Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Biểu đồ hình cột

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết cách vẽ biểu đồ hình cột.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.

- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY-HỌC:

- Thước, phấn màu (GV).

- Thước kẻ, hộp bút màu (HS).

III. PHƯƠNG PHÁP: Học sinh làm việc cá nhân; đàm thoại, gợi mở; thảo luận theo nhóm nhỏ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Biểu đồ hình cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách vẽ biểu đồ hình cột. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. - Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY-HỌC: - Thước, phấn màu (GV). - Thước kẻ, hộp bút màu (HS). III. PHƯƠNG PHÁP: Học sinh làm việc cá nhân; đàm thoại, gợi mở; thảo luận theo nhóm nhỏ. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ 1995-2002 (đơn vị tỉ đồng). Năm Tiểu vùng 1995 2000 2002 Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 1, Hãy vẽ biểu đồ hình cột về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vung Đông Bắc và Tây Bắc. 2, Hãy nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vung Đông Bắc và Tây Bắc ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Cá nhân. -GV: Hướng dân học sinh vẽ biểu đồ. + Vẽ hệ trục tọa độ Oxy: Trục tung đơn vị (tỉ dồng); Trục hoành: (năm). + Tiến hành vẽ theo năm: Từ năm 1995 đến năm 2002. + Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc + Viết tên biểu đồ; Lập bảng chú giải. 1. Vẽ biểu đồ: Tỉ đồng Năm * Hoạt động 2: Nhóm. -GV: Hãy nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng ĐB và TB ? -HS: Các nhóm thảo luận trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức như phần nội dung. 2. Nhận xét biểu đồ: - Từ 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng 2002. + Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995. + Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995. - Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc luân cao hơn giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc. + Năm 1995 gấp 19,3 lần + Năm 2000 gấp 19,7 lần + Năm 2002 gấp 20,5 lần 3. Củng cố: Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình cột ? 4. Dặn dò: Về nhà vẽ hoàn thiện biểu đồ. Tiết 2: BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách xử lý số liệu cho sẵn, nắm được các bước vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn. - Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY-HỌC: - Thước, com-pa, phấn màu (GV). - Thước kẻ, hộp bút màu (HS). III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Bài cũ: Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình cột ? Đáp án: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy: Trục tung đơn vị (tỉ dồng); Trục hoành: (năm); Tiến hành vẽ theo năm: Từ năm 1995 đến năm 2002; Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc; Lập bảng chú giải; Ghi tên biểu đồ. 2. Bài mới: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha). Các nhóm cây Năm 1990 2002 Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. 1366,1 2173,8 1, Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 22cm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 26cm ? 2, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô, diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Cá nhân. -GV: Hướng dẫn HS xử lý số liệu. + Tổng diện tích gieo trồng là 100%. + Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600 => 1% ứng với 3,6 độ (góc ở tâm) - Cách tính: + Cây lương thực 1990 = (6474,6/9040) x 100 = 71,6%. + Góc ở tâm trên biểu đồ của cây lương thực là 71,6 x3,60 =2580 -GV: Cây công nghiệp; Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tính tương tự như trên. 1. Xử lý số liệu: Năm 1990 2002 Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng Góc ở tâm (ñoä) Cơ cấu diện tích gieo trồng Góc ở tâm (ñoä) Tổng số 100,0% 3600 100,0% 3600 Cây lương thực 71,6 258 64,8 233 Cây công nghiệp 13,3 48 18,2 66 Cây thực phẩm 15,1 54 16,9 61 3. Củng cố: Hãy nêu các bước xử lý số liệu để vẽ biểu đồ hình tròn ? 4. Dặn dò: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3: BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách xử lý số liệu cho sẵn, nắm được các bước vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn. - Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY-HỌC: - Thước, com-pa, phấn màu (GV). - Thước kẻ, hộp bút màu (HS). III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Bài cũ: Hãy nêu các bước xử lý số liệu để vẽ biểu đồ hình tròn ? Đáp án: Lấy sản lượng của từng nhóm cây theo năm chia cho tổng số rồi nhân với 100%; Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600 => 1% ứng với 3,6 độ (góc ở tâm); Lấy % sản lượng của từng nhóm cây đã tính được nhân với 3,60 ra kết quả góc ở tâm. 2. Bài mới: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha). Các nhóm cây Năm 1990 2002 Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. 