Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1/ Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được tình hình phân bố dân cư của nước ta.

- Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn, thành thị theo chức năng và hình thái quần cư.

- Nhận biết được quá trình đô thị hóa ở nước ta.

2/ Kĩ năng:

Sử dụng bảng số liệu và lược đồ để phân tích sự phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.

3/ Thái độ:

Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Có ý thức chấp hành tốt các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I- Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: - Hiểu và trình bày được tình hình phân bố dân cư của nước ta. - Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn, thành thị theo chức năng và hình thái quần cư. - Nhận biết được quá trình đô thị hóa ở nước ta. 2/ Kĩ năng: Sử dụng bảng số liệu và lược đồ để phân tích sự phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. 3/ Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Có ý thức chấp hành tốt các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II- Thiết bị dạy học - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Bảng thống kê số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta. - Tranh ảnh minh họa cho các loại hình quần cư. III- Hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * HĐ1: Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư: (Cá nhân) - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm mật độ dân số, cách tính MĐDS. MĐDS: Là số dân cư trú, sinh sống trên 1 đơn vị diện tích. Đơn vị: Người/km2 - GV cung cấp số liệu về diện tích, dân số nước ta và yêu cầu HS tính MĐDS. MĐDS là đại lượng bình quân, chỉ sự phân bố đồng đều của dân cư trên 1 lãnh thổ nào đó. Thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Trong 1 quốc gia, có nhiều tỉnh, huyện dân cư rất đông đúc, nhiều tỉnh huyện khác dân cư lại thưa thớt → Việc tính toán MĐDS trên 1 lãnh thổ càng nhỏ, chỉ số này càng gần với thực tế hơn. - GV đưa một số thống kê về MĐDS trung bình của thế giới năm 2005 (48 ng/km2). Trong đó: Xingapo 6.956 ng/km2, Bănglađet 1.005 ng/km2; LB Nga 8,5 ng/km2, Mông Cổ 2 ng/km2, Canađa 3 ng/km2 So sánh MĐDS các nước trên thế giới. Em có nhận xét gì về MĐDS của Việt Nam? - Quan sát hình 3.1 SGK, tìm ra những khu vực có MĐDS đông, những vùng có MĐDS thấp? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy? + Những vùng có MĐDS trên 1.000 người/km2 là: ĐBSH 1.192 ng/km2, TPHCM 2.664 ng/km2, Hà Nội 2.830 ng/km2. + Những vùng có MĐDS thấp là: Tây Bắc 67 ng/km2, Tây Nguyên 84 ng/km2 - Nguyên nhân: Do sự khác biệt về ĐKTN, trình độ phát triển KTXH và lịch sử khai thác lãnh thổ. · Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: địa hình bằng phẳng, đi lại dễ dàng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào → sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao → dân cư tập trung đông · Các vùng núi cao (ĐKSX và giao thông khó khăn) → dân cư thưa thớt. · Những khu vực khai thác lâu đời → dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. - Ngoài ra, còn có sự phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Theo em, dân cư ở nước ta tập trung chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao? Sự phân bố dân cư còn phụ thuộc vào tính chất nền kinh tế: Hoạt động công nghiệp thường gắn với những khu dân cư đông đúc hơn so với nông nghiệp. Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn phản ánh đặc trưng sản xuất của kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp. Chuyển ý: Con người có những nhu cầu nhất định về ĐK sống, từ đó dẫn đến sự phân bố dân cư, đồng thời sự tác động của các nhân tố cũng hình thành những điểm quần cư khác nhau. * HĐ2: Tìm hiểu về các loại hình quần cư (Nhóm) - GV giải thích thuật ngữ "Quần cư": Quần cư là tập hợp các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. - HS đọc mục II, cho biết: + Có mấy loại hình quần cư? + Phân biệt 2 loại hình quần cư chủ yếu. Nhóm 1: Quần cư nông thôn Nhóm 2: Quần cư đô thị - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức. Gợi ý: Dấu hiệu cơ bản để phân chia loại hình quần cư là: · Chức năng trong nền kinh tế quốc dân · Mức độ tập trung dân cư, quy mô dân số · Kiểu kiến trúc quy hoạch. Chuyển ý: Do tác động của quá trình CNH, HĐH, bộ mặt của làng quê đang có sự thay đổi. Lối sống thành thị đang lan tỏa về các vùng nông thôn. Đó là một trong những biểu hiện của đô thị hoá. Đây cũng là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay. * HĐ3: Tìm hiểu về quá trình đô thị hóa (Cá nhân/ cặp) - Quan sát bảng số liệu 3.1, nhận xét về sự thay đổi của số dân thành thị và tỉ lệ dân số thành thị ở nước ta? Tăng nhưng không đều giữa các giai đoạn, giai đoạn tăng nhanh nhất là 1995-2003, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. - Cho biết, sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? Quá trình ĐTH chậm, kinh tế nông nghiệp vẫn còn giữ vị trí khá cao. - Cho ví dụ minh họa về việc mở rộng qui mô các thành phố? + Có 2 đô thị quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị quy mô dân số từ 350 nghìn – 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn – 350 nghìn người. + Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1. + Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường do dân cư tập trung quá đông ở các TP lớn. I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư - Năm 2003, MĐDS của nước ta là 246 người/ km2. Đây là mật độ thuộc loại cao của thế giới. - Dân cư phân bố không đồng đều: + Các vùng đồng bằng, duyên hải và các đô thị dân cư tập trung đông đúc. + Trung du, miền núi: dân cư thưa thớt. ĐBSH có MĐDS cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có MĐDS thấp nhất. + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: 74% dân số sống ở nông thôn, 26% sống ở thành thị. II/ Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn + Các điểm dân cư nông thôn (làng, ấp, bản, phum, sóc,) mang tính chất phân tán trong không gian. + Chức năng chính là hoạt động nông nghiệp. + Nơi cư trú thông thường cũng là nơi SX. 2. Quần cư thành thị + Có mức độ tập trung dân cư cao. + Đô thị nước ta thường có nhiều chức năng. Các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và KHKT quan trọng. + Về kiến trúc quy hoạch: các khu nhà ở, khu vực SX (nhà máy, xí nghiệp), được phân bố thành từng khu vực, từng dãy. III/ Đô thị hóa - Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao: + Số dân đô thị tăng. + Quy mô đô thị được mở rộng. + Phổ biến lối sống thành thị. - Trình độ đô thị hóa còn thấp. - Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. IV- Đánh giá 1/ Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta. 2/ Đô thị hóa là gì? V- Hoạt động nối tiếp Bài tập 3 trang 14 SGK. VI- Phụ lục Bảng 3.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân số thành thị nước ta thời kì 1985 - 2003 Năm 1985 1990 1995 2000 2003 Số dân thành thị (nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị (%) 11360,0 18,97 12880,3 19,51 14938,1 20,75 18771,9 24,18 20869,5 25,80

File đính kèm:

  • docBai 3 Phan bo dan cu.doc