Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng đông nam bộ (tiếp theo)

1. Kiến thức

• Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP.

• Những khó khăn hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng.

2. Kĩ năng

• Kĩ năng kết hợp kênh hình với kênh chữ

• Kĩ năng phân tích, so sánh các số liệu dữ liệu.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng đông nam bộ (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 13 tháng 01 năm 2009 Tiết 36, bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP. Những khó khăn hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng. 2. Kĩ năng Kĩ năng kết hợp kênh hình với kênh chữ Kĩ năng phân tích, so sánh các số liệu dữ liệu. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ Tài liệu, tranh ảnh, về hoạt động kinh tế Đông Nam Bộ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) Trình bày những điều kiện tự nhiên trên đất lien và trên biển để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ? Đặc điểm dân cư- xã hội Đông Nam Bộ có gì nổi bật? Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 17’ 17’ Hoạt động 1 - Dựa vào SGK cho biết đặc điểm cơ cấu sản xuất công nghiệp trước và sau giải phóng (1975) ở Đông Nam Bộ có gì thay đổi? (Trước 1975: công nghiệp phụ thuộc, cơ cấu đơn giản. Sau 1975: cơ cấu công nghiệp đa dạng) - Dựa vào bảng 32.1 nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước. (So sánh 3 khu vực trong vùng với cả nước) - Dựa vào hình 32.2 nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ. (Tập trung ở đâu? gồm những ngành quan trọng nào?) - Vì sao công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh? ( vị trí địa lí, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động tại chỗ, công nghệ) - Vùng Đông Nam Bộ có những khó khăn nào trong phát triển công nghiệp? Hoạt động 2 (nhóm: 3 nhóm) - Dựa vào bảng 32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm và hàng năm? (là vùng trọng điểm cây công nghiệp; phân bố rộng rãi) - Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ? (đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất, công nghiệp chế biến, thị trường) - Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất. Vì sao? (cao su, ưu khí hậu nóng ẩm ít gió lớn) - Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi? - Quan sát hình 32.2 xác định hồ Dầu Tiếng, thuỷ điện Trị An? Vai trò của các hồ thuỷ điện? I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Công nghiệp: là thế mạnh của vùng - Cơ cấu công nghiệp đa dạng. gồm các ngành: khai thác dầu, hoá dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng - Công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (50%), Biên Hoà, Bà Rịa- Vũng Tàu 2. Nông nghiệp - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. - Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, mía, đậu tương - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Củng cố Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta? Công việc về nhà: Tìm hiểu: từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đến các địa phương trong cả nước và quốc tế bằng những loại hình giao thông nào? Thành phố Hồ Chí Minh có những điểm du lịch nào nổi tiếng? Làm bài tập 3 SGK trang 120 Làm các bài tập ở vở thực hành Ngày 20 tháng 01 năm 2009 Tiết 37, bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng góp phần phát triển và giải quyết việc làm Nắm được 3 trung tâm kinh tế Hiểu rõ khái niệm vè vùn kinh tế trọng điểm 2. Kĩ năng Kĩ năng kết hợp kênh chữ với kênh hình Khai thong tin trong bảng và lược đồ theo câu hỏi gợi ý II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ Tư liệu, tranh ảnh về Đông Nam Bộ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) Sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào sau khi đất nước thống nhất? Cho biết nhữn điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 20’ 14’ Hoạt động 1 - Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. (tỉ trọng các loại hình) - Dựa vào hình 14.1 cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác bằng những loại hình giao thông nào? (đường ô tô, đường biển, đường hàng không) - Phân tích vai trò đầu mối giao thông vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh. (các đường tạo thành mạng lưới quy tụ taig thành phố hồ chí minh) - Cho biết (hình 33.1) vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài? (vị trí địa lí, tiềm lực kinh tế lớn; vùng phát triển năng động; số lao động có kĩ thuật cao, nhạy bén với khoa học kĩ thuật) - Hoạt động xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì? (vị trí địa lí: cảng Sài Gòn, cơ sở hạ tầng, nhiều ngành kinh