hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư có ý nghĩa lớn đối với tất cả các tỉnh trong vùng: + Góp phần tạo tạo cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. + Trong điều kiện mới, công nghiệp phải dựa vào các nguồn lực hiện có, thì điều này càng quan trọng. + Việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp ở vùng trung du không những sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng trung du. + Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước. + Việc phát triển rừng ngập mặn ven biển, rừng chắn gió, chắn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loại thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp - Thế mạnh: + Diện tích rừng 2,46 triệu ha (chiếm 20% cả nước). + Rừng có nhiều loại gỗ quí, nhiểu lâm sản, chim, thú có giá trị. + Ở đây đã hình thành các lâm trương, các cơ sở khai thác và chế biến lâm sản. - Hạn chế: + Hiện nay, việc khai thác rừng ở đây đã đến mức giới hạn. Rừng gỗ quí và rừng giàu chỉ còn tập trung ở vùng biên giới Việt - Lào. + Việc chế biến gỗ và lâm sản, tận thu cành ngọn còn nhiều hạn chế, nên tài nguyên rừng còn bị lãng phí. - Phương hướng phát triển: + Khai thác hợp lí, có kế hoạch, kết hợp đẩy mạnh khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển mô hình nông - lâm kết hợp. + Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ, lâm sản và tận thu cành ngọn b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển - Thế mạnh: + Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Đàn trâu có 750 nghìn con, đàn bò khoảng 1,1 triệu con. Với diện tích đất đỏ ba dan tuy không lớn, nhưng khá màu mở thuận lợi để hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu + Đồng bằng duyên hải phía đông, chủ yếu là đất cát pha, có khả năng trồng các loại cây công nghiệp hàng năm (lạc mía, thuốc lá), nhưng không thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và vùng thâm canh lúa. Do đó bình quân lương thực/ người tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348 kg/ người). - Phương hướng phát triển: Mặc du bình quân lương thực trên đầu người còn thấp, đặc biệt là ở Bắc Trung Bộ, nhưng vấn đề lương thực, thực phẩm ở đây vẫn giải quyết được bằng cách: + Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu màu vụ thích hợp để vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai. + Đẩy mạnh trao đổi sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: - Thuận lợi: + Đường bờ biển dài, có nhiều loại hải sản quý. + Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có khả năng phát triển nghề cá. - Tình hình phát triển: + Hiện nay, việc nuôi trồng thủy sản nước lợn, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. + Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt. - Phương hướng phát triển: Đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ... 3. Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng. Hình thức: Nhóm (5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2, tiến hành làm việc theo nhóm với các nội dung sau: Nhóm 1: Dựa vào thông tin ở mục 3a, hình 35.2 và bản đồ trên bảng hãy cho biết: + Các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp. + Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng? + Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng? Nhóm 3: Dựa vào thông tin ở mục 3b, hình 35.2 hãy cho biết: + Xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay trong vùng? + Tai sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? HS: Dựa vào bản đồ trên bảng và thông tin ở mục 3.a trao đổi thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả trước lớp. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá. - Là vùng có nhiều nguyên liệu để phát triển công nghiệp: khoáng sản, nông - lâm - thủy sản... Tuy nhiên do hạn chế về kinh tế nên phần lớn còn ở dạng tiềm năng. - Trong vùng đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông lâm - thủy sản - Đảm bảo cơ sở năng lượng để phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đang được giải quyết theo hướng dựa vào nguồn điện quốc gia và đang xây dựng một số nhà máy thuỷ điện trong vùng. - Các trung tâm công nghiệp như Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau... đang được tăng cường cơ sở vật chất kỉ thuật với các ngành: cơ khí, VLXD, CBTP, dệt... Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẻ có lợi thế trong phát triển b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải, vì: - Việc hiện đại hoá và phát triển các tuyến giao thông Bắc - Nam (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường Hồ Chí Minh) và các tuyến đường ngang, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao vai trò trung chuyển của vùng và mở rộng vùng ảnh hưởng của các cực phát triển của cả nước đối với Duyên hải miền Trung. - Việc phát triển các tuyến đường ngang, đi đôi với việc mở rộng các cảng biển nước sâu và cửa khẩu dọc biên giới cũng làm tăng vai trò trung chuyển của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, tạo địa bàn thu hút đầu tư và làm thay đổi quan trọng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. IV. ĐÁNH GIÁ 1. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển kinh tế ở các tỉnh Bắc Trung Bộ? 2. Những vấn đề gì đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở trong vùng. 3. Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS làm bài tập 4, 5 trang 160 SGK.

File đính kèm:

  • docBai 35 Van de phat trien kinh te xa hoi o Bac Trung Bo.doc