Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Đề kiểm tra 1 tiết

Câu 1:Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tỏ quốc, gồm tất cả:

 a. 50 dân tộc. b. 54 dân tộc c. 48 dân tộc. d. 58 dân tộc.

Câu2: Dân số đông và tăng nhanh dẫn đến hậu quả:

 a. Kinh tế không phát triển kịp với nhu cầu đời sống. b.Bất ổn về xã hội.

 c. Khó khăn trong việc bảo vệ môi trường. d.Tất cả các vấn đề trên.

 Câu 3: Ở nước ta hiện nay việc làm đang là vấn đề gây gắt lớn là do:

 a. Số người trong độ tuổi lao động tăng cao. b. Ở nông thôn sự phát triển ngành nghề còn hạn chế.

 c. Ở các khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. c.Tất cả các nguyên nhân trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Đề kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT Lớp 9 Môn : Địa lí Họ và tên:...................................... Đề 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c,d) của ý đúng nhất. Câu 1:Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tỏ quốc, gồm tất cả: a. 50 dân tộc. b. 54 dân tộc c. 48 dân tộc. d. 58 dân tộc. Câu2: Dân số đông và tăng nhanh dẫn đến hậu quả: a. Kinh tế không phát triển kịp với nhu cầu đời sống. b.Bất ổn về xã hội. c. Khó khăn trong việc bảo vệ môi trường. d.Tất cả các vấn đề trên. Câu 3: Ở nước ta hiện nay việc làm đang là vấn đề gây gắt lớn là do: a. Số người trong độ tuổi lao động tăng cao. b. Ở nông thôn sự phát triển ngành nghề còn hạn chế. c. Ở các khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. c.Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 4: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với: a. Tốc độ và trình độ cao. b. Tốc độ cao nhưng trình độ còn thấp. c. Tốc độ và trình độ thấp. d. Trình độ cao nhưng tốc độ còn thấp. Câu 5: Rừng nước ta chia làm 3 loại: A. Rừng sản xuất B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng. Với các chức năng : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng và xuất khẩu. Bảo vệ sinh thái , bảo vệ giống loài quí hiếm. Phòng chống thiên tai ,bảo vệ môi trường. Cách ghép đôi loại rừng và chức năng tương ứng nào sau đây là đúng: a. A1, B2, C3. b. A2 , B3 ,C1. c. A3 , B1 , C2. d. A1 ,B3 , C2. Câu 6: Cho biết vùng trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta: a. Bắc Trung Bộ. b. Duyên hải Nam Trung Bộ. c. Trung du và miền núi Bắc Bộ. d. Tây Nguyên. Câu 7: Loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở nước ta hiện nay. a. Đường hàng không. b. Đường bộ. c. Đường sông, đường biển. d. Đường sắt. Câu 8:Sự phân bố tập trung các hoạt đông thương mại giữa các vùng trong nước phụ thuộc vào: a. Quy mô dân số. b. Sức mua của nhân dân. c. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế. d. Cả ba điều kiện trên. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu1:Nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Hãy nêu một số thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế của nước ta? (3 điểm). Câu 2: Cho bảng số liệu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây 1990- 2002 (nghìn ha). (3 điểm). Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 9040,0 6474,6 1199,3 1366,1 12831,4 8320,3 2337,3 2173,8 Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây. Điểm ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT Lớp 9 Môn : Địa lí Họ và tên:...................................... Đề 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c,d) của ý đúng nhất. Câu1: Trong 54 dân tộc nước ta dân tộc nào phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ,ven biển. a. Kinh, Chăm, Hoa ,Khơ- me. b. Kinh , Mông, Tày, Thái. c. Kinh, Ga- Rai, Ê- đê, Ba-na. d. Kinh, Vân Kiều,Cơ-tu, Xơ-đăng. Câu 2: Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều giữa các vùng : a.Đồng bằng và miền núi , cao nguyên. b.Nông thôn và thành thị. c.Vùng ven biển và vùng sâu vùng xa. d. Tất cả a, b, c đều đúng. Câu 3: Quá trình đô thị hoá nước ta diễn ra với: a. Tốc độ cao nhưng trình độ còn thấp. b. Trình độ cao nhưng tốc độ còn thấp. c. Tốc độ và trình độ cao. d. Tốc độ và trình độ thấp. Câu 4: Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của nước ta thể hiện chủ yếu ở các mặt nào? a. Cơ cấu ngành. b. Cơ cấu thành phần kinh tế. c.Cơ cấu lãnh thổ. d. Cả a,b,c đều đúng. Câu 5: Rừng nước ta chia làm 3 loại: A. Rừng sản xuất B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng. Với các chức năng : 1.Cung cấp nguyên liêu cho công nghiệp, cho dân dụng và xuất khẩu. 2.Bảo vệ sinh thái , bảo vệ giống loài quí hiếm. 3.Phòng chống thiên tai ,bảo vệ môi trường. Cách ghép đôi loại rừng và chức năng tương ứng nào sau đây là đúng: a.A1, B3, C2. b. A2, B3, C1. c. A1, B2, C3. d. A3, B1,C2. Câu 6: Công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta phân bố chủ yếu ở: Than ở Quảng Ninh- Dầu khí ở thềm lục địa phía Nam. Than ở Quảng Nam- Dầu khí ở vịnh Bắc Bộ. Dầu khí thềm lục địa Quảng Ninh- Than ở Quảng Ngãi. Dầu khí ở vịnh Thái Lan- Than ở Quảng Bình. Câu 7:Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng tạo điều kiện: a. Thúc đẩy sản xuất phát triển. b. Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. c. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. d. Cả a,b,c đều đúng. Câu 8: Loại hình giao thông nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? a. Đường hàng không. b. Đường bộ. c. Đường sông, đường biển. d. Đường sắt. Hoạt động nội thương nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào. a. Tây Nguyên. b. Đông Nam Bộ. c. Đồng bằng sông Cửu Long d. Đồng bằng sông Hồng II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Trình bày những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. (3 điểm) Câu 2: Cho bảng số liệu sau đây: (3 điểm) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 100,0 40,5 23,8 35,7 100,0 29,9 28,9 41,2 100,0 27,2 28,8 44,0 100,0 25,8 32,1 42,1 100,0 25,4 34,5 40,1 100,0 23,3 38,1 38,6 100,0 23,0 38,5 38,5 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002 . Hãy nhận xét biểu đồ băng cách trả lời câu hỏi sau: -Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông,lâm ,ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? -Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì? ĐÁP ÁN: I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0.5 điểm). 1b,2d,3d,4b,5d,6d,7b,8d. II. Phần tự luận: Câu 1: Ě Nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch: -Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực nông- lâm –ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng, khuvực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. (0.5 điểm) -Chuyển dĩch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp, tạo nên vùng kinh tế phát triển năng động. (0.5 điểm) -Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước sang nền kinh tế nhiều thành phần. (0.5 điểm) ĚNhững thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế của nước ta: -Những thành tựu: (1 điểm) +Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. +Cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. +Sự phát triển của nền sản xuấthàng hoá hướng ra xuất khẩu,thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. +Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. -Những khó khăn: (0.5 điểm) +Sự phân há giàu nghèo trong xã hội. +Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc gay gắt. +Môi trưồng bi ô nhiễm. Câu 2:ĚChuyển số liệu về tỉ lệ % -Vẽ biểu đồ: Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng (%) Góc ở tâm biểu đồ hình tròn (độ) 1990 2002 1990 2002 Toång soá 100,0 100,0 360 360 Caây löông thöïc 71,6 64,8 258 233 Caây coâng nghieäp 13,3 18,2 48 66 Caây thöïc phaåm, caây aên quaû, caây khaùc 15,1 17,0 54 61 Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo loại cây năm 1990 và 2002 (%) ĚNhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp: +Cây lương thực: diện tích gieo trông tăng 1845,7 nghìn ha, nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% xuống 64,8%. +Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng1138 nghìn ha và tỉ trong cũng tăng từ 13,3% lên18,2%. ĐỀ 2: I .Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0.5 điểm) 1a,2d,3a,4d,5a,6a,7d,8a. II. Phần tự luận: Câu 1: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta. -Tài nguyên đất: Là tài nguyên vô cùng quí giá , là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. (0.25 điểm) -Tài nguyên đất: Khá đa dạng, trong đó có 2 nhóm đất cơ bản là đất phù sa và đát feralit. (0.25 điểm) +Đất phù sa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày khác, tập trung ở Đồng bằng sông Hồng , Đồng nbằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung. (0.25 điểm) +Đất feralit phân bố ở vùng núi, trung du, vùng Tây Nguyên, Dông Nam Bộ với cây công nghiệp lâu năm. (0.25 điểm) -Tài nguyên khí hậu: +Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa , nguồn nhiệt ẩm cao là điều kiện thuân lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển qunh năm. (0.5 điểm) +Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc Nam và theo độ cao trồng được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. (0.5 điểm) Hạn chế: Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển, ảnh hưởng đến cây trồng, thời tiết diễn biến thất thường và các thiên tai như sương muối , rét hại,...ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. (0.25 điểm) -Tài nguyên nước: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, diện tích mặt nước rộng, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản. (0.5 điểm) -Tài nguyên sinh vật: Đa dạng nhiều chủng loại là điều kiện và cơ sở để phát triển cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt. (0.25 điểm) Câu 2: Ě Vẽ biểu cơ cấu GDP Việt Nam thời kì 1991-2002: Ě Nhận xét: +Sự giảm mạnh của tỉ trọng nông,lâm ,ngư nghiệp từ 40% xuống còn 23% nói lên : nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. +Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất phản ánh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển. Cách cho điểm câu 2 cả 2 đề như sau: -Tên biểu đồ, ghi chú thích (0.75 điểm). -Thể hiện số liệu trên bản đồ đúng,chính xác, đẹp (1,25 điểm) -Nhận xét đúng (1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1t Dia li 9.doc
Giáo án liên quan