tế phát triển) - Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp? (cơ sở hạ tầng tốt, khí hậu thuận lợi, nền kinh tế phát triển năng động, thành phố hồ chí minh là trung tâm du lịch lớn) Hoạt động 2 - Xác định các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điêm phía Nam. (HS chỉ trên bản đồ) - Nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước. (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất; tỉ trọng GDP: 35,1% cả nước; công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh) 3. Dịch vụ - Dịch vụ rất đa dạng gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải - Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến động - Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thong vận tải quan trọng hàng đầu Đông Nam Bộ và cả nước. - Đông Nam Bộ là nới có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài của toàn quốc. V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ, các tỉnh phía Nam và cả nước. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Củng cố: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì đẻ phát triển các ngành dịch vụ? Tại sao các tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Mình đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp? Công việc ở nhà: Làm bài tập 3 SGK trang 123 (vẽ biểu đồ) Làm các bài tập ơ vở thực hành Chuẩn bị bài thực hành Ngày 27 tháng 01 năm 2009 Tiết 38, bài 32: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê Kĩ năng chọn loại biểu đò thích hợp Hoàn thiện kĩ năng kết hợp kênh hình với kênh chữ II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam Bản đồ địa lí kinh tế Việt Nam Thước kẻ, máy tính, bút chì màu, Atlát III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) Đặc điểm phát triển dịch vụ ở Đông Nam Bộ. Sửa bài tập 3 trang 123 Bài mới: Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu SGK trang 124 và trả lời các câu hỏi: Ngành nào có tỉ trọng lớn nhất? nhỏ nhất? - Cho biết với yêu cầu đề bài nên chọn loại biểu đồ nào? * Phương pháp tiến hành: gọi 1 HS khá lên vẽ, giáo viên hướng dẫn trực tiếp để học sinh vẽ theo. * Phương án 2: Vẽ biểu đồ hình thanh ngang Yêu cầu học sinh nhận xét kết quả làm việc trên bảng. học sinh cả lớp vẽ vào vở sau khi giáo viên nhận xét và sửa chữa Bài tập 2: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trả lời một yêu cầu. - Những ngành công nghiệp nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng - Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động - Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hổi kĩ thuật cao? - Vai trò vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước? IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Củng cố Công việc ở nhà: Tìm hiều về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngày 03 tháng 02 năm 2009 Tiết 39, bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Đồng bằng sông Cửu Long là vung sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước phong phú, đa dạng Người dân cần cù, năng động, sang tạo, linh hoạt Kĩ năng Làm quen với khái niệm chủ sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Kết hợp kênh hình kênh chữ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ tự nhiên Việt Nam Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long Tranh ảnh về Đồng bằng sông Cửu Long III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 10’ 18’ 11’ Hoạt động 1 - Dựa vào hình 35.1 xác định ranh giới của vùng trên đất liền và các đảo, quần đảo. - Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? (Liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng kinh tế năng động, các tuyến đường quốc tế, bờ biển dài, nhiều biển đảo) Hoạt động 2 - Địa hình vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì nổi bật (độ cao trung bình: 3-5m; độ dốc: 1cm/ 1km) - Với vị trí địa lí, khí hậu của vùng có đặc điểm gì? Sinh vật? (có thiên tai nhưng ít) - Dựa vào hình 35.1 cho biết các loại đất chính và sự phân bố của chúng. - Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực- thực phẩm. (sông Mê Công có nhiếu lợi thế) - Nêu một số khó khăn về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long . Giải pháp khắc phục? (Khó khăn: đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn; mùa khô kéo dài, nước biển xâm nhập sâu gây thiếu nước ngọt; mùa lũ ngập úng. Giải pháp: cải tạo đất phèn, mặn; thoát lũ, cấp nước ngọt mùa khô; sống chung với lũ; chuyển canh tác sang nuôi trồng) Hoạt động 3: - Sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì giống và khác với Đông bằng sông Hồng? (Đồng bằng sông Hồng chỉ có người Kinh) - Dựa vào bảng 35.1 nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. (trình độ dân trí, đô thị hoá thấp; đông dân, người dân năng động thích ứng với sản xuất) - Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bang dân trí và phát triển đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long? (Tỉ lệ người lớn biết chữ và dân số thành thị thấp hơn cả nước. Dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dưng kinh tế) I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GIỚI HẠN LÃNH THỔ - Là vùng tận cùng phía Nam của nước ta. - Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, sản xuất mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế văn hóa. