Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 24 - Bài 19: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

-Phân tích về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng – một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.

2.Kỹ năng:

-Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng dữ liệu.

 3.Thái độ:

 - Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 24 - Bài 19: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 24 THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ngày dạy: 06.11.09 Bài: 19 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Phân tích về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng – một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất. 2.Kỹ năng: -Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng dữ liệu. 3.Thái độ: - Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Máy tính, thước, bút chì, bút màu. 2. Học sinh: -Tập bản đồ Địa lí 9 – bài soạn, thước, compa, bút chì . III. Phương pháp dạy học: -Phương pháp trực quan -Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm IV.Tiến trình: 1. Oån định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Giảng bài mới: Khởi động: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành. Hoạt động thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Cá nhân Gv hứơng dẫn HS cách vẽ biểu đồ -Vẽ trục tọa độ: trục đứng thể hiện %, trục ngang thể hiện thời gian (năm). -Ghi đại lượng ở đầu mỗi trục và chia khoảng cách tr6en các trục sao cho đúng. -Hướng dẫn vẽ từng đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. Mỗi đường có kí hiệu và màu sắc riêng. -Ghi tên biểu đồ. Hoạt động 2: Cặp ? HS trả lời các câu hỏi bài tập 2 SGK HS trình bày kết quả. GV chuẩn xác kiến thức: a. Nhận xét: -Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng lên. - Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số. b. Giải thích: - Sản lượng lương thực tăng nhanh do: đẩy mạnh thủy lợi, cơ khí hóa nông nghiệp, chọn giống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật, chú ý phát triển công nghiệp chế biến, tăng vụ, đưa vụ đông thành vụ chính, chú ý phát triển ngô trên diện rộng năng suất cao. -Dân số tăng chậm do thực hiện tố KHHGĐ. -Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh do sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm. HS tự vẽ biểu đồ vào vở GV gọi HS khá lên bảng vẽ biểu đồ. 4. Củng cố và luyện tập: ? Vì sao thâm canh tăng vụ, tăng năng suất là biện pháp quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 22 -Chuẩn bị bài 23: “VÙNG BẮC TRUNG BỘ”. ? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ? Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội V.Rút kinh nghiệm 1/Nội dung: +Ưu điểm: +Tồn tại:.. CHướng khắc phục. 2/Phương pháp: +Ưu điểm:.. +Tồn tại: CHướng khắc phục 3/Hình thức tổ chức +Ưu điểm: +Tồn tại: CHướngkhắc phục

File đính kèm:

  • docDia 9 bai 22.doc