Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 10: Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc,gia cầm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1.Kiến Thức :

 - Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng sử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ cụ thể

 là tính cơ cấu phần trăm, tính tốc độ tăng trưởng lấy gốc 100,0%

 - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể

 hiện tốc độ tăng trưởng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 10: Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc,gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/9/9/2009 Ngày dạy: 29/9/2009 Tiết 10: BÀI 10 THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔØI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC,GIA CẦM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến Thức : - Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ cụ thể là tính cơ cấu phần trăm, tính tốc độ tăng trưởng lấy gốc 100,0% - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. - Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích. 3.Thái độ: II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT: - Bảng số liệu SGK. III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp thực hành IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định (1p) 2. Kiểm tra bài cũ : (5p) a. Xác định trên bản đồ hình 9.2 các vùng phân bố rừng chủ yếu? b. Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường trọng điểm ở nước ta? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ BÀI GHI HĐ1: HS Làm việc theo nhóm Bước1:Lập bảng số liệu đã xử lí a/ Dựa vào bảng 10.1, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện diện tích cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm; Bảng 10.1 Diện tích gieo trồng phân theo loại cây (Đơn vị tính: nghìn ha) 1990 2002 Tổng số 9040.0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,4 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8 *Xử lí số liệu: 6474,6:9040 =71,6% 1199,3: 9040 =13,3% 1366.1: 9040 =15,1% Biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm. *Xử lí số liệu:8320,3:12831,4=64,9% 2337,3: 12831,4=18,2% 2173,8:12831,4=16,9% b/ Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các loại cây lương thực và cây công nghiệp . HĐ2: HS Làm việc theo nhóm GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường a/ Hãy tính tốc độ phát triển đàn trâu bò, đàn bò, đàn lợn và đàn gia cầm, lấy năm 1990 = 100% *Đàn trâu 1995=2962,8*100:2854,1=103,8 2000=2897,2*100:2854,1=101,5 Bảng 10.2 người ta đã xử lí số liệu đem số trâu năm đó (1995) chia số trâu ở gốc (1990) b/ Vẽ trên cùng một trục hệ toạ độ 4 đường biểu diễn tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995 và 2000. GV Gốc toạ độ thường lấy trị số 0 nhưng cũng có thể lấy một trị số phù hợp ≤ 100 Trục hoành (năm) có mũi tên theo chiều tăng gốc toạ độ trùng với năm gốc(1990) khoảng cách là 5 năm Nếu ta lấy gốc toạ độ trị số 80% thì trục tung sử dụng hợp lí hơn là lấy gốc toạ độ trị số là 0 c/ Dựa trên hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học , giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất? Tại sao đàn trâu không tăng? -Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất:Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu, do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng - Đàn trâu không tăng chủ yếu do nhu cầu về sức kéo đã giảm nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp I. BẢNG SỐ LIỆU 10.1 (17p) - Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 1990 và 2002. II. BẢNG SỐ LIỆU 10.2 (17p) Biểu đồ thể hiện tỉ số tăng trưởng đàn gia súc,gia cầm của nước ta qua các năm. 4.Kiểm tra đánh giá (4p) Câu hỏi sách bài tập 5.Hướng dẫn bài về nhà (1p) Chuẩn bị bài sau: Bài 11 V.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 10 .doc