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN a. Địa hình: tương đối bằng phẳng, diện tích: 39.734 km2 b. Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú c. Sinh vật rất phong phú đa dạng d. Đất đai: có 3 loại chính - Đất phù sa ngọt (1,2 tr.ha) - Đất phèn, mặn (2,5 tr. ha) *Tài nguyên thiên nhiên có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp * Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI - Là vùng đông dân có nhiều dân tộc sinh sống : kinh, khơ- me, chăm, hoa - Người dần cần cù, năng động thích ứng với sản xuất, với lũ hàng năm - Mặt bằng dân trí chưa cao IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Củng cố Nêu thế manh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long . Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trívà phát triển đô thị ở đông bằng này ? Công việc ở nhà : làm các bài tập ở vở thực hành Ngày 10 tháng 02 năm 2009 Tiết 40, bài 36 : VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực- thực phẩm lớn nhất cả nước Công nghiệp và dịch vụ bắt đầu phát triển 2. Kĩ năng Kĩ năng phân tích số liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ Kết hợp kênh hình với kênh chữ, liên hệ thực tế II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ kinh tế Việt Nam Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tranh ảnh về các hd kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Sông Mê Công có những lợi thế nào ? Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp những khó khăn gì ? Giải pháp khắc phục ? 3. Bài mới : TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 12’ 9’ 6’ 7’ Hoạt động 1 - Căn cứ bảng 36.1 tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (diện tích : 51,1% ; sản lượng :51,4%) - Cho biết các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ? (Kiêng Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang) - Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long (giải quyết vấn đề lương thực và xuất khẩu lương thực, cây lương thực chiếm ưu thế) - Ngoài trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long còn có tiềm năng phát triển ngành nào ? Phân bố ? (chăn nuôi vịt : Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng) - Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ? (vùng biển rộng ấm quanh năm ; rừng ven biển ; cơ sở chế biến ; thị trường) Hoạt động 2 - Vì sao công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm chiếm tỉ trọng cao ? (sản phẩm nông nghiệp dồi dào) - Quan sát hình 36.2 xác định các thành phố có cơ sở chế biến lương thực- thực phẩm. (Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh, Mĩ Tho, Cao Lãnh) Hoạt động 3 - Ý nghĩa của vân tải đường thuỷ trong sản xuất và đời sống dân cư Đồng bằng sông Cửu Long ? (vận tải được khối lượng lớn hàng hoá) - Nêu tiềm năng du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long ? (du lịch sinh thái : trên sông, miệt vườn, biển đảo) Hoạt động 4 - Xác định các vị trí Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. - Cần thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ? (Vị trí địa lí, cơ sở sản xuất công nghiệp, vai trò cảng Cần Thơ) IV. TÌNHTRIỂN KINH TẾ 1. Nông nghiệp - Chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta. - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh - Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước - Nghề trồng rừng (ngập mặn) có vị trí rất quan trọng 2. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp thấp - Ngành chế biến lương thực- thực phẩm chiếm tỉ trọng cao - Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp 3. Dịch vụ - Gồm các ngành chủ yếu : xuất khẩu gạo, thuỷ sản đông lạnh - Giao thông đường thuỷ có vai trò quan trọng V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) 1. Củng cố Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long ? 