Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 33 - Tuần 16: Ôn tập

1. Kiến thức:

 Học sinh nắm vững các vấn đề cơ bản về lao động và việc làm của nước ta hiện nay.

 Một số nét về hoạt động dịch vụ và các điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta.

 Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề sản xuất lương thực ở Việt Nam.

 Cách vẽ và phân tích biểu đồ hình cột.

 Đặc điểm công nghiệp Tây Ninh.

2. Kĩ năng:

 Khái quát hoá và hệ thống hoá lại kiến thức đã học.

 Kĩ năng vẽ các loại sơ đồ, biểu đồ, cơ bản là biểu đồ hình cột.

3. Thái độ:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 33 - Tuần 16: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 33 Tuần dạy: 16 Ngày dạy: 06/12/2012 ÔN TẬP MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh nắm vững các vấn đề cơ bản về lao động và việc làm của nước ta hiện nay. Một số nét về hoạt động dịch vụ và các điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta. Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề sản xuất lương thực ở Việt Nam. Cách vẽ và phân tích biểu đồ hình cột. Đặc điểm công nghiệp Tây Ninh. Kĩ năng: Khái quát hoá và hệ thống hoá lại kiến thức đã học. Kĩ năng vẽ các loại sơ đồ, biểu đồ, cơ bản là biểu đồ hình cột. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường. NỘI DUNG HỌC TẬP: Vấn đề lao động và việc làm của nước ta hiện nay. Một số nét về hoạt động dịch vụ và các điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta. Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề sản xuất lương thực ở Việt Nam. Cách vẽ và phân tích biểu đồ hình cột. Đặc điểm công nghiệp Tây Ninh. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, sơ đồ vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Học sinh: Vấn đề việc làm và nguồn lao động ở nước ta hiện nay. Điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp Tây Ninh. Sản xuất lương thực ở nước ta. Nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. Dịch vụ. Kĩ năng vẽ các loại biểu đồ. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Học sinh nắm vững một số vấn đề về lao động và việc làm của nước ta hiện nay. b. Kĩ năng: Khái quát và hệ thống kiến thức. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Phương tiện dạy học: Biểu đồ hình 4.1 SGK. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết nguồn lao động nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Hàng năm lao động nước ta tăng thêm khoảng bao nhiêu ? (hơn 1,1 triệu) Ưu điểm. Hạn chế. Bước 2: Tại sao nói việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta hiện nay ? (thiếu sự đa dạng về các ngành nghề ở nông thôn, đòi hỏi trình độ cao ở thành thị ). 1. Lao động và việc làm: a. Lao động: Lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Tập trung nhiều ở nông thôn. Hạn chế về thể lực và trình độ. b. Việc làm: Thiếu việc làm ở nông thôn. Thất nghiệp ở thành thị: 6%. Lao động tăng nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển. HOẠT ĐỘNG 2 (5 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Học sinh nắm vững các đặc điểm về dịch vụ nước ta. b. Kĩ năng: Khái quát và hệ thống kiến thức. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Phương tiện dạy học: Biểu đồ hình 13.1 SGK. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dịch vụ là gì ? Bước 2: Tại sao nói dịch vụ nước ta có cơ cấu đa dạng ? Ví dụ minh hoạ ? Dịch vụ công cộng: Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. Dịch vụ sản xuất: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn. Dịch vụ tiêu dùng: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng. 2. Dịch vụ: Dịch vụ là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Các điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta. b. Kĩ năng: Khái quát và hệ thống kiến thức, vẽ và phân tích sơ đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Phương tiện dạy học: Sơ đồ hình 11.1 SGK. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành sơ đồ sau: Khoáng sản Nhiên liệu: than, dầu khí Kim loại: sắt, mangan, chì Phi kim: Apatít, pirít Sét, đá vôi Thuỷ năng sông suối Đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển Bước 2: Giáo viên chuẩn xác kiến thức. 3. Các điều kiện phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp năng lượng, hoá chất. Công gnhiệp luyện kim đen, màu. Công nghiệp hoá chất. Công nghiệp vật liệu xây dựng. Công nghiệp năng lượng (thuỷ điện). Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. HOẠT ĐỘNG 4 (10 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề sản xuất lương thực ở Việt Nam. Cách vẽ và phân tích biểu đồ hình cột. b. Kĩ năng: Khái quát và hệ thống kiến thức, vẽ biểu đồ cột. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Biểu đồ năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002 ; bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Vẽ biểu đồ cột thể hiện năng suất lúa (đơn vị: tạ/ha) của Đồng bằng sông Hồng thời kì 1955 - 2002 qua bảng số liệu sau: 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Hồng 44,4 55,2 56,4 Bước 2: Nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng đạt được những thành tựu to lớn gì ? Vì sao Bước 3: Xác định trên bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, các địa phương phát triển chăn nuôi lợn ? (năm 2002 có 6,3 triệu con lợn ). Vì sao ? (đông dân, nguồn lương thực thực phẩm dồi dào). 4. Nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng: Năng suất lúa cao nhất nước do trình độ thâm canh tăng năng suất, tăng vụ. Vụ động trở thành vụ chính, cơ cấu cây trồng đa dạng và hiệu quả kinh tế cao. Là vùng nuôi lợn nhiều nhất nước ta. HOẠT ĐỘNG 5 (5 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Nắm được những tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp b. Kĩ năng: Khái quát và hệ thống kiến thức. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Nông nghiệp Việt Nam chịu tác động của những nhân tố kinh tế - xã hội nào ? Dân cư và lao động. Cơ sở vật chất và hạ tầng cơ sở. Chính sách phát triển công nghiệp. Thị trường. Bước 2: Trong những năm gần đây, nước ta không những sản xuất gạo đủ ăn mà còn dành cho xuất khẩu. Vậy, nguyên nhân quan trọng thứ nhất tạo nên những thành tựu to lớn đó là gì ? 5. Vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với sự phát triển nông nghiệp: Nhiều nhân tố, quan trọng nhất là đường lối đổi mới trong nông nghiệp. HOẠT ĐỘNG 6 (5 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Nắm được Đặc điểm công nghiệp Tây Ninh. b. Kĩ năng: Khái quát và hệ thống kiến thức. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. - Phương tiện dạy học: Không. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Từ khi đổi mới đến nay, nền công nghiệp Tây Ninh có gì biến đổi ? Phát triển với tốc độ cao. Mạng lưới công nghiệp ngày càng mở rộng. Bước 2: Tuy tăng trưởng nhanh nhưng công nghiệp còn có những hạn chế nào cần khắc phục ? 6. Công nghiệp Tây Ninh: Tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc. Chưa có các ngành then chốt. Thiếu vốn, chậm đổi mới công nghệ. Hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Giáo viên tóm tắt lại các ý chính cần ôn tập chuẩn bị cho thi học kì I. 1.2. Nhận xét tinh thần chuẩn bị tiết học của học sinh. Hướng dẫn học tập: Học bài và làm các bài tập bản đồ từ đầu năm đến nay. Tiếp tục tự ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bằng bản đồ tư duy. Chuẩn bị tiết kiểm tra học kì I (theo đề cương của Sở GD & ĐT Tây Ninh). PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 33 (Repaired).doc