1366,1 2173,8 1, Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 22cm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 26cm ? 2, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô, diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 2: Cả lớp. -GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ. + Vẽ hai biểu đồ có bán kính 22mm và 26mm. + Tên biểu đồ. + Bảng chú giải. 2. Vẽ biểu đồ: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY * Hoạt động 3: Nhóm. -GV: Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây ? -HS: Các nhóm thảo luận trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức như phần nội dung. 3. Nhận xét: - Cây lương thực: Diện tích gieo trồng tăng từ 6,474.6 (ha) lên 8,320.3 (ha); Tăng 1,845.7 (ha). Nhưng tỉ trọng lại giảm từ 71,6% (1990) xuống 64,8% (1992). - Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng 1,138 (ha) và tỉ trọng tăng từ 13,3% lên 18,2%. - Cây thực phẩm, cây ăn quả và các loại cây trồng khác : Diện tích gieo trồng tăng 807,7 (nghìn ha), tỉ trọng lại tăng từ 15,1% (1990) lên 16,9 % (1992). 3. Củng cố: Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình tròn ? 4. Dặn dò: Về nhà vẽ hoàn thiện biểu đồ. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết cách vẽ biểu đồ đường theo các chỉ số đã cho trước. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường. - Rèn luyện kĩ năng nhận xét và giải thích. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY-HỌC: - Thước, phấn màu (GV). - Thước kẻ, hộp bút màu (HS). III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Bài cũ: Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình tròn ? Đáp án: Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R; Vẽ lần lượt các chỉ tiêu từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ bằng thước đo độ hoặc chia theo tỉ lệ (%); Ghi tên biểu đồ. 2. Bài mới: Cho bảng số liệu sau: Chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm: 1990-2002 (năm 1990=100%). Năm 1990 1995 2000 2002 Trâu 100 103,8 101,5 98,6 Bò 100 116,7 132,4 130,6 Lợn 100 133,0 164,7 189,0 Gia cầm 100 132,3 182,6 217,2 1, Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm từ 1990-2002 ? 2, Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy giải thích tại sao đàn gia cầm và lợn tăng? Tại sao đàn trâu không tăng? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Cá nhân. -GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường. + Trục tung: Biểu thị số (%) có vạch, trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu là: (182,6%); Có mũi tên theo chiều tăng giá trị, ghi đơn vị tính (%); Gốc toạ độ lấy 0, nhưng có thể lấy một trị số phù hợp ≥ 100. + Trục hoành: Biểu thị năm; Có mũi tên theo chiều giá trị, ghi rõ năm; Gốc toạ độ trùng năm gốc (1990); Khoảng cách các năm bằng nhau (5 năm), riêng từ 2000-2002: 2 năm. - Vẽ các đồ thị: Vẽ bằng các màu khác nhau hoặc bằng các đường nét đứt, nét liền khác nhau. + Tên biểu đồ. + Bảng chú giải. 1. Vẽ biểu đồ: * Hoạt động 2: Nhóm. -GV: Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy giải thích tại sao đàn gia cầm và lợn tăng? Tại sao đàn trâu không tăng? -HS: Các nhóm thảo luận trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức như phần nội dung. 2. Nhận xét, giải thích: - Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất, đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu: + Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh. + Do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi; Hình thức chăn nuôi đa dạng. - Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng: + Cơ giới hoá trong nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo giảm. + Đàn bò được chú ý chăn nuôi để cung cấp thịt và sữa. 3. Củng cố: Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đường ? 4. Dặn dò: Về nhà vẽ hoàn thiện biểu đồ. Tiết 5: ND: 06/10/2011 BIỂU ĐỒ MIỀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức. - Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu cơ cấu GDP 1991-2000. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ miền. - Nhận xét biểu đồ. 3. Thái độ: - Có nhận thức đúng đắn về kĩ năng vẽ biểu đồ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Biểu cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991-2002. - Dụng cụ học tập: Thước kẻ, bút chì, bút màu. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại; trực quan; dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đường ? Trả lời: Trục tung: Biểu thị số (%) có vạch theo trị số từng năm, có mũi tên theo chiều tăng giá trị, ghi đơn vị tính (%); Gốc toạ độ lấy 0, nhưng có thể lấy một trị số phù hợp ≥ 100; Trục hoành: Biểu thị năm; Có mũi tên theo chiều giá trị, ghi rõ năm; Gốc toạ độ trùng năm gốc; Lưu ý khoảng cách các năm; Vẽ đường biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc bằng các đường nét đứt, nét liền khác nhau; Ghi tên biểu đồ. 2. Bài mới: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%). Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nông – Lâm – Ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 1) Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002 2) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002: - Sự giảm mạnh của tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? - Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng? Thực tế này phản ánh điều gì ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Cá nhân. -GV: Giới thiệu cánh vẽ biểu đồ Miền: + Là biểu đồ hình chữ nhật, trục tung có giá trị là 100% (tổng số). + Trục hoành là các năm. + Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu của từng năm, vẽ đến đâu tô màu hay kẻ vạch đến đó đồng thời thiết lập bảng chú giải. + Hoàn thành và ghi tên biểu đồ. 1. Vẽ biểu đồ: BIỂU ĐỒ: THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP NƯỚC TA THỜI KỲ 1991-2002. Hoạt động 3: Nhóm. -GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm. + Sự giảm mạnh của tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? + Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng? Thực tế này phản ánh điều gì ? -HS: Các nhóm thảo luận trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá và cho điểm các nhóm. 2. Nhận xét BĐ: - Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nông nghiệp. - Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên rất nhanh phản ánh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đang tiến triển mạnh 3. Cũng cố: Nhắc lại các bước vẽ biểu đồ Miền? 4. Dặn dò: Về nhà vẽ hoàn thiện biểu đồ. Tiết 6: ND: 15/2/1011 BIỂU ĐỒ THANH NGANG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS cần: - Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Kĩ năng: - Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của ĐBSCL và ĐBSH so với cả nước. - Rèn kĩ năng vẽ biều đồ cột hoặc thanh ngang. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển kinh tế bền vững. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Thước kẻ, máy tính, bút màu, bút chì. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Nhắc lại các bước vẽ biểu đồ Miền ? Trả lời: Là biểu đồ hình chữ nhật, trục tung có giá trị là 100% (tổng số); Trục hoành là các năm; Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu của từng năm, vẽ đến đâu tô màu hay kẻ vạch đến đó đồng thời thiết lập bảng chú giải; Hoàn thành và ghi tên biểu đồ. 2. Bài mới: Cho bảng số liệu sau: Tình hình sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng Bằng Sông Hồng và cả nước, năm 2002 (%). SẢN LƯỢNG ĐBSCL ĐBSH CẢ NƯỚC Cá biển khai thác 41,5 4,6 100% Cá nuôi 58,4 22,8 100% Tôm nuôi 76,7 3,9 100% 1, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH so với cả nước ? 2, Hãy nhận xét sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản của ĐBSCL so với ĐBSH và cả nước ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt đông 1: Cá nhân. -GV: Theo các em với những số liệu như trên chúng ta nên chọn loại biểu đồ nào là thích hợp nhất. Vì sao ? -HS: Biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang, vì nó biểu thị và so sánh được đầy đủ các sản phẩm thuỷ sản của hai vùng và cả nước. -GV: HDHS vẽ biểu đồ: Vẽ hệ trục tọa độ có tâm 0. + Trục tung (đứng) chia đều các đoạn biểu thị các sản phẩm. + Trục hoành (ngang) thành 10 đoạn (mỗi đoạn tương ứng với (10%) đầu mút ghi (%). + Vẽ các cột tương ứng theo số liệu đã xử lí, trên đầu mỗi cột ghi trị số. 1. Vẽ biểu đồ: * Hoạt động 2: Nhóm. -GV: Hãy nhận xét sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản của ĐBSCL so với ĐBSH và cả nước ? -HS: Các nhóm thảo luận trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá và cho điểm các nhóm. 2. Nhận xét sản lượng thuỷ sản: - Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm trên 50% diện tích đồng bằng của cả nước. - Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa đồng bằng sông Hồng về sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. 3. Cũng cố: Nhắc lại các bước vẽ biểu đồ thanh ngang ? 4. Dặn dò: Về nhà vẽ hoàn thiện biểu đồ.

File đính kèm:

  • docDIA LY 9 TU CHON.doc
Giáo án liên quan