2. Công việc ở nhà: Làm bài tập 3 SGK trang 133 (vẽ biểu đồ cột) Làm các bài tập ở vở thực hành Ngày 20 tháng 02 năm 2009 Tiết 41, bài 37: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu được ngoài thế mạnh về lương tùng cong có thế mạnh về thuỷ sản, hải sản 2. kĩ năng Phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Rèn kĩ năng xử lí số liệu và vẽ biểu đồ Liên hệ 2 vùng đồng bằng lớn và cả nước II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam Bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tranh ảnh đánh bắt thuỷ, hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản? Cho biết những khó khăn của vùng trong vấn đề phát triển thuỷ sản? 3. Bài mới Bài tập 1 Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng số liệu - Nhận xét các số liệu về sản lượng thuỷ sản của 2 vùng đồng bằng. * Vẽ biểu đồ Bước 1: xử lí số liệu GV yêu cầu HS tính % cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2002 Kết quả xử lí số liệu. Đơn vị (%) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100% Cá nuôi 58,4 22,8 100% Tôm nuôi 76,7 3,9 100% Bước 2: Chọn loại biểu đồ thích hợp và vẽ biểu đồ Gọi một học sinh khá lên vẽ. Cả lớp đối chiếu so sánh và nhận xét biểu đồ Giáo viên nhận xét sửa chữa Bài tập 2 (nhóm) Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 vấn đề sau: - Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản? (Về điều kiện tự nhiên: diện tích nước biển rộng lớn; nguồn cá tốm dồi dào: ngọt, mặn, lợ; các bãi tôm cá rộng lớn Về nguồn lao động: có kinh nghiệm nuôi và đánh bắt thuỷ sản; thích ứng với nền Kinh tế thị trường, năng đông. Cơ sở chế biến: nhiều cơ sở chế biến xuất khẩu Thị trường rộng lớn: Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) - Thế mạnh trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Diện tích nước rộng lớn (Cà Mau); người lao động năng động; nhiều cở sở chế biến; thị trường rộng lớn) - Khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long? (đầu tư cho đánh bắt xa bờ còn hạn chế; hệ thống chế biến chất lượng cao chưa được đầu tư; thị trường thiếu ổn định) Ngày 27 tháng 02 năm 2009 Tiết 42: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Củng cố hệ thống kiến thức 2 vùng kinh tế: vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng xử lí bảng số liệu, kĩ năng vẽ biểu đồ II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Hệ thồng kiến thức 2 vùng kinh tế dưới dạng sơ đồ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới : Tên vùng Vị trí địa lí Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Dân cư, xã hội Công nghiệp, nông nghiệp ,dịch vụ Đông Nam Bộ - Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông - Có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, xã hội với cả nước và quốc tế - Địa hình thoải - Đất: đất đỏ badan và đất xám rấy thuận lợi cho trồng cây công nghiệp - Khí hậu: cận xích đạo - Vùng biển giàu tiềm năng (dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch biển) Dân cư đông , nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. 1. Công nghiệp: - Cơ cấu công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ - Gồm các ngành: khai thác dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, hang tiêu dung - Chiếm tỉ trọng: 59,3% cả nước 2. Nông nghiệp - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước - Gồm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm: cao su, hồ tiêu, điều, mía, đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp 3. Dịch vụ - Hoạt động dịch vụ rất đa dạng - Đông Nam Bộ là nơi có sức thu hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài (50,1%) - Du lich rất phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long - Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - Vùng biển đảo giàu tài nguyên bậc nhất nước ta - Mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam á - Địa hình: thấp và bằng phẳng - Đất: phù sa ngọt (1,2 triệu tấn), đất phèn, mặn (2,5 triệu tấn) - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phông phú - Sinh vật trên cạn, dưới nước đa dạng - Sông Cửu Long có vai trò to lớn - Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn. - Vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa - Người dân cần cù, thích ứng với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm - Mặt bằng dân trí chưa cao 1. nông nghiệp - Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước ( đặc biệt là trồng lúa: 51,5% sản lượng cả nước) - Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước - Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản (50%) - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh - Nghề trồng rừng có vị trí rất quan trọng, nhất là rừng ngập mặn 2. