Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Thiên nhiên mang tính bán đảo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Dải đất liền của nước ta hẹp ngang, kéo dài 15 độ vĩ tuyến, tiếp giáp với biển Đông rộng lớn trên chiều dài 3260 km. Vì thế, thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

1. Đặc điểm của biển Đông

Biển Đông là một trong số các biển lớn của thế giới, có diện tích 3,447 triệu km2 và tổng lượng nước khoảng 3,928 triệu km3. Chiều dài biển Đông khoảng 3000km, chiều rộng 1000km, độ sâu trung bình của biển Đông là 1140m. Gần bờ, đáy vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan sâu chưa tới 100m, ra ngoài khơi, gần Philippin và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mới gặp lòng chảo sâu 4000m, chỗ sâu nhất đạt 5554m.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Thiên nhiên mang tính bán đảo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN NHIÊN MANG TÍNH BÁN ĐẢO, CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN Dải đất liền của nước ta hẹp ngang, kéo dài 15 độ vĩ tuyến, tiếp giáp với biển Đông rộng lớn trên chiều dài 3260 km. Vì thế, thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 1. Đặc điểm của biển Đông Biển Đông là một trong số các biển lớn của thế giới, có diện tích 3,447 triệu km2 và tổng lượng nước khoảng 3,928 triệu km3. Chiều dài biển Đông khoảng 3000km, chiều rộng 1000km, độ sâu trung bình của biển Đông là 1140m. Gần bờ, đáy vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan sâu chưa tới 100m, ra ngoài khơi, gần Philippin và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mới gặp lòng chảo sâu 4000m, chỗ sâu nhất đạt 5554m. Phần biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng trên một triệu km2, trong đó có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ (150 000 km2) và vịnh Thái Lan (462 000km2). Phía Bắc và Nam lãnh thổ thềm lục địa mở rộng. Tại vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa ra cách cửa sông Hồng tới 500km. Về phía Nam, thềm lục địa lan xa hơn nữa, nối liền Việt Nam với Malaixia và Inđônêxia. Đoạn ven biển Trung Trung Bộ thì thềm lục địa thu rất hẹp, trung bình chỉ khoảng 50km, chỗ hẹp nhất chỉ còn 30km ở mũi Đại Lãnh (Phú Yên). Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện rõ trong điều kiện khí tượng, hải văn và sinh vật biển. Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên biển Đông tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ vùng ven bờ ra ngoài khơi. Ven bờ ở phía Bắc nhiệt độ không khí trung bình năm 22- 240C, từ sau vĩ tuyến 160B, nhiệt độ trung bình năm lên tới 26 - 270C. Nước biển tầng mặt có nhiệt độ trung bình năm trên 230C, từ phía nam đảo Cồn Cỏ đạt trên 250C. Nhìn chung, nhiệt độ nước biển thường chênh với nhiệt độ không khí khoảng từ 10C đến 20C. Tính chất gió mùa thể hiện ở sự biến đổi nhiệt độ không khí trên biển và nhiệt độ nước biển theo mùa trong năm. Sự hạ thấp nhiệt độ không khí và nước biển vào mùa đông do gió mùa đông bắc cũng biểu hiện rõ rệt chỉ từ vĩ tuyến 160B trở ra, giống như trên đất liền. Biển Đông còn là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tại hai vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành những dòng hải lưu chảy theo những vòng tròn nhỏ hơn. Thành phần sinh vật biển Đông cũng tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú, riêng cá có tới trên 2000 loài. Như vậy, tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín địa phương của các yếu tố khí tượng - hải văn, sinh vật là hai đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông. Hai đặc điểm này thể hiện tính thống nhất giữa biển và đất liền của lãnh thổ Việt Nam và cũng thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của biển tới các đặc điểm thiên nhiên trên đất liền. 2. Thiên nhiên mang tính bán đảo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Diện tích biển của nước ta gấp trên 3 lần so với diện tích đất liền. Phần biển của đất nước cũng có tới khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Độ dài của đường bờ biển là 3260km, nếu tính tỉ lệ diện tích đất liền trên chiều dài bờ biển thì ở nước ta cứ 100km2 đất liền đã có 1km đường bờ biển. Tỉ lệ này gấp 6 lần trung bình của thế giới. Tính bán đảo được thể hiện trước hết ở khí hậu, địa hình ven biển và ở cảnh quan thiên nhiên nước ta. 2.1. Khí hậu mang tính hải dương điều hoà Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%. Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng cực tây của đất nước. Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta. Về mùa đông, các dòng khí lạnh khô từ lục địa phương Bắc tràn xuống qua vùng biển nóng ẩm nhận thêm nhiệt và ẩm nên giảm bớt tính chất lạnh khô, mang lại thời tiết mưa phùn cho vùng đồng bằng và ven biển phía Bắc. Về mùa hạ, khối khí phương nam từ xích đạo đi lên qua biển Đông trở nên dịu mát hơn. Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè. Nhờ có biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu đại dương, điều hoà hơn. 2.2. Địa hình ven biển đa dạng và đặc sắc Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, đặc trưng cho địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương tác giữa biển và lục địa. Đó là các dạng địa hình vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...có nhiều giá trị về kinh tế và du lịch. 2.3. Cảnh quan thiên nhiên rừng ưu thế Lượng mưa ẩm cao do biển Đông mang lại làm xúc tiến mạnh mẽ cường độ vòng tuần hoàn sinh vật vốn đã thuận lợi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta. Nhờ vậy, rừng nguyên sinh khí hậu ở nước ta là kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm xanh quanh năm có năng suất sinh học rất cao. Ngay cả rừng thứ sinh mọc lại cũng phần lớn là rừng kín thường xanh. Ngoại trừ một số địa phương có khí hậu khô khan hoặc những nơi đất đai bị khai thác kiệt quệ, còn hầu như khắp mọi nơi trên đất nước màu xanh bao phủ do quá trình tái sinh, hồi phục rừng diễn ra mau chóng. Địa hình đồi núi chiếm chủ yếu khiến cho cảnh quan rừng là tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta. Cảnh quan rừng ưu thế đã thay thế cảnh quan sa mạc, bán sa mạc nhiệt đới, cận nhiệt đới mà ta thấy ở các nước có cùng vĩ độ thuộc Tây Nam Á và Bắc Phi. Biển Đông còn mang lại cho tài nguyên rừng nước ta diện tích rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ngập mặn ven biển khá rộng, nguyên có tới 450.000 ha, riêng Nam Bộ 300.000 ha. Rừng ngập mặn ở nước ta lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amazôn ở Nam Mĩ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp rất nhiều chỉ còn khoảng 15% diện tích (68.303 ha, năm 2003). 2. 5. Nguồn lợi thiên nhiên và thiên tai Biển Đông góp phần làm giàu tài nguyên thiên nhiên nước ta. Vùng thềm lục địa chứa các mỏ khoáng sản trầm tích hữu cơ và trọng sa. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất là bể chứa Nam Côn Sơn có diện tích 70 000km2 và bể chứa Cửu Long diện tích khoảng 23 000km2 hiện đang được khai thác. Các bể dầu khí Malai - Thổ Chu và bể Sông Hồng có diện tích nhỏ hơn cũng có trữ lượng đáng kể và còn hơn chục mỏ dầu khí khác đã được xác định. Lượng dầu thô khai thác được hàng năm của chúng ta đạt hàng chục triệu tấn. Ngoài ra, các mỏ sa khoáng, các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ. Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ, nơi giàu nguồn thức ăn có mật độ tập trung sinh vật cao nhất. Trong biển Đông có tới trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. Trên các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, ta còn có nguồn tài nguyên quý giá, các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác tập trung ven đảo. Bão, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai do biển Đông gây ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Mỗi năm trung bình vùng đồng bằng và ven biển nước ta đón nhận 3 - 4 cơn bão trực tiếp từ biển Đông đổ vào. Năm bão nhiều có tới 8 -10 cơn, năm ít cũng 1 - 2 cơn bão. Bão qua biển Đông gây mưa to, lượng mưa đột ngột tăng lên đến 300 - 400mm trong một ngày đêm, nước dâng nhanh, gió giật mạnh, sóng lớn làm phá huỷ các công trình xây dựng, đắm chìm tàu bè và làm ngập mặn đất đai. Những đợt sóng lớn (sóng lừng) do gió bão gây nên có thể rất cao, độ cao cực đại ở Cô Tô, Bạch Long Vĩ là 6 - 7m, ở Hoàng Sa, Trường Sa đến 11m. Bão lớn, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên hàng năm đe doạ, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta, nhất là vùng ven biển Trung Bộ.

File đính kèm:

  • docBo tro bai 8Dia 12Thien nhien chiu anh huong sausac cua bien.doc