Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 28 - Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

I.Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Sau bài học HS cần:

 -Hiểu và trình bày tiềm năng kinh tế biển của vùng.

 -Sự chuyển biến mạnh mẽ về KT-XH.

 -Sự tác động mạnh mẽ của vùng KT trọng điểm miền Trung tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của vùng.

2. Kỹ năng:

-Phân tích bản đồ kinh tế, các bảng thống kê.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 28 - Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Bài: 26 Ngày dạy: 20.11.09 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tiếp theo) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần: -Hiểu và trình bày tiềm năng kinh tế biển của vùng. -Sự chuyển biến mạnh mẽ về KT-XH. -Sự tác động mạnh mẽ của vùng KT trọng điểm miền Trung tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của vùng. 2. Kỹ năng: -Phân tích bản đồ kinh tế, các bảng thống kê. -Mối quan hệ giữa đất liền – biển - đảo 3. Thái độ: -Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Bản đồ kinh tế và tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ. 2. Học sinh:-Tập bản đồ Địa lí 9 – bài soạn III Phương pháp dạy học: -Phương pháp trực quan -Thảo luận nhóm IV.Tiến trình: 1. Oån định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập 2. Kiểm tra bài cũ: ? Các thiên tai và ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến sản xuất và đời sống dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ (7 điểm) ? Vùng Bắc Trung Bộ có di sả văn hóa và di sản thiên nhiên đựơc UNESCO công nhận đó là: a. Cố Đô Huế, động Hương Tích. b. Các Lăng Tẩm ở Huế, động Phong Nha Kẻ Bàng. c. Cố Đô Huế, động Phong Nha Kẻ Bàng. d. Đại Nội Huế, núi Bạch Mã (3 điểm) - Vùng Bắc Trung Bộ thường gặp nhiều thiên tai như: +Về mùa hè: Gío nóng, khô Tây Nam còn gọi là gió lào làm khô cháy mùa màng, cây cối gây tai hại cho nhà nông. +Về mùa thu: Thườngcó bão từ Biển Đông thổi vào, ngòai ra còn có mưa dầm gây lũ lụt gây trở ngại cho ngư dân không ra biển đuợc, nhà cửa, cầu cống, đường sá hư hỏng tổn hại nông nghiệp, giao thông vận tải, nhân mạng và sinh hoạt Câu c 3. Giảng bài mới: Khởi động: Việc phát triển kinh tế – xã hội vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì? Sau đó GV chốt lại vấn đề, nói: Trong nền kinh tế thị trường, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác thế mạnh của mình, tìm ra giải pháp hợp lý để hạn chế những khó khăn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân. Hoạt động 1: Cá nhân ? Dựa vào bảng 26.1, H26.1, Atlat địa lí Việt Nam (trang 14) kết hợp kiến thức đã học: -Nhận xét tình hình chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản của vùng. -Cho biết tình hình trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả? -Xác định trên bản đồ các bãi tôm, bãi cá. Tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản biển? -Cho biết vùng có những khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn. (Diện tích chăn thả lớn, khí hậu nóng, khô thích hợp với bò. Bờ biển dài, nhiều bãi cá, bãi tôm: có 2 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước). HS phát biểu, chỉ bản đồ. GV chuẫn kiến thức. ? Duyên hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng về những sản phẩm gì? (Muối, nước mắm) GV chuyển ý: Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng nhằm phục vụ đời sống nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước, công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những bước tiến khá dài. Hoạt động 2: Cá nhân ? HS dựa vào B26.2, H26.1 kết hợp kiến thức đã học: -So sánh giá trị và sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên Hải Nam Trung Bộ với cả nước. -Xác định các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của mỗi trung tâm. -Cho biết những ngành công nghiệp nào phát triển mạnh hơn? HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. GV chuyển ý: Có vị trí cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam, cửa ngõ của Tây Nguyên ra biển Đông, ven biển có nhiều hải cảng sầm uất, du lịch của vùng diễn ra sôi động. Hoạt động 3: Cá nhân ? HS dựa vào H26.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam (trang 18, 20), kết hợp kiến thức đã học: -Xác định các tuyến đường giao thông qua vùng, các cảng biển, sân bay. -Nêu tên các điểm du lịch nỗi tiếng. -Nhận xét hoạt động dịch vụ của vùng. HS phát biểu, chỉ bản đồ GV chuẩn xác kiến thức GV chuyển ý: Các thành phố biển với hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch nhộn nhịp trở thành trung tâm kinh tế của vùng Hoạt động 4: Cá nhân ? Xác định vị trí các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. ? Cho biết tại sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên? ? Xác định các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miềm Trung. Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế liên vùng HS phát biểu, chỉ bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức. IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Nông nghiệp -Thế mạnh: chăn nuôi bò, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. -Khó khăn của nông nghiệp: quỹ đất hạn chế, đất xấu thiên tai. 2. Công nghiệp -Chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. -Tốc độ tăng trưởng nhanh. -Công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm khá phát triển. 3. Dịch vụ -Khá phát triển. -Tập trung ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. -Thế mạnh: du lịch IV. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ - Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. -Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tạo nên mối liên hệ kinh tế liên vùng. 4. Củng cố và luyện tập: ? Làm bài tập câu 1, 2,3 SGK/ 99 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 26. -Chuẩn bị bài 27: “Thực Hành: Kinh Tế Biển Của Bắc Trung Bộ Và Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” -Thước, compa, bút chì, máy tính V.Rút kinh nghiệm: 1/Nội dung: +Ưu điểm: +Tồn tại:.. CHướng khắc phục. 2/Phương pháp: +Ưu điểm:.. +Tồn tại: CHướng khắc phục 3/Hình thức tổ chức +Ưu điểm: +Tồn tại: CHướngkhắc phục

File đính kèm:

  • docDia 9 bai 26.doc
Giáo án liên quan