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20%) - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao 3. Dịch vụ - Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu gạo, thủy sản đông lạnh - Giao Thông đường thủy có vai trò quan trọng Tiết 43: LÀM BÀI KIỂM TRA 45’ TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II HẢI DƯƠNG Môn : Địa lí 9. Thời gian làm bài 45 phút Phần I: (4điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn chữ cái đứng trước câu cần chọn. Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ giáp với nước nào? a. Lào b. Campuchia c. Campuchia và lào d. Thái lan Câu 2: Loại đất nào có diện tích ít nhất ở vùng Đông Nam Bộ? a. Đất xám b. Đất feralít c. Đất badan d. Đất phù sa Câu 3: Vùng Đông Nam Bộ có những mỏ dầu nào? a. Hồng Ngọc, Rạng Đông b. Rồng, Bạch Hổ c. Đại Hùng d. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 4: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ là ngành: a. Nông, lâm, ngư nghiệp b. Công nghiệp- xây dựng c. Dịch vụ Câu 5: Các loại đất chính ở vùng Đồng bằng Sông Cửa Long là: a. Đất xám trên phù sa cổ, đất phèn, đất mặn c. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất badan b. Đất phù sa ngọt, đất feralít, đất mặn d. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn Câu 6: So với cả nước, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2002 chiếm tỉ trọng là: a. 34,6% b. 51,5% c. 67% d. 64,1% Câu 7: Diện tích đât phù sa ngọt ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: a. 2,5 triệu ha b. 1,2 triệu ha c. 4 triệu ha d. 3 triệu ha Câu 8: Vùng lãnh thổ nào có diện tích lớn nhất việt nam? a. Vùng Đông Nam Bộ b. Vùng Bắc Trung Bộ c. Vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc d. Vùng Tây Nguyên Phần II. (6 điểm) Câu 1: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của nước ta? (1,5 điểm) Câu 2: Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp? (1,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng Sông Cửu Long Đồng bằng Sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%). b, Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II. MÔN ĐỊA LÍ 9 PHẦN I. (4điểm). Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 B D D B D B A C PHẦN II (6 Điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Về đất đai, khí hâu Về tập quán và kinh nghiệm sản xuất Các cơ sở công nghiệp chế biến Thị trường tiêu thụ (xuất khẩu) Câu 2: (1,5 điểm) Các phương hướng chính: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng sâu xa bờ. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các trương trình trồng rừng ngập mặn Bảo vệ rạn sang hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Câu 3: (3 điểm) Vẽ đúng, rõ, đẹp, có xử lí số liệu (2 điểm) Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long:(1điểm) Về điều kiện tự nhiện Về nguồn lao động Các cơ sở chế biến Thị trường tiêu thụ Ngày 9 tháng 03 năm 2009 Tiết 44, bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN- ĐẢO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Nước ta có vùng biển rộng lớn, trong iển có nhiều đảo và quần đảo Đặc điểm phát triển của các ngành kinh tế biển: đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thuỷ sản 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, tranh ản địa lí, mối lien hệ giữa tiềm năng và sự phát triển các ngành kinh tế biển II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ, lược đồ vùng biển Việt Nam Sơ đồ lát cắt ngang của vùng biển nước ta một số tranh ảnh về đánh bắt, khai thác và du lịch biển III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Sửa bài kiểm tra giữa học kì II 3. Bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 10’ 8’ 11’ 9’ Hoạt động 1 - Quan sát lược đồ Việt Nam, em có nhận xét gì về chiều dài bờ biển nước ta? - Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển nào? Diện tích? - Dựa vào hình 38.1 cho biết giới hạn của vùng biển nước ta? Hoạt động 2 - Quan sát lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam, em có nhận xét gì về số lượng đảo và quần đảo nước ta? - Ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta? Hoạt động 3 GV mở rộng hai khái niệm: phát triển tổng hợp và phát triển bền vững - Cho biết kinh tế biển gồm những ngành nào? GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nội dung sau: Nhóm 1: Cho biết tiềm năng để phát triển kinh tế biển của nước ta. Nhóm 2: Tình hình phát triển như thế nào? Nhóm 3: Kinh tế biển nước ta còn những hạn chế nào? Nhóm 4: Giải pháp khắc phục? Hoạt động 4: - Cho biết tiềm năng và tình hình phát triển ngành du lịch biển- đảo? - Du lịch biển - đảo nước ta còn những hạn chế nào? giải pháp khắc phục? I. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM 1. Vùng

File đính kèm:

  • docGAN DL 9 HK